Cách tính lãi thẻ tín dụng và ví dụ minh hoạ chi tiết
Hàng tháng nhận được hóa đơn thẻ tín dụng và liệu bạn có bao giờ tự hỏi tại sao số tiền lãi phải trả cao hơn nhiều so với dự kiến. Và từ đó bạn bắt đầu tìm hiểu về cách tính lãi thẻ tín dụng và nhận ra rằng mình đã mắc một số sai lầm cơ bản.
Vậy làm thế nào để tính toán số tiền lãi thẻ tín dụng phải trả khi sử dụng chưa? Trong bài viết này, Rabbit Care sẽ hướng dẫn chi tiết cách tính lãi suất thẻ tín dụng một cách dễ hiểu. Đồng thời, đưa ra những mẹo hữu ích để tránh lãi suất phát sinh và quản lý chi tiêu hiệu quả hơn.
1. Lãi thẻ tín dụng là gì?
Lãi suất thẻ tín dụng là khoản phí mà ngân hàng tính cho bạn khi bạn không thanh toán đầy đủ số tiền đã chi tiêu bằng thẻ tín dụng trong kỳ sao kê. Nói cách khác, đây là "tiền thuê" mà bạn phải trả cho ngân hàng vì đã được phép sử dụng tiền của họ trước.
Khi bạn sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu, nếu không trả toàn bộ số dư, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất tính trên số dư nợ thẻ tín dụng còn lại. Khoản lãi này có thể tăng lên nếu bạn không quản lý chi tiêu hiệu quả. Lãi tín dụng thường cao hơn các khoản vay tiêu dùng thông thường nên hiểu rõ về lãi suất giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn và tránh những khoản phí không cần thiết.
1.1 Thời điểm phát sinh lãi suất thẻ tín dụng là gì?
Thời điểm phát sinh lãi suất tín dụng thường bắt đầu ngay sau khi kết thúc thời gian miễn lãi và bạn không thanh toán đủ số dư nợ theo yêu cầu của ngân hàng. Cụ thể:
- Không thanh toán đầy đủ số tiền cần thanh toán tối thiểu: Mỗi tháng, ngân hàng sẽ gửi cho bạn một hóa đơn, trong đó có ghi rõ số tiền cần thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng. Nếu bạn chỉ thanh toán số tiền này, phần còn lại sẽ bị tính lãi.
- Không thanh toán toàn bộ số dư nợ: Nếu bạn không thanh toán hết số tiền đã chi tiêu trong kỳ, toàn bộ số dư nợ còn lại sẽ bị tính lãi.
- Rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng: Lãi suất rút tiền mặt thẻ tín dụng thường cao hơn so với lãi suất trên các giao dịch mua sắm.
1.2 Thời gian miễn lãi suất thẻ tín dụng là gì?
Thời gian miễn lãi là khoảng thời gian mà bạn được phép sử dụng tiền của ngân hàng mà không phải trả lãi. Thông thường, các ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn một khoảng thời gian miễn lãi nhất định (ví dụ: 45 -55 ngày) kể từ ngày thực hiện giao dịch.
Nếu bạn thanh toán toàn bộ số dư nợ trong thời gian này, bạn sẽ không phải trả lãi. Tuy nhiên, nếu hết thời gian miễn lãi mà bạn chưa trả hết nợ, lãi suất sẽ được tính ngay từ ngày giao dịch.
1.3 Tại sao cần hiểu cách tính lãi thẻ tín dụng?
Việc hiểu rõ cách tính lãi suất thẻ tín dụng rất quan trọng vì:
- Tránh phát sinh chi phí không cần thiết: Nếu bạn không hiểu rõ cách tính lãi, bạn có thể phải trả nhiều tiền lãi hơn so với dự kiến.
- Quản lý tài chính hiệu quả: Hiểu cách tính lãi sẽ giúp bạn lên kế hoạch chi tiêu hợp lý, tránh rơi vào tình trạng nợ nần.
- Tận dụng tối đa ưu đãi của thẻ: Nhiều ngân hàng cung cấp các chương trình ưu đãi như miễn lãi, giảm lãi suất cho những khách hàng thanh toán đúng hạn.
Tiếp tục các loại lãi suất thẻ tín dụng, công thức tính lãi hoặc các mẹo để giảm thiểu lãi suất ở phần sau nhé!
2. Lãi tín dụng khi rút tiền mặt trực tiếp từ thẻ tín dụng tại cây ATM
Bạn có biết rằng việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng sẽ khiến bạn phải trả thêm một khoản phí gọi là lãi suất? Mức lãi suất này thường khá cao, dao động từ 20% đến 40%/năm và có thể thay đổi tùy theo từng ngân hàng.
Rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng giống như bạn đang đi vay tiền của ngân hàng. Vì vậy, bạn sẽ phải trả lãi cho số tiền đã rút. Ngoài ra, bạn còn phải trả thêm một khoản phí rút tiền mặt, thường khoảng 4% trên tổng số tiền rút.
Có nên cà thẻ tín dụng rút tiền mặt hay không? Lúc nào nên và không nên rút tiền mặt thẻ tín dụng?
2.1 Thời điểm phát sinh lãi suất
Khi rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tại ATM, khách hàng có thể rút tối đa khoảng 50% hạn mức thẻ, có thể rút hết một lần hoặc chia thành nhiều lần trong tháng. Tuy nhiên, mỗi lần rút sẽ phải chịu các hạn mức rút tối đa theo ngày và theo lần do ngân hàng quy định.
Lãi suất sẽ bắt đầu được tính ngay từ ngày thực hiện giao dịch rút.
2.2 Cách tính lãi thẻ tín dụng khi rút tiền mặt
Tiền lãi = Số tiền rút x (Lãi suất/365) x Số ngày tính lãi
Nếu trong kỳ sao kê có nhiều giao dịch rút tiền, khách hàng cần tính tiền lãi cho từng giao dịch và cộng lại để có tổng số tiền lãi cần thanh toán vào cuối kỳ.
Ví dụ minh hoạ:
Giả sử bạn có một thẻ tín dụng với chu kỳ thanh toán từ ngày 1/7 đến 31/7, ngày đến hạn thanh toán là 15/8, lãi suất rút tiền mặt là 28%/năm và phí rút tiền mặt là 4% trên mỗi giao dịch (tối thiểu 100,000 VND). Trong tháng 7, bạn thực hiện các giao dịch rút tiền như sau:
- Ngày 5/7, bạn rút 6,000,000 VND.
- Ngày 25/7, bạn rút tiếp 3,000,000 VND.
- Tổng số tiền nợ là 9,000,000 VND.
Cách tính lãi thẻ tín dụng:
Giao dịch ngày 5/7 (rút 6,000,000 VND):
- Số tiền tính lãi: 6,000,000 VND (không có thời gian miễn lãi)
- Số ngày tính lãi: từ ngày 5/7 đến 15/8 là 41 ngày
- Tiền lãi: ((6,000,000×41×28%)/365) = 188,767VND
Giao dịch ngày 25/7 (rút 3,000,000 VND):
- Số tiền tính lãi: 3,000,000 VND
- Số ngày tính lãi: từ ngày 25/7 đến 15/8 là 21 ngày
- Tiền lãi: ((3,000,000×21×28%)/365) = 48,329VND
Tổng tiền lãi đến ngày 15/8: 188,767 VND + 48,329 VND = 237,096 VND.
Tính phí rút tiền mặt:
Phí rút tiền là 4% của 9,000,000 VND = 360,000 VND.
Tổng số tiền cần thanh toán vào 15/8:
6,000,000 VND + 3,000,000 VND + 237,096 VND + 360,000 VND = 9,597,096 VND.
3. Lãi suất tín dụng khi mua trả góp bằng thẻ tín dụng
Muốn mua một chiếc điện thoại mới, một chiếc laptop hiện đại nhưng lại chưa đủ tiền ngay lập tức? Trả góp bằng thẻ tín dụng chính là giải pháp bạn nên xem xét.
Khi bạn chọn hình thức trả góp bằng thẻ tín dụng, bạn sẽ phải trả thêm một khoản phí gọi là lãi suất. Lãi suất này thường được tính trên tổng số tiền bạn vay và có thể thay đổi tùy thuộc vào từng ngân hàng và loại sản phẩm. Thông thường, lãi suất trả góp dao động từ 12% - 20%/ năm.
3.1 Thời điểm phát sinh lãi suất tín dụng
Nếu ngân hàng không có chương trình trả góp lãi suất 0%, lãi thẻ tín dụng trả góp sẽ bắt đầu ngay khi khách hàng đăng ký trả góp qua thẻ tín dụng.
Lãi tín dụng hàng tháng sẽ dao động từ 1% đến 1.5% trên tổng giá trị sản phẩm và khách hàng sẽ thanh toán số tiền này mỗi tháng. Ngoài ra, có thể phát sinh thêm các khoản phí khác, chẳng hạn như phí quản lý trả góp hoặc phí tất toán trả góp trước hạn, theo quy định của ngân hàng.
