Hạn mức tín dụng là gì? Cách xác định và kiểm tra chính xác
Bạn có biết hạn mức tín dụng là gì? Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao khi mở thẻ, ngân hàng lại quy định một con số giới hạn nhất định cho bạn chi tiêu? Nó không chỉ ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu mà còn tác động đến điểm tín dụng và tài chính cá nhân của mỗi người. Cùng Rabbit Care khám phá bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chiếc chìa khóa vàng này trong thế giới tài chính nhé!
1. Hạn mức thẻ tín dụng là gì?
Đây là số tiền tối đa mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho phép khách hàng chi tiêu thông qua thẻ tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Nó cũng được xem như là một "khoản vay" mà ngân hàng tin tưởng cấp cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định, thường là trong một chu kỳ thanh toán. Nó được xác định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian dựa trên tình hình tài chính của bạn.
Khi sử dụng thẻ tín dụng để mua sắm, thanh toán hoặc rút tiền mặt, số tiền bạn chi tiêu sẽ trừ dần vào hạn mức này. Qua đó, giúp người tiêu dùng dễ dàng thực hiện các giao dịch mà không cần mang theo tiền mặt. Nhưng đồng thời cũng cần kiểm soát chi tiêu để tránh vượt hạn mức, gây ra phí phạt hoặc giảm điểm tín dụng.
Ví dụ: Nếu bạn được cấp hạn mức tín dụng là 50 triệu đồng, bạn có thể chi tiêu tối đa 50 triệu đồng từ thẻ tín dụng của mình. Nếu chi tiêu quá hạn mức, bạn sẽ bị tính phí hoặc lãi suất cao hơn cho khoản tiền vượt mức đó.
2. Các yếu tố ảnh hưởng khi xác định hạn mức tín dụng là gì?
Hạn mức tín dụng không phải là một con số cố định cho tất cả mọi người mà được xác định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Ngân hàng và các tổ chức tài chính xem xét nhiều thông tin tài chính và cá nhân để đưa ra quyết định về hạn mức tín dụng cho từng khách hàng. Những yếu tố chính bao gồm thu nhập, lịch sử tín dụng, phương án vay vốn, tài sản sở hữu và hồ sơ công việc của bạn.
2.1. Thu nhập hàng tháng
Đây là yếu tố quan trọng nhất, thường chiếm 70% trọng số đánh giá. Ngân hàng thường cấp hạn mức từ 2 - 5 lần thu nhập hàng tháng của khách hàng. Thu nhập càng cao và ổn định, khả năng được cấp hạn mức cao càng lớn. Bởi vì ngân hàng tin rằng những người này có đủ khả năng chi trả và xử lý các khoản nợ.
2.2. Lịch sử tín dụng
Yếu tố này cũng ảnh hưởng lớn đến hạn mức tín dụng là gì. Ngân hàng sẽ kiểm tra nó dựa vào ngày cập nhật CIC hàng tháng. Thông thường, các tổ chức tài chính sẽ dựa vào:
- Lịch sử thanh toán các khoản vay trước đây.
- Điểm tín dụng tại CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia).
- Các khoản nợ xấu nếu có.
- Thời gian sử dụng các sản phẩm tín dụng.
Nếu bạn có lịch sử tín dụng tốt, tức là bạn luôn thanh toán đúng hạn và không có nợ xấu, ngân hàng sẽ tin tưởng hơn và có thể cấp cho bạn hạn mức cao hơn. Ngược lại, nếu bạn có những khoản nợ chưa thanh toán hoặc thường xuyên trễ hạn, ngân hàng sẽ thận trọng hơn khi cấp tín dụng cho bạn.
2.3. Phương án vay vốn
Để xác định hạn mức tín dụng là gì, ngân hàng sẽ đánh giá:
- Mục đích sử dụng vốn.
- Kế hoạch chi tiêu và trả nợ.
- Tính khả thi của phương án.
Nghĩa là, nếu bạn đang có các khoản vay khác như vay mua nhà, mua ô tô, hoặc vay tín chấp, ngân hàng sẽ tính toán khả năng thanh toán của bạn dựa trên tổng số tiền vay đang có. Việc vay nhiều khoản cùng lúc sẽ làm giảm khả năng được cấp hạn mức tín dụng cao. Bởi nó dựa vào rủi ro bạn không trả nợ đầy đủ sẽ cao hơn.
2.4. Tài sản sở hữu
Bên cạnh đó, nếu bạn có nhiều tài sản có giá trị như:
- Bất động sản.
- Phương tiện đi lại.
- Tài khoản tiết kiệm.
- Các khoản đầu tư khác.
Lúc này, ngân hàng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi cấp cho bạn hạn mức tín dụng cao. Bởi nó có thể được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của bạn. Điều này cũng tương tự như khi bạn mở thẻ tín dụng bằng sổ tiết kiệm.
2.5. Hồ sơ công việc
Một số ngân hàng cũng sẽ xem xét về:
- Tính ổn định của công việc, công ty, ngành nghề.
- Vị trí công việc.
- Thâm niên làm việc.
- Triển vọng phát triển nghề nghiệp.
Những người làm việc ổn định, có thu nhập cao và đảm bảo lâu dài, thường sẽ nhận được hạn mức tín dụng cao hơn. Chẳng hạn như cán bộ công chức hoặc quản lý cấp cao. Điều này xuất phát từ việc họ được xem là ít rủi ro tín dụng hơn.
3. Cách kiểm tra hạn mức khả dụng trong thẻ tín dụng là gì?
Đầu tiên, bạn nên hiểu rõ định nghĩa hạn mức khả dụng thẻ tín dụng là gì? Nó là số tiền còn lại mà bạn có thể sử dụng trong thẻ, sau khi đã trừ đi các khoản chi tiêu hoặc rút tiền trước đó. Cho nên, việc kiểm tra hạn mức sẽ giúp bạn nắm rõ tình hình tài chính để quản lý chi tiêu một cách hợp lý.
3.1. Sử dụng Mobile banking/ Internet banking
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ Mobile banking hoặc Internet banking. Bạn chỉ cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập ứng dụng ngân hàng.
Bước 2: Vào mục Quản lý thẻ.
Bước 3: Xem thông tin hạn mức khả dụng.
Bước 4: Kiểm tra lịch sử giao dịch.
Sau đó, bạn có thể dễ dàng xem thông tin chi tiết về hạn mức còn lại, lịch sử giao dịch, và các thông tin khác liên quan đến thẻ tín dụng của mình. Bạn cũng hoàn toàn có thể mua vàng bằng thẻ tín dụng với cách này.
3.2. Gọi đến hotline ngân hàng
Một cách khác cũng nhanh chóng và tiện lợi không kém là gọi đến số hotline của ngân hàng. Hầu hết các tổ chức tài chính đều có tổng đài hỗ trợ khách hàng 24/7 và sẵn sàng cung cấp các thông tin theo quy định. Dưới đây là các bước tham khảo:
Bước 1: Cung cấp thông tin xác thực. Ví dụ: số thẻ, số CCCD, hoặc các thông tin bảo mật khác để đảm bảo an toàn cho giao dịch.
Bước 2: Yêu cầu kiểm tra hạn mức.
Bước 3: Được tư vấn chi tiết về tình trạng thẻ.
Lưu ý rằng, bạn nên tham khảo rõ số tổng đài để tránh các tình trạng lộ thông tin thẻ tín dụng.
3.3. Kiểm tra trực tiếp tại quầy giao dịch
Nếu bạn không quen sử dụng các dịch vụ trực tuyến hoặc muốn được hỗ trợ trực tiếp từ nhân viên ngân hàng, bạn có thể đến bất kỳ chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng để yêu thực hiện.
Bước 1: Mang theo CCCD/CMND và thẻ tín dụng.
Bước 2: Nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra và tư vấn.
Bước 3: Có thể yêu cầu điều chỉnh hạn mức.
3.4. Kiểm tra tại cây ATM
Bên cạnh đó, một số cây ATM cũng cho phép bạn kiểm tra thông tin hạn mức tín dụng là gì. Tuy nhiên, không phải tất cả các cây ATM đều có chức năng này. Và trong một số trường hợp, bạn chỉ có thể kiểm tra qua cây ATM của chính ngân hàng phát hành thẻ.
Bước 1: Tra thẻ vào máy ATM.
Bước 2: Chọn chức năng kiểm tra số dư.
Bước 3: Xem thông tin hạn mức khả dụng.
4. Hướng dẫn thay đổi hạn mức tín dụng đơn giản
4.1. Quy trình tăng hạn mức tín dụng
4.1.1. Điều kiện cần đáp ứng
Để được xem xét tăng hạn mức tín dụng, khách hàng cần có thời gian sử dụng thẻ ít nhất 6 - 12 tháng với lịch sử thanh toán tốt, không có nợ xấu hay trễ hạn. Bên cạnh đó, thu nhập cần duy trì ổn định hoặc có sự tăng trưởng so với thời điểm đăng ký thẻ ban đầu. Ngân hàng sẽ đánh giá tỷ lệ sử dụng hạn mức hiện tại, thông thường nếu khách hàng thường xuyên sử dụng trên 70% hạn mức và không có các giao dịch đáng ngờ, cơ hội được duyệt tăng hạn mức sẽ cao hơn.
4.1.2. Chuẩn bị hồ sơ
Khi chuẩn bị hồ sơ yêu cầu tăng hạn mức, khách hàng cần điền đầy đủ thông tin vào đơn đề nghị theo mẫu của ngân hàng. Để chứng minh năng lực tài chính, cần cung cấp sao kê lương 3 - 6 tháng gần nhất và hợp đồng lao động mới nếu có thay đổi công việc. Trong trường hợp có thêm tài sản mới như bất động sản hay khoản đầu tư, việc bổ sung giấy tờ chứng minh sẽ tăng khả năng được phê duyệt. Lịch sử chi tiêu qua thẻ cũng là yếu tố quan trọng thể hiện nhu cầu tăng hạn mức thực tế của khách hàng.
4.1.3. Các phương thức yêu cầu tăng hạn mức
Qua ứng dụng ngân hàng
Bạn có thể thực hiện trực tiếp trên ứng dụng Mobile banking hoặc Internet banking của ngân hàng. Sau khi đăng nhập, chọn mục "Quản lý thẻ" và tìm tính năng "Tăng hạn mức". Tải lên các giấy tờ chứng minh thu nhập và gửi yêu cầu.
Tại quầy giao dịch
Nếu muốn được tư vấn trực tiếp, bạn có thể đến bất kỳ chi nhánh nào của ngân hàng, mang theo CCCD/CMND và hồ sơ đầy đủ. Sau đó, nhân viên sẽ hướng dẫn bạn ký các văn bản cần thiết để hoàn tất yêu cầu.
Qua tổng đài
Bạn có thể gọi đến hotline ngân hàng, xác thực thông tin cá nhân và yêu cầu tăng hạn mức. Sau khi nhân viên hướng dẫn, bạn sẽ bổ sung hồ sơ qua email hoặc theo các kênh trực tuyến khác.
4.2. Quy trình giảm hạn mức tín dụng
Nhiều khách hàng chọn giảm hạn mức tín dụng xuất phát từ mong muốn tự bảo vệ tài chính cá nhân. Thông thường, việc này diễn ra khi họ nhận thấy mức chi tiêu đang vượt quá khả năng thanh toán hoặc muốn hạn chế các khoản mua sắm không cần thiết. Một số trường hợp khác xuất phát từ việc thay đổi công việc dẫn đến thu nhập không còn ổn định như trước, hoặc đơn giản là muốn giảm thiểu rủi ro khi thẻ bị đánh cắp thông tin.
Khách hàng có thể bắt đầu quy trình giảm hạn mức bằng cách liên hệ ngân hàng qua nhiều kênh khác nhau. Cách đơn giản nhất là gọi điện đến tổng đài, nơi nhân viên sẽ xác thực thông tin và tiếp nhận yêu cầu. Trong cuộc gọi, khách hàng cần cung cấp thông tin cá nhân, số thẻ cần điều chỉnh và hạn mức mới mong muốn. Nhân viên tổng đài sẽ tư vