Rabbit Care Logo
COMPLETE CARE

So sánh thẻ tín dụng dễ dàng trong vòng 30 giây với

Rabbit Care

Phân biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng
user profile image
Người viếtJane StellaĐã đăng: Nov 26, 2024

Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng khác như thế nào? Nên mở thẻ nào?

Theo thống kê, ngày càng nhiều người Việt Nam lựa chọn sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán. Tuy nhiên, giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, đâu mới là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa mua sắm tiện lợi nhưng vẫn tối ưu tài chính cá nhân?

Không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Vậy đâu là loại thẻ phù hợp với nhu cầu của bạn? Hãy cùng Rabbit Care tìm câu trả lời qua bài viết này nhé!

1. Định nghĩa chính xác về thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng

1.1. Thẻ ghi nợ là gì?

Thẻ ghi nợ (Debit Card) hay thẻ thanh toán là một loại thẻ thanh toán mà bạn chỉ có thể sử dụng số tiền đã có sẵn trong tài khoản ngân hàng của mình. Nghĩa là, bạn "nạp bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu". Khi bạn sử dụng thẻ ghi nợ, số tiền sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản ngân hàng ngay tại thời điểm giao dịch.

Thẻ ghi nợ được chia thành hai loại chính:

  • Thẻ ghi nợ nội địa: Chỉ sử dụng trong nước, thường đi kèm phí thấp.
  • Thẻ ghi nợ quốc tế (ví dụ: Visa Debit): Sử dụng cả trong nước và nước ngoài, thường đi kèm phí cao hơn nhưng tiện lợi hơn trong các giao dịch xuyên biên giới.

1.2. Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng (Credit Card) là một loại thẻ thanh toán cho phép bạn "chi tiêu trước, trả tiền sau." Ngân hàng sẽ cấp cho bạn một hạn mức (số tiền tối đa có thể sử dụng) dựa trên khả năng tài chính của bạn. Bạn có thể dùng thẻ để thanh toán, mua sắm, hoặc rút tiền mặt, và sau đó hoàn trả số tiền đã sử dụng trong khoảng thời gian miễn lãi (thường từ 30–45 ngày).

Tuy nhiên, nếu không quản lý chi tiêu tốt, bạn có thể phải chịu lãi suất thẻ tín dụng cao và phí phạt khi thanh toán chậm hoặc vượt hạn mức.

phân biệt thẻ tín dụng và ghi nợ

1.2 Ưu và nhược điểm của thẻ Visa Debit là gì?

Ưu điểm của thẻ Visa Debit:



  • Chỉ tiêu số tiền có trong tài khoản, tránh được nguy cơ mắc nợ như khi dùng thẻ tín dụng.
  • Dễ sử dụng, không yêu cầu kiểm tra tín dụng phức tạp.
  • Tiện lợi trong thanh toán rộng rãi ở các cửa hàng, ATM và trực tuyến trên toàn cầu.
  • Quản lý chi tiêu dễ dàng tốt hơn.

Nhược điểm của thẻ Visa Debit:



  • Hạn chế số dư tài khoản
  • Không có khả năng “vay” như với thẻ tín dụng, nên khi cần một khoản tiền lớn ngay lập tức, thẻ Visa Debit sẽ không hữu dụng.
  • Thiếu các ưu đãi như hoàn tiền, tích điểm hay ưu đãi trả góp.
  • Ít bảo vệ hơn trong giao dịch trực tuyến.

Trả góp bằng thẻ tín dụng như thế nào? Lãi suất có cao không?

Thẻ visa debit là gì

2. Phân biệt thẻ tín dụng khác thẻ ghi nợ như thế nào?

 

Tính năng

Debit Card (Thẻ ghi nợ)

Credit Card (Thẻ tín dụng)

Đặc điểm nổi bật

Chi tiêu trong giới hạn số dư tài khoản ngân hàng

Chi tiêu trước, thanh toán sau theo hạn mức thẻ tín dụng được ngân hàng cấp

Cấu tạo thẻ mặt trước

- Ghi chữ “DEBIT”
- Logo ngân hàng và tổ chức thẻ (Visa/Mastercard)
- Số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hết hạn

- Ghi chữ “CREDIT”
- Logo ngân hàng và tổ chức thẻ (Visa/Mastercard)
- Số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hết hạn

Cấu tạo thẻ mặt sau

- Bao gồm dãy số bảo mật CVV/CVC
- Ô chữ ký

- Dãy số bảo mật CVV/CVC
- Dải băng từ chứ thông tin mã hoá
- Thông tin ngân hàng phát hành

Chức năng

- Thanh toán hàng hóa, dịch vụ
- Rút tiền, chuyển khoản
- Gửi tiết kiệm qua ngân hàng

- Thanh toán hàng hóa, dịch vụ
- Trả góp lãi suất 0% (tùy ngân hàng)
- Hỗ trợ chi tiêu linh hoạt

Phạm vị sử dụng

Trong nước và quốc tế (với thẻ ghi nợ quốc tế)

Trong nước và quốc tế, linh hoạt hơn trong các giao dịch lớn và quốc tế

Biểu phí

Phí thấp (thường miễn phí mở thẻ hoặc giao động từ 100.000 -  150.000 VNĐ, phí rút tiền từ 1.000-3.000 VNĐ/giao dịch)

Phí cao hơn. Phí rút tiền 2-4%. Phí thường niên giao động từ 200.00 - 1.000.000 VNĐ hoặc hơn. Lãi suất (nếu thanh toán chậm)

Lãi suất

Không áp dụng lãi suất vì chi tiêu trực tiếp từ số dư tài khoản

Thời gian miễn lãi trong vòng 30–45 ngày, sau đó áp dụng lãi suất cao nếu thanh toán chậm. Nếu trả chậm, lãi suất khoảng 20-40%/năm

Hạn mức thẻ

Dựa trên số tiền có trong tài khoản ngân hàng

Hạn mức thẻ tín dụng do ngân hàng cấp, tùy thuộc vào khả năng tài chính và lịch sử tín dụng của chủ thẻ

Điều kiện đăng ký

- Có tài khoản ngân hàng
- Chỉ cần CCCD/Hộ Chiếu

- Cần chứng minh thu nhập
- Có lịch sử tín dụng tốt
- Người Việt Nam trên 18 tuổi

Lịch sử tín dụng

Không ảnh hưởng

Ảnh hưởng đến điểm tín dụng, hỗ trợ vay vốn hoặc nâng hạn mức thẻ

Chương trình khuyến mãi

Ít ưu đãi, thường không có

Nhiều ưu đãi hấp dẫn: hoàn tiền, tích điểm, giảm giá, quà tặng, trả góp không lãi suất

 

Thẻ tín dụng chính là "cứu tinh" cho những tình huống như vậy. Với thẻ tín dụng, bạn có thể thoải mái mua sắm mà không cần lo lắng về số tiền trong ví. Còn thẻ ghi nợ, giống như một chiếc ví điện tử tiện lợi, giúp bạn quản lý chi tiêu một cách hiệu quả hơn.

3. So sánh ưu nhược điểm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Tính năng

Debit Card (Thẻ ghi nợ)

Credit Card (Thẻ tín dụng)

Ưu điểm

Kiểm soát tài chính: Chỉ chi tiêu trong số tiền có sẵn, giúp dễ dàng kiểm soát chi tiêu

Linh hoạt tài chính: Cho phép chi tiêu trước, thanh toán sau với hạn mức tín dụng được cấp

Chi phí thấp: Phí thường niên và phí giao dịch thấp hơn nhiều so với thẻ tín dụng

Khuyến mãi hấp dẫn: Hoàn tiền, tích điểm, giảm giá, trả góp lãi suất 0%, nhận quà tặng từ ngân hàng

Dễ mở thẻ: Chỉ cần giấy tờ cơ bản như CCCD/CMND, không cần chứng minh thu nhập

Miễn lãi suất: Không bị tính lãi trong 30–45 ngày đầu nếu thanh toán dư nợ đúng hạn

An toàn hơn: Không ảnh hưởng đến điểm tín dụng nếu xảy ra vấn đề tài chính cá nhân

Xây dựng tín dụng: Giúp cải thiện điểm tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho vay vốn hoặc nâng hạn mức thẻ

Thanh toán linh hoạt: Có thể rút tiền, chuyển khoản, và thanh toán trong nước hoặc quốc tế (với thẻ quốc tế)

Dự phòng tài chính: Hữu ích trong trường hợp cần chi tiêu gấp hoặc chưa có tiền mặt ngay

Nhược điểm

Giới hạn chi tiêu: Phụ thuộc vào số dư tài khoản, không hỗ trợ chi tiêu vượt mức

Lãi suất thẻ tín dụng cao: Nếu không thanh toán dư nợ đúng hạn, sẽ phải chịu lãi suất cao (từ 15–35% mỗi năm)

Ít khuyến mãi: Thường không có hoặc rất ít chương trình ưu đãi hấp dẫn từ ngân hàng

Phí sử dụng cao: Bao gồm phí thường niên, phí phạt thanh toán chậm, và phí rút tiền mặt từ thẻ

Không hỗ trợ linh hoạt tài chính: Phải nạp tiền trước mới sử dụng được

Khả năng nợ nần: Dễ dẫn đến tình trạng chi tiêu quá đà nếu không kiểm soát tốt

Phạm vi sử dụng hạn chế hơn: Một số thẻ chỉ hỗ trợ giao dịch nội địa

Yêu cầu phức tạp: Cần chứng minh thu nhập và lịch sử tín dụng để mở thẻ, đặc biệt với hạn mức cao

4. Nên mở thẻ Credit và Debit Card

4.1 Khi nào nên dùng thẻ tín dụng?

Khác biệt thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng là thẻ tín dụng phù hợp khi bạn cần:

  • Linh hoạt tài chính: Nếu bạn cần chi tiêu trước nhưng chưa có đủ tiền mặt ngay, thẻ tín dụng cho phép bạn thanh toán và trả sau trong khoảng thời gian miễn lãi (45–55 ngày).
  • Tận dụng ưu đãi: Các chương trình hoàn tiền, tích điểm, hoặc trả góp qua thẻ tín dụng 0% rất phù hợp khi mua sắm, du lịch, hoặc thanh toán hóa đơn lớn.
  • Xây dựng lịch sử tín dụng: Việc sử dụng và thanh toán đúng hạn giúp cải thiện điểm tín dụng, hỗ trợ khi vay vốn hoặc nâng hạn mức thẻ trong tương lai.
  • Mua sắm trực tuyến và quốc tế: Thẻ tín dụng thường được chấp nhận rộng rãi hơn trong các giao dịch online và ở nước ngoài, đặc biệt với các nền tảng lớn như Amazon, Airbnb.

Lưu ý: Giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, bạn nên sử dụng thẻ tín dụng nếu bạn có khả năng quản lý tài chính tốt, thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn để tránh lãi suất cao và phí phạt.

4.2 Khi nào nên dùng thẻ ghi nợ

Giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ là lựa chọn lý tưởng khi:

  • Bạn muốn kiểm soát chi tiêu: Chi tiêu trong phạm vi số dư tài khoản giúp hạn chế tình trạng chi tiêu vượt mức hoặc nợ nần.
  • Giao dịch nhỏ và hàng ngày: Thẻ ghi nợ thích hợp để mua sắm tại siêu thị, thanh toán hóa đơn nhỏ hoặc rút tiền tại ATM.
  • Không cần chứng minh tài chính: Thẻ ghi nợ dễ dàng mở với thủ tục đơn giản, không yêu cầu hồ sơ chứng minh thu nhập.
  • Chi phí sử dụng thấp: Thẻ ghi nợ thường có phí thường niên, phí rút tiền thấp hơn so với thẻ tín dụng.

Lưu ý: Giữa thẻ Credit và Debit, bạn nên hạn chế sử dụng thẻ ghi nợ cho giao dịch quốc tế lớn hoặc các giao dịch cần độ linh hoạt cao vì thẻ không cho phép chi tiêu vượt số dư hiện có.

4.3 Có nên sử dụng cả hai thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng?

Câu trả lời là Có nên sử dụng cả hai thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Việc sử dụng cả hai loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa các ưu điểm của mỗi loại. Bạn có thể sử dụng thẻ ghi nợ cho các giao dịch hàng ngày để kiểm soát chi tiêu, và sử dụng thẻ tín dụng cho các khoản chi tiêu lớn hoặc để hưởng các ưu đãi.

Ưu điểm của việc kết hợp dùng 2 thẻ Debit và thẻ Credit:

  • Quản lý chi tiêu hiệu quả hơn khi phân chia rõ ràng mục đích sử dụng của từng loại thẻ Credit và Debit.
  • Tận dụng tối đa ưu đãi và khuyến mãi từ cả hai loại thẻ Credit Card và Debit Card.
  • Xây dựng lịch sử tín dụng tốt thông qua việc sử dụng và thanh toán đúng hạn thẻ tín dụng.

Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả cả hai loại thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, bạn cần lưu ý:

  • Quản lý chi tiêu hợp lý: Theo dõi các giao dịch của cả hai loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ để tránh vượt quá khả năng chi trả.
  • Trả nợ đúng hạn: Nếu sử dụng thẻ tín dụng, hãy đảm bảo trả nợ đúng hạn để tránh phải trả lãi suất cao.
  • Chọn thẻ Credit và Debit phù hợp với nhu cầu: Mỗi ngân hàng cung cấp nhiều loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ khác nhau với các ưu đãi và phí dịch vụ khác nhau.

Phân biệt thẻ tín dụng khác thẻ ghi nợ

5. Lưu ý khi sử dụng Credit Card và Debit Card

5.1 Đối với thẻ tín dụng (Credit Card)

  • Thanh toán đúng hạn và đầy đủ sẽ giúp bạn tránh phải trả lãi suất cao và phí phạt.
  • Theo dõi hạn mức tín dụng để tránh chi tiêu quá mức.
  • Bảo mật thông tin thẻ, không chia sẻ với bất kỳ ai để không bị hack thẻ tín dụng.
  • Kiểm tra sao kê thường xuyên để phát hiện các giao dịch bất thường.
  • Tận dụng các ưu đãi để tiết kiệm chi phí.
  • Cân nhắc hoặc không nên quẹt thẻ tín dụng rút tiền mặt. Rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng thường đi kèm với phí khá cao và lãi suất tính ngay lập tức.

5.2 Đối với thẻ ghi nợ (Debit Card)

  • Kiểm tra số dư thường xuyên để có đủ tiền để thanh toán.
  • Bảo mật thông tin thẻ: Giống như thẻ tín dụng, bạn cần giữ kín thông tin thẻ của mình.
  • Thông báo mất thẻ ngay lập tức: Nếu làm mất thẻ, hãy thông báo ngay cho ngân hàng để khóa thẻ và tránh bị mất tiền.
  • Cẩn thận với các máy ATM: Chỉ rút tiền tại các máy ATM của ngân hàng hoặc các địa điểm uy tín.

Bị khoá thẻ ATM thì phải làm sao? Tìm hiểu các mở khóa thẻ ATM để không gián đoạn giao dịch!

5.3 Lưu ý chung cho cả hai loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

  • Giữ gìn thẻ cẩn thận, tránh để thẻ bị cong, gãy hoặc hư hỏng.
  • Cập nhật thông tin liên lạc để nhận được các thông báo quan trọng.
  • Không chia sẻ mã PIN, mã CVV/CVC và mã OTP với bất kỳ ai.
  • Cẩn thận với các cuộc gọi, tin nhắn lạ: Ngân hàng sẽ không bao giờ yêu cầu bạn cung cấp đầy đủ thông tin thẻ qua điện thoại hoặc email.

6. Các câu hỏi thường gặp về thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng

6.1 Mở cả 2 loại thẻ ghi nợ và tín dụng được không?

Hoàn toàn được! Việc sở hữu cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng là điều hoàn toàn bình thường và có nhiều lợi ích. Mỗi loại thẻ Credit và Debit có những ưu điểm riêng, việc sử dụng cả hai thẻ Debit và thẻ Credit sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong việc quản lý tài chính.

6.2 Thẻ tín dụng có an toàn hơn thẻ ghi nợ không?

Thẻ tín dụng thường được xem là an toàn hơn thẻ ghi nợ trong một số trường hợp, đặc biệt là giao dịch trực tuyến.

Thẻ tín dụng:

  • Bảo vệ khỏi gian lận: Nếu có giao dịch trái phép, bạn có thể khiếu nại và ngân hàng thường sẽ không yêu cầu bạn trả khoản tiền đó ngay lập tức.
  • Không liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng: Vì vậy, tài khoản tiết kiệm không bị ảnh hưởng ngay cả khi thông tin thẻ bị đánh cắp.

Thẻ ghi nợ:

  • Rủi ro cao hơn: Giao dịch trái phép thường trừ tiền trực tiếp vào tài khoản ngân hàng. Việc khôi phục tiền trong tài khoản mất thời gian hơn.
  • Thẻ tín dụng an toàn hơn trong các giao dịch online hoặc mua sắm trên các trang web không đáng tin cậy.

6.3 Thẻ nào an toàn hơn trong giao dịch quốc tế?

Thẻ tín dụng thường là lựa chọn an toàn hơn trong các giao dịch quốc tế, vì:

  • Bảo vệ giao dịch tốt hơn: Hầu hết các ngân hàng cung cấp chính sách bảo vệ giao dịch quốc tế, đảm bảo khách hàng không bị mất tiền nếu phát sinh gian lận.
  • Không ảnh hưởng tài khoản chính: Số tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn không bị trừ trực tiếp như thẻ ghi nợ.
  • Ưu đãi và dịch vụ hỗ trợ quốc tế: Các thẻ tín dụng quốc tế như Visa hoặc Mastercard thường đi kèm với các tiện ích như hỗ trợ du lịch, bảo hiểm, và dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp ở nước ngoài.

Thẻ ghi nợ:

  • Vẫn có thể sử dụng quốc tế nhưng dễ bị giới hạn trong giao dịch lớn hoặc không an toàn nếu thông tin bị đánh cắp.

Lời khuyên: Hãy sử dụng thẻ tín dụng thanh toán online cho các giao dịch quốc tế quan trọng và chỉ dùng thẻ ghi nợ khi thực sự cần thiết, đặc biệt ở các điểm POS tin cậy

Lời kết

Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về sự khác biệt giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Mỗi loại thẻ đều có những ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn loại thẻ nào phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng tài chính và thói quen tiêu dùng của mỗi người.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo mở thẻ tín dụng tại Rabbit Care với các đối tác uy tín nhất. Bạn sẽ có cơ hội nhận thêm các ưu đãi và phần quà hấp dẫn chỉ khi đăng ký tại Rabbit Care. Khám phá ngay!

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện hiệu suất và thu thập phân tích. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập chính sách cookie của chúng tôi