3.2 Cách tính lãi thẻ tín dụng khoản trả góp hàng tháng
Số tiền trả góp mỗi tháng = ( Tổng số tiền góp/Kỳ hạn trả góp) + (Tổng số tiền góp x Lãi suất hàng tháng)
Ví dụ:
Khách hàng mua một chiếc laptop trị giá 15,000,000 VND với kỳ hạn trả góp 12 tháng, lãi suất 1%/tháng. Ngoài ra, nếu khách hàng chọn trả phí chuyển đổi trả góp, phí này sẽ là 7% của tổng giá trị sản phẩm. Vậy cách tính lãi thẻ tín dụng và số tiền khách hàng cần trả mỗi tháng và trả trong tháng đầu tiên (bao gồm phí chuyển đổi trả góp) là bao nhiêu?
Số tiền trả góp mỗi tháng = (15,000,000/12) + (15,000,000 ×1%) = 1,250,000 VND
Do đó, khách hàng sẽ phải trả 1,250,000 VND mỗi tháng trong suốt 12 tháng của kỳ trả góp. Nếu hủy trả góp trước hạn, có thể phát sinh phí tất toán trước hạn.
Số tiền trả trong tháng đầu tiên, bao gồm phí chuyển đổi trả góp = (15,000,000/12) + (15,000,000×7%) = 2,300,000 VND
Vậy cách tính lãi suất thẻ tín dụng và tổng số tiền khách hàng phải thanh toán cho ngân hàng trong tháng đầu tiên sẽ là 2,300,000 VND. Từ tháng thứ hai đến tháng 12, số tiền trả góp hàng tháng sẽ là 1,250,000 VND. Nếu khách hàng tất toán trước hạn thì cần kiểm tra với ngân hàng về phí tất toán, nếu có, trước khi quyết định.
Có nên vay tiền từ thẻ tín dụng không? Có giống với quẹt thẻ tín dụng lấy tiền mặt không?
4. Lãi thẻ tín dụng khi chỉ thanh toán dư nợ tối thiểu đúng hạn
Dư nợ tối thiểu là khoản tiền ít nhất mà khách hàng cần thanh toán khi đến hạn để tránh bị phạt trả chậm. Thông thường, dư nợ tối thiểu bằng khoảng 5% tổng số tiền mà khách hàng đã chi tiêu trong kỳ sao kê.
4.1. Thời điểm phát sinh lãi suất thẻ tín dụng là gì?
Trong thời gian miễn lãi (thường từ 45 đến 55 ngày tùy theo ngân hàng), nếu không đủ khả năng thanh toán toàn bộ số dư nợ, khách hàng có thể chọn thanh toán dư nợ tối thiểu. Việc này sẽ giúp tránh phí phạt trả chậm. Tuy nhiên, lãi suất vẫn sẽ được tính trên phần dư nợ chưa thanh toán, với mức lãi có thể lên tới 20% - 40%/năm và sẽ cộng dồn vào kỳ thanh toán kế tiếp.
Việc thanh toán dư nợ tối thiểu đúng hạn giúp khách hàng không bị phạt phí trả chậm khi không đủ khả năng thanh toán toàn bộ dư nợ.
4.2. Cách tính lãi thẻ tín dụng khi chỉ thanh toán dư nợ tối thiểu
Tiền lãi = Dư nợ còn lại x ( Lãi suất/365) x Số ngày nợ
Ví dụ minh họa:
Khách hàng có kỳ sao kê thẻ tín dụng từ ngày 1/3 đến 31/3, hạn thanh toán là 15/4, lãi suất 20%/năm, và mức thanh toán tối thiểu là 5%. Trong tháng 3, khách hàng thực hiện các giao dịch sau:
- Ngày 5/3, khách hàng chi tiêu 6,000,000 VND.
- Ngày 18/3, khách hàng mua sắm thêm 3,000,000 VND.
- Đến ngày 15/4, khách hàng thanh toán dư nợ tối thiểu là 450,000 VND, còn lại 8,550,000 VND chưa thanh toán.
Cách tính lãi thẻ tín dụng chi tiết:
- Dư nợ tính đến ngày 31/3: 6,000,000 + 3,000,000 = 9,000,000 VND.
- Khoản thanh toán tối thiểu vào ngày 15/4: 9,000,000×5%=450,000 VND
- Dư nợ còn lại sau thanh toán tối thiểu: 8,550,000 VND.
Nếu khách hàng thanh toán phần dư nợ còn lại (8,550,000 VND) vào ngày 15/5, tiền lãi sẽ được tính như sau:
- Lãi cho giao dịch 6,000,000 VND từ 5/3 đến 14/4 (40 ngày): Tiền lãi = (6,000,000×20%×40)/365=131,507 VND
- Lãi cho giao dịch 3,000,000 VND từ 18/3 đến 14/4 (27 ngày): Tiền lãi =(3,000,000×20%×27)/365=44,384 VND
- Lãi cho dư nợ 8,550,000 VND từ 15/4 đến 31/4 (16 ngày): Tiền lãi = (8,550,000×20%×16)/365=74,877 VND
Tổng số tiền khách hàng cần thanh toán vào kỳ hạn 15/5: 131,507 + 44,384 + 74,877 + 8,550,000 = 8,800,768 VND.
Nếu khách hàng thanh toán đầy đủ số dư nợ này trước ngày đến hạn, sẽ không phát sinh thêm lãi.
5. Lãi tín dụng khi không thanh toán giá trị tối thiểu
Khi không thanh toán khoản dư nợ tối thiểu đúng hạn, khách hàng sẽ chịu phí phạt trả chậm, khoảng 5% tổng dư nợ (tối thiểu là 100,000 VND, tùy quy định của ngân hàng), và cách tính lãi thẻ tín dụng quá hạn có thể lên đến 20-40% mỗi năm, tùy vào số ngày quá hạn.
5.1 Thời điểm phát lãi suất thẻ tín dụng là gì khi không thanh toán tối thiểu?
Lãi suất tín dụng quá hạn sẽ bắt đầu phát sinh khi chủ thẻ không thanh toán đủ khoản dư nợ tối thiểu. Để tránh lãi và phí phạt, khách hàng nên thanh toán ít nhất mức tối thiểu đúng hạn.
5.2 Cách tính lãi suất thẻ tín dụng khi không thanh toán đúng hạn
Tiền lãi = Dư nợ x (Lãi suất / 365) x Số ngày quá hạn
Ví dụ minh họa:
Khách hàng có kỳ sao kê từ ngày 1/5 đến 31/5, ngày đến hạn thanh toán là 15/6, lãi suất 30%/năm, khoản thanh toán tối thiểu 5%, và phí phạt chậm thanh toán là 5% (tối thiểu 100,000 VND). Trong tháng 5, khách hàng thực hiện các giao dịch như sau:
- Ngày 8/5: Chi tiêu 4,500,000 VND.
- Ngày 22/5: Chi tiêu thêm 3,500,000 VND.
- Tới ngày 31/5, tổng dư nợ là 8,000,000 VND, và khoản thanh toán tối thiểu là 400,000 VND. Khách hàng không thanh toán số tiền tối thiểu này.
Cách tính lãi thẻ tín dụng cụ thể:
- Ngày chốt sao kê 30/6: Số tiền khách hàng cần thanh toán là:
- Lãi tín dụng cho giao dịch 4,500,000 VND từ 8/5 đến 30/6 (53 ngày):(4,500,000×53×30%)/365=195,616 VND
- Lãi thẻ tín dụng cho giao dịch 3,500,000 VND từ 22/5 đến 30/6 (39 ngày):(3,500,000×39×30%)/365=112,123 VND
- Phí phạt trả chậm: 100,000 VND.
Vậy, vào ngày 30/6, ngân hàng sẽ thông báo tổng số tiền cần thanh toán là:
8,000,000+195,616+112,123+100,000=8,407,739 VND
Nếu khách hàng tiếp tục không thanh toán đủ trước ngày 15/7, ngân hàng sẽ tính thêm lãi trên các khoản chưa thanh toán:
- Lãi trên 4,500,000 VND từ 1/7 đến 31/7 (30 ngày): (4,500,000×30×30%)/365=110,959 VND
- Lãi trên 3,500,000 VND từ 1/7 đến 31/7 (30 ngày): (3,500,000×30×30%)/365=86,986 VND
- Lãi trên phí phạt trả chậm 100,000 VND từ 1/7 đến 31/7 (30 ngày):(100,000×30×30%)/365=822 VND
Tổng số tiền mới cần thanh toán vào ngày 31/7 sẽ là: 8,407,739+110,959+86,986+822=8,606,506 VND
Nếu khách hàng thanh toán toàn bộ số tiền này trước ngày đến hạn, sẽ không phát sinh thêm lãi suất tín dụng cho chu kỳ sau.
6. Các yếu tố quyết định cách tính lãi của thẻ tín dụng
Cách tính lãi thẻ tín dụng có thể phức tạp và thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến cách tính lãi:
6.1 Cách tính lãi thẻ tín dụng theo năm và lãi suất tháng
- Lãi suất năm: Đây là mức lãi suất được niêm yết công khai và thường được ngân hàng sử dụng để tính toán lãi suất hàng tháng.
- Lãi suất tháng: Lãi suất hàng tháng được tính dựa trên lãi suất năm và được chia đều cho 12 tháng. Tuy nhiên, một số ngân hàng có thể áp dụng cách tính lãi suất hàng tháng khác nhau.
Ví dụ: Nếu lãi suất năm của thẻ tín dụng là 18%, thì lãi suất hàng tháng sẽ là 18% / 12 tháng = 1,5%.
6.2 Thời hạn ân hạn và chu kỳ thanh toán
- Thời hạn ân hạn: Đây là khoảng thời gian mà bạn có thể sử dụng tiền từ thẻ tín dụng mà không phải trả lãi. Nếu bạn thanh toán toàn bộ số dư nợ trong thời hạn ân hạn, bạn sẽ không phải trả lãi.
- Chu kỳ thanh toán: Đây là khoảng thời gian từ ngày bắt đầu kỳ thanh toán đến ngày đến hạn thanh toán. Thông thường, cách tính lãi thẻ tín dụng với chu kỳ thanh toán là 1 tháng.
Ví dụ: Nếu chu kỳ thanh toán của bạn bắt đầu từ ngày 1 đến ngày 30 hàng tháng và thời hạn ân hạn là 45 ngày, nghĩa là bạn có đến ngày 15 tháng tiếp theo để thanh toán mà không bị tính lãi.
6.3 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cách tính lãi thẻ tín dụng
- Loại giao dịch: Lãi suất có thể khác nhau tùy thuộc vào loại giao dịch (ví dụ: mua sắm, rút tiền mặt).
- Số dư nợ: Số dư nợ càng cao, lãi suất phải trả càng lớn.
- Điều khoản và điều kiện của ngân hàng: Mỗi ngân hàng có những quy định riêng về cách tính lãi thẻ tín dụng, vì vậy bạn nên đọc kỹ hợp đồng trước khi sử dụng thẻ.
7. Bí quyết tránh phát sinh lãi suất tín dụng
7.1 Thanh toán đầy đủ trước ngày đáo hạn
Đây là cách hiệu quả nhất để tránh phải trả lãi tín dụng. Khi bạn thanh toán đầy đủ số tiền nợ trước ngày đáo hạn, toàn bộ số dư sẽ về 0 và bạn sẽ không phải chịu bất kỳ khoản lãi suất tín dụng nào cho kỳ thanh toán đó.
7.2 Tránh rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng
Lãi suất rút tiền mặt thường cao hơn nhiều so với lãi suất giao dịch mua sắm thông thường. Ngoài lãi suất, bạn còn phải trả thêm một khoản phí rút tiền. Nên nhớ rằng thẻ tín dụng được thiết kế chủ yếu cho các giao dịch mua sắm, không phải để rút tiền mặt.
7.3 Sử dụng thẻ tín dụng đúng mục đích
Trước khi sử dụng thẻ, hãy lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng để tránh vượt quá hạn mức. Nếu có nhu cầu mua sắm hàng hóa lớn, hãy tìm hiểu các chương trình trả góp 0% để tiết kiệm chi phí.
7.4 Theo dõi lịch thanh toán và hạn mức tín dụng
Luôn theo dõi thông tin về ngày đến hạn thanh toán, số dư nợ và hạn mức tín dụng. Đặt lịch nhắc nhở để không quên ngày đến hạn thanh toán cách tính lãi thẻ tín dụng.
Bằng cách áp dụng những bí quyết trên, bạn có thể kiểm soát tốt tài chính cá nhân và tận hưởng những lợi ích của thẻ tín dụng một cách hiệu quả.
Sang ngang thẻ tín dụng để bạn nâng thêm hạn mức tín dụng và hưởng thêm nhiều ưu đãi từ thẻ mà không cần phải mở thẻ mới và chứng minh thu nhập!
Lời kết
Bài viết đã giới thiệu về các loại và cách tính lãi thẻ tín dụng chi tiết kèm theo ví dụ minh hoạ. Những bí quyết để bạn có thể tránh các khoản lãi suất không mong muốn và sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả nhất.
Hãy luôn nhớ rằng, thẻ tín dụng là công cụ hỗ trợ bạn khi cần thiết chứ không phải là gánh nặng tài chính. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những sản phẩm thẻ tín dụng ưu đãi lãi suất từ Rabbit Care để thoải mái mua sắm chi tiêu. Đăng ký ngay để nhận thêm những phần quà giá trị khác nhé.