Công cụ tính lãi vay 5s - Bảng tính lãi suất vay ngân hàng
Tính lãi vay 5s - Bảng tính lãi suất vay ngân hàng theo dự nợ cố định và giảm dần
Muốn vay trả góp ngân hàng nhưng lại chưa biết cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng như thế nào? Cách tính tiền trả góp theo công thức như thế nào? Đừng lo lắng! Hiểu rõ cách tính lãi vay 5s với bảng tính lãi suất vay ngân hàng chính từ Rabbit Care. Đây là "chìa khóa vàng" giúp bạn tự tin chinh phục mọi mục tiêu. Hãy cùng khám phá bí quyết "bắt bài" lãi suất, để bạn luôn chủ động trong mọi khoản vay!
Dưới đây, Rabbit Care sẽ cung cấp cho bạn kiến thức đầy đủ về công thức tính lãi suất trả góp theo tháng, theo năm một cách cụ thể và dễ hiểu nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được trang bị các bí quyết để tối ưu hóa khoản vay và tránh những "bẫy" lãi suất tiềm ẩn.
Công thức và bảng tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ giảm dần
Bảng tính lãi suất dư nợ giảm dần là cách tính lãi suất vay phổ biến và được áp dụng khá phổ biến trong các hợp đồng vay tiêu dùng hiện nay. Tính trả góp lãi vay theo mỗi kỳ thanh toán tiếp theo thì lãi suất được tính trên số tiền thực tế bạn còn nợ sau khi đã trừ đi phần gốc đã trả trước đó. Số tiền lãi thanh toán giảm dần theo thời gian.
Bảng tính dư nợ giảm dần như sau:
- Tiền gốc mỗi kỳ thanh toán = Số tiền vay/Thời gian vay
- Tiền lãi kỳ đầu tiên = Số tiền vay x Lãi suất vay theo kỳ
- Tiền lãi các kỳ tiếp theo = Số tiền nợ gốc còn lại x Lãi suất vay
Ví dụ: Anh B vay 400 triệu đồng để mua xe, thời gian trả trong 12 tháng, lãi suất là 11% / năm. Tính lãi suất vay ngân hàng trả góp theo dư nợ giảm dần như sau:
Kỳ hạn | Lãi phải trả | Lãi phải trả | Số tiền phải trả | Số tiền còn lại |
---|---|---|---|---|
1 | 3,666,667 | 33.333.333 | 37.000.000 | 366.666.667 |
2 | 3,361,111 | 33.333.333 | 36.694.444 | 333.333.333 |
3 | 3,055,556 | 33.333.333 | 36.388.889 | 300.000.000 |
4 | 2,750,000 | 33.333.333 | 36.083.333 | 266.666.667 |
5 | 2,444,444 | 33.333.333 | 35.777.778 | 233.333.333 |
6 | 2,138,889 | 33.333.333 | 35.472.222 | 200.000.000 |
7 | 1,833,333 | 33.333.333 | 35.166.667 | 166.666.667 |
8 | 1.527.778 | 33.333.333 | 34.861.111 | 133.333.333 |
9 | 1,222,222 | 33.333.333 | 34.555.556 | 100.000.000 |
10 | 916,667 | 33.333.333 | 34.250.000 | 66.666.667 |
11 | 611,111 | 33.333.333 | 33.944.444 | 33.333.333 |
12 | 305.556 | 33.333.333 | 33.638.889 | 0 |
Lưu ý:
- Số tiền phải trả được tạm tính dựa trên lãi suất tại thời điểm tính. Lãi suất có thể thay đổi vào thời điểm nộp hồ sơ.
- Công cụ tính toán trên website chỉ mang tính chất tham khảo.
Cách tính lãi suất vay ngân hàng trả góp theo dư nợ gốc
Tính lãi suất vay trả góp hàng tháng theo dư nợ gốc là Mỗi tháng, bạn sẽ trả một khoản tiền cố định, giúp bạn dễ dàng quản lý tài chính và dự trù chi tiêu. Khoản tiền này đã bao gồm cả lãi và gốc, trong suốt thời hạn vay trên hợp đồng và số tiền lãi thanh toán không đổi trong suốt thời hạn vay.
Công thức tính lãi suất theo dư nợ gốc:
- Lãi suất tháng = Lãi suất năm / 12 tháng
- Tiền lãi trả hàng tháng = Số nợ gốc x Lãi suất tháng
- Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Tiền gốc / 12 tháng + Tiền lãi trả hàng tháng
Kỳ thanh toán có thể được tính theo tháng, hoặc theo năm tùy vào thỏa thuận quy định trên hợp đồng vay.
Ví dụ: Anh A vay 400 triệu đồng để mua xe, thời gian trả trong 12 tháng, lãi suất là 11% / năm. Anh A muốn trả lãi suất vay ngân hàng trả góp theo dư nợ gốc thì cách tính như sau:
- Số tiền vay: 400.000.000 VND
- Thời gian vay: 1 năm (12 tháng)
- Lãi suất hàng tháng: 11% / năm (tức là 0,92% / tháng)
- Tính lãi suất hàng tháng:
Lãi suất vay trả góp hàng tháng: 400.000.000 x 0,92% = 3.680.000 VND
Tổng số tiền phải trả hàng tháng: (400.000.000 / 12) + 3.680.000 = 36.680.000 VND - Kết quả sau 12 tháng:
Tổng số tiền lãi đã trả: 3.680.000 x 12 = 44.160.000 VND
Tổng số tiền gốc đã trả: 400.000.000 - 44.160.000 = 355.840.000 VND
So sánh lãi suất cố định với lãi suất thả nổi
Khi vay vốn hoặc gửi tiết kiệm, khách hàng thường gặp hai loại lãi suất chính là lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Mỗi loại đều có ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với từng loại nhu cầu, hoàn cảnh khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết về hai loại lãi suất này để bạn có thể dễ dàng chọn lựa.
1. Lãi suất cố định
Lãi suất cố định là loại lãi suất không thay đổi trong suốt thời hạn vay hoặc gửi tiết kiệm. Người vay hoặc gửi tiền sẽ biết trước số tiền lãi phải trả hoặc nhận được, bất kể thị trường biến động ra sao.
Ưu điểm của lãi suất cố định:
- Ổn định tài chính trong suốt thời gian vay hoặc gửi.
- Tránh rủi ro từ biến động lãi suất của thị trường.
- Quản lý ngân sách dễ dàng hơn.
Nhược điểm của lãi suất cố định:
- Lãi suất thường cao hơn lãi suất thả nổi trong ngắn hạn do ngân hàng cần tính toán trước các rủi ro và chi phí cố định.
- Không tận dụng được lợi thế khi lãi suất giảm, có thể khiến chi phí vay cao hơn.
Phù hợp với đối tượng nào?
- Lãi suất cố định thường phù hợp với những người muốn sự ổn định, không muốn gặp rủi ro từ sự biến động của thị trường, ví dụ như người vay mua nhà dài hạn hoặc những người muốn lập kế hoạch tài chính ổn định.
- Lãi suất thả nổi
Lãi suất thả nổi là loại lãi suất có sự thay đổi định kỳ, phụ thuộc vào lãi suất thị trường hoặc các chỉ số lãi suất khác. Lãi suất có thể điều chỉnh hàng tháng, hàng quý hoặc theo thời gian định sẵn tùy theo hợp đồng.
Ưu điểm của lãi suất thả nổi:
- Lợi thế khi lãi suất thị trường giảm, giúp tiết kiệm chi phí.
- Lãi suất ban đầu thấp hơn lãi suất cố định, thu hút khách hàng trong thời gian đầu của khoản vay.
Nhược điểm của lãi suất thả nổi:
- Rủi ro khi lãi suất thị trường tăng, làm tăng tổng chi phí vay.
- Khó dự đoán và lập kế hoạch.
Phù hợp với đối tượng nào?
- Lãi suất thả nổi thường phù hợp với những người có khả năng tài chính linh hoạt, chấp nhận được sự biến động, hoặc những người vay ngắn hạn và muốn tận dụng lợi thế khi lãi suất có xu hướng giảm.
Sau khi tính toán khoản vay và nhận được số tiền trả góp hàng tháng từ công cụ tính tiền vay, tôi nên làm gì tiếp theo?
Sau khi nhận được số tiền trả góp hàng tháng từ chương trình tính khoản vay thì việc xem xét các điều khoản và điều kiện của khoản vay là một bước quan trọng trong việc đánh giá rủi ro và đánh giá khả năng trả nợ của người vay. Người vay nên tiến hành như sau:
- Kiểm tra xem số tiền trả góp hàng tháng nhận được từ công cụ tính tiền vay có đúng như bạn mong muốn hay không.
- Kiểm tra khả năng trả nợ của người vay bằng cách kiểm tra thu nhập và chi phí của người xin vay, chẳng hạn như lập tài khoản thu nhập hàng tháng. Chi tiêu hàng tháng và các khoản nợ hiện có khác.
- Kiểm tra kỹ các điều khoản và điều kiện của khoản vay, chẳng hạn như lãi suất, thời gian trả góp, các khoản phí và chi phí khác để đánh giá xem khoản vay này có phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính của người vay hay không.
- Thu thập các tài liệu cần thiết để nộp đơn xin vay tiền. Điều này có thể bao gồm một bản sao CCCD của bạn, bảng lương hoặc các tài liệu liên quan khác.
- Nộp hồ sơ vay vốn và chờ xét duyệt từ các tổ chức tài chính có thể mất một chút thời gian để xem xét.
- Sau khi được chấp thuận cho vay người vay phải ký hợp đồng vay và làm thủ tục chuyển nhượng khoản vay.
Bí quyết để vay ngân hàng với lãi suất thấp thành công
Đăng ký gói vay với lãi suất thấp luôn là ước mơ của nhiều người. Dưới đây là những kinh nghiệm giúp bạn vay ngân hàng với lãi suất hấp dẫn:
- Lịch sử tín dụng tốt: Thanh toán đúng hạn, không nợ xấu, và duy trì lịch sử tín dụng tích cực. Điều này giúp bạn được xem xét lãi suất ưu đãi cho các khoản vay tiếp theo.
- Khoản vay ngắn hạn, số tiền nhỏ: Lựa chọn khoản vay có giá trị nhỏ và thời hạn ngắn. Khoản vay lớn và dài hạn thường đi kèm lãi suất cao hơn.
- Tài sản đảm bảo: Chuẩn bị tài sản có giá trị để đảm bảo khoản vay. Nhiều ngân hàng hiện nay chấp nhận nhiều loại tài sản đảm bảo như sổ tiết kiệm, ô tô, bất động sản.
- Hồ sơ cá nhân và chứng từ minh bạch: Đầy đủ giấy tờ tài chính và minh bạch trong việc chứng minh khả năng thanh toán. Điều này giúp bạn lựa chọn gói vay có lãi suất ưu đãi.
Nhớ rằng, việc vay cần cân nhắc kỹ lưỡng. Trước khi vay, hãy tham khảo cách tính lãi vay 5s và bảng tính lãi suất dự nợ giảm dần cụ thể từ ngân hàng và tư vấn chính xác từ chuyên gia tài chính.