Thẻ ngân hàng bị khóa thì làm sao để mở lại?
Tự dưng thẻ ngân hàng bị khóa khiến bạn không thể thực hiện rút tiền hay chuyển tiền lúc đang cần gấp? Sẽ rất phiền phức khi bạn không thể biết được nguyên nhân thẻ ATM bị khoá và làm thế nào để mở lại thẻ để tiếp tục sử dụng.
Vậy, nguyên nhân thẻ ATM bị khóa là gì? Thẻ ATM bị khóa trong bao lâu và cách xử lý nhanh chóng ra sao? Rabbit Care sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết các lý do phổ biến dẫn đến tình trạng khóa thẻ, cùng với hướng dẫn từng bước để mở khóa nhanh chóng mà không tốn thời gian chờ đợi.
1. Vì sao thẻ ngân hàng bị khoá?
Thẻ ATM bị khóa là vấn đề thường gặp khi người dùng không tuân thủ đúng quy trình hoặc có những sự cố bất ngờ trong quá trình giao dịch. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến việc thẻ ATM bị khóa:
1.1 Nhập sai mã PIN quá 3 lần
Một trong những nguyên nhân bị khóa thẻ ngân hàng phổ biến nhất là việc nhập sai mã PIN quá 3 lần liên tiếp khi thực hiện giao dịch tại cây ATM.
Để bảo mật tài khoản, hệ thống ngân hàng sẽ tự động khóa thẻ của bạn để ngăn chặn các hành vi gian lận hoặc tấn công.
>>>Mã PIN thẻ tín dụng là gì? Mã PIN có mấy số và dùng như thế nào?
1.2 Thẻ ATM hết hạn hoặc không sử dụng lâu dài
Thẻ ATM thường có thời hạn sử dụng nhất định, thường từ 5-7 năm. Nếu thẻ ATM hết hạn mà không gia hạn hoặc không sử dụng thẻ trong một khoảng thời gian dài (thường là 12 tháng), ngân hàng sẽ tự động khóa thẻ ngân hàng để bảo vệ an toàn cho tài khoản của bạn.
>>>Cách gia hạn thẻ tín dụng khi đã hết hạn sử dụng đơn giản để không bỏ lỡ giao dịch!
1.3 Thẻ bị hư hỏng con Chip, băng từ, móp méo
Thẻ ATM bị hư hỏng vật lý như băng từ hoặc con chip trên thẻ bị lỗi, thẻ bị nứt, méo hay mờ thông tin cũng là một nguyên nhân khác khiến hệ thống không thể nhận diện thông tin từ thẻ. Dẫn đến việc thẻ ngân hàng bị khoá tự động. Hư hỏng vật lý của thẻ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng giao dịch và bị khóa thẻ ngân hàng.
1.4 Khóa thẻ do lỗi hệ thống ngân hàng hoặc giao dịch lạ
Đôi khi, thẻ ngân hàng bị khóa có thể do lỗi kỹ thuật của hệ thống ngân hàng hoặc do phát hiện các giao dịch nghi vấn.
Ví dụ: Hệ thống ngân hàng đang bảo trì, hoặc bạn thực hiện giao dịch tại máy ATM. Hệ thống nghi ngờ có hành vi gian lận.
2. Bị khóa thẻ ngân hàng có bị làm sao không? Có bị phạt gì không?
Thẻ ngân hàng bị khoá thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng như mất tiền trong tài khoản hoặc bị phạt. Tuy nhiên, người dùng sẽ gặp một số bất tiện khi thẻ bị khóa, chẳng hạn như:
Bất tiện, không thể thực hiện giao dịch: Khác với việc bị khoá tài khoản ngân hàng, thẻ ATM bị khoá thì không thể rút tiền, chuyển tiền, hay thực hiện thanh toán. Các giao dịch trực tiếp qua tài khoản ngân hàng (như trên Mobile Banking hoặc tại chi nhánh ngân hàng) vẫn có thể thực hiện được, nhưng sử dụng thẻ tại máy ATM hoặc POS sẽ bị gián đoạn.
Không bị phạt tài chính: Thường thì khi thẻ bị khóa, bạn sẽ không bị phạt tiền. Việc mở lại thẻ ATM bị khóa cũng không mất phí trong hầu hết các trường hợp, trừ khi bạn phải làm lại thẻ mới vì mất thẻ hoặc thẻ hư hỏng nghiêm trọng
3. Thẻ bị khóa phải làm sao? Cách mở khoá thẻ ATM đơn giản
Khi thẻ ATM bị khóa, đừng quá lo lắng. Dưới đây là một số cách đơn giản để bạn có thể mở khóa thẻ:
3.1 Cách mở lại thẻ ngân hàng bị khóa tại chi nhánh ngân hàng
Một trong những cách thông dụng và an toàn nhất là đến trực tiếp chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng mà bạn mở thẻ để yêu cầu mở khóa. Bạn cần mang theo giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD và thẻ ATM bị khóa để ngân hàng xác minh danh tính.
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD, thẻ ngân hàng (nếu còn).
- Bước 2: Đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng nơi bạn mở thẻ.
- Bước 3: Gặp nhân viên giao dịch và trình bày tình hình thẻ bị khóa.
- Bước 4: Cung cấp thông tin cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng.
- Bước 5: Nhân viên sẽ tiến hành kiểm tra và làm thủ tục mở khóa thẻ cho bạn.
3.2 Sử dụng tổng đài hỗ trợ mở thẻ ngân hàng bị khoá
Nếu bạn không có thời gian đến ngân hàng, bạn có thể liên hệ với tổng đài hỗ trợ khách hàng của ngân hàng.
- Bước 1: Tìm số điện thoại tổng đài của ngân hàng bạn đang sử dụng.
- Bước 2: Gọi đến tổng đài và cung cấp các thông tin cần thiết như số tài khoản, tên chủ thẻ, lý do yêu cầu mở khóa.
- Bước 3: Nhân viên tổng đài sẽ hướng dẫn bạn các bước tiếp theo để hoàn tất thủ tục.
Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian, bạn có thể thực hiện mọi thao tác ngay tại nhà.
3.3 Mở khóa thẻ ATM qua Internet Banking/Mobile Banking (nếu có)
Một số ngân hàng hiện nay đã tích hợp tính năng mở khóa thẻ ATM thông qua Internet Banking hoặc Mobile Banking. Đây là cách tiện lợi, không cần đến ngân hàng hay gọi tổng đài, bạn có thể tự mình thực hiện ngay trên điện thoại hoặc máy tính.
Các bước mở khóa qua Internet Banking/Mobile Banking:
- Đăng nhập vào tài khoản Internet Banking hoặc ứng dụng Mobile Banking.
- Tìm đến mục “Quản lý thẻ” hoặc “Dịch vụ thẻ”.
- Chọn thẻ bị khóa và làm theo hướng dẫn để mở khóa.
- Sau khi hoàn tất các bước, thẻ của bạn sẽ được mở khóa và có thể sử dụng bình thường.
4. Làm thế nào để biết thẻ ngân hàng bị khóa?
Việc kiểm tra xem thẻ ngân hàng bị khóa hay không là rất cần thiết để tránh sự cố khi thực hiện các giao dịch. Dưới đây là ba cách đơn giản để kiểm tra tình trạng thẻ:
4.1 Kiểm tra bằng Mobile Banking hoặc Internet Banking
Bạn có thể đăng nhập vào tài khoản của mình qua ứng dụng hoặc trang web và kiểm tra mục “Quản lý thẻ” hoặc “Trạng thái thẻ”. Nếu thẻ ATM bị khóa, hệ thống sẽ thông báo rõ ràng.
4.2 Thử giao dịch tại máy ATM hoặc POS
Một cách đơn giản để kiểm tra xem thẻ ngân hàng bị khóa hay không là thử thực hiện giao dịch tại máy ATM hoặc POS. Nếu bị khóa thẻ ngân hàng, bạn sẽ không thể thực hiện được các giao dịch như rút tiền, chuyển tiền hoặc thanh toán.
4.3 Đến trực tiếp ngân hàng kiểm tra tình trạng thẻ ngân hàng bị khoá không?
Nếu không sử dụng dịch vụ Mobile Banking và không chắc chắn sau khi thử giao dịch tại máy ATM, cách cuối cùng là đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để kiểm tra. Nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra trạng thái thẻ ngân hàng bị khoá hay không và hỗ trợ mở khóa nếu cần.
5. Những lưu ý để tránh bị khóa thẻ ngân hàng
Để bảo vệ tài khoản của mình và tránh tình trạng thẻ ngân hàng bị khóa, bạn nên lưu ý những điều sau:
5.1 Bảo mật mã PIN và hạn chế nhập sai mã
Bảo mật mã PIN là một trong những cách quan trọng nhất để tránh khóa thẻ. Nếu nhập sai mã PIN quá 3 lần, thẻ của bạn sẽ tự động bị khóa để ngăn ngừa các hoạt động gian lận. Để bảo vệ mã PIN thẻ, bạn cần:
- Không chia sẻ mã PIN với bất kỳ ai, kể cả người thân.
- Tránh đặt mã PIN dễ đoán như ngày sinh hoặc dãy số đơn giản (1234).
- Khi nhập mã PIN tại máy ATM, hãy che bàn phím để tránh bị người khác nhìn trộm.
- Nếu không nhớ rõ mã PIN, hãy kiểm tra hoặc đổi mã trước khi thực hiện giao dịch để tránh nhập sai quá nhiều lần.
5.2 Kiểm tra hạn sử dụng của thẻ ATM thường xuyên
Mỗi thẻ ATM đều có thời hạn sử dụng nhất định, thường từ 5-7 năm tùy theo ngân hàng phát hành. Khi thẻ hết hạn mà không được gia hạn sẽ bị khóa thẻ ngân hàng.
- Kiểm tra hạn sử dụng được in trên mặt thẻ (MM/YY).
- Liên hệ ngân hàng để làm lại thẻ mới khi sắp hết hạn.
- Nếu không sử dụng thẻ thường xuyên, hãy kiểm tra trạng thái hoạt động của thẻ thông qua ứng dụng ngân hàng.
5.3 Thực hiện giao dịch tại các cây ATM liên kết
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến khóa thẻ là sử dụng thẻ tại máy ATM không liên kết với ngân hàng phát hành thẻ. Để tránh tình trạng này:
- Tránh giao dịch tại các cây ATM không rõ nguồn gốc hoặc không thuộc hệ thống liên kết với ngân hàng của bạn.
- Sử dụng thẻ ATM tại các cây thuộc ngân hàng phát hành hoặc hệ thống ngân hàng liên kết.
6. Trường hợp nên tự chủ động khoá thẻ ATM?
Có một số trường hợp bạn nên chủ động khóa thẻ ATM để bảo vệ tài sản của mình:
- Mất thẻ hoặc nghi ngờ bị mất
- Thẻ bị hư hỏng, bị cong vênh, trầy xước, hoặc bị ướt. Việc tiếp tục sử dụng thẻ bị hư hỏng có thể dẫn đến các lỗi khi giao dịch.
- Nghi ngờ có giao dịch bất thường mà bạn không thực hiện.
- Không còn sử dụng thẻ hoặc muốn chuyển sang sử dụng hình thức thanh toán khác, bạn có thể yêu cầu ngân hàng khóa thẻ để đảm bảo an toàn.
- Trước khi đi du lịch: Khi đi du lịch đến những nơi có nguy cơ mất cắp cao, bạn nên khóa tạm thời thẻ ATM để tránh trường hợp bị mất cắp.
>>>Đi nước ngoài cần chuẩn bị gì ngoài việc bảo mật thẻ ngân hàng của bạn!
Cách khóa thẻ ATM:
- Liên hệ với ngân hàng qua số điện thoại hotline, ứng dụng ngân hàng điện tử hoặc đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để yêu cầu khóa thẻ.
- Cung cấp thông tin và thông tin về thẻ ATM để nhân viên ngân hàng xác minh và tiến hành khóa thẻ.
7. Các câu hỏi thường gặp về thẻ ATM bị khoá
7.1 Thẻ ATM bị khóa trong bao lâu?
Thẻ ngân hàng bị khóa có thể duy trì trạng thái này vô thời hạn nếu bạn không chủ động yêu cầu mở khóa. Tuy nhiên, nếu thẻ bị khóa do nhập sai mã PIN, một số ngân hàng sẽ tự động mở lại sau 24 giờ, cho phép bạn tiếp tục giao dịch.
Đối với các nguyên nhân khác, chẳng hạn như thẻ hết hạn hoặc bị hư hỏng, bạn cần phải trực tiếp liên hệ ngân hàng để mở khóa
7.2 Mở khoá thẻ ATM bị khóa có mất phí không?
Thông thường, cách mở lại thẻ ngân hàng bị khóa là miễn phí tại hầu hết các ngân hàng. Tuy nhiên, nếu bạn cần phải làm lại thẻ mới do bị mất hoặc hư hỏng nặng, ngân hàng có thể tính phí làm thẻ mới
7.3 Thẻ ngân hàng bị khóa có chuyển tiền vào được không?
Khi thẻ ATM bị khóa, bạn vẫn có thể nhận tiền chuyển vào tài khoản của mình. Vì thẻ ATM và tài khoản ngân hàng bị khoá là hai khái niệm khác nhau. Thẻ ATM chỉ là công cụ để truy cập tài khoản, còn tài khoản của bạn vẫn hoạt động bình thường cho đến khi có yêu cầu khóa tài khoản hoặc phát hiện hành vi đáng ngờ.
7.4 Bị khóa thẻ ngân hàng có nhận được tiền chuyển khoản không?
Câu trả lời là có. Ngay cả khi thẻ ATM bị khóa, tài khoản ngân hàng của bạn vẫn có thể nhận được tiền từ các giao dịch chuyển khoản. Bạn sẽ không thể rút tiền hoặc thực hiện các giao dịch qua máy ATM cho đến khi thẻ được mở khóa. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thực hiện giao dịch rút tiền tại cây ATM với mã QR – hình thức rút tiền không cần dùng thẻ hiện đại hiện nay mà nhiều ngân hàng đã áp dụng. Tới bước này nên sử dụng mã OTP gửi về điện thoại để hoàn thành giao dịch rút tiền.
Lời kết
Thẻ ngân hàng bị khóa không còn là nỗi lo lớn nếu bạn biết rõ nguyên nhân và cách xử lý phù hợp. Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm vững cách khoá thẻ ATM khi cần và cách mở khoá thẻ ATM để tránh tình trạng này tái diễn.
Hãy luôn bảo vệ thông tin tài khoản của mình cẩn thận và cập nhật thường xuyên về tình trạng thẻ để tránh những bất tiện không mong muốn. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm thẻ tín dụng của Rabbit Care để nhận các ưu đãi và phần quà hấp dẫn.
Tóm tắt
Jane Stella là một “cây viết nội dung” SEO với hơn 2 năm kinh nghiệm và hiện đang “chắp bút” cho Rabbit Care Việt Nam. Cô chính là một trong những nhân tố tiên phong xây dựng kênh Blog và các trang thông tin bổ ích cho Rabbit Care tính đến thời điểm hiện tại. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực tài chính, Jane còn khéo léo lồng ghép các kiến thức về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, thẻ tín dụng… một cách dễ hiểu, hữu ích cho độc giả Việt Nam. Bên cạnh đó, với sự sáng tạo và năng động, Jane không giới hạn bản thân trong các chủ đề liên quan đến tài chính, bảo hiểm… Cô còn xây dựng những nội dung đa dạng, thú vị về cuộc sống, làm đẹp, sức khỏe và cả những mẹo đầu tư thông minh. Hãy cùng khám phá các bài viết của Jane để tích lũy những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích cho chính bạn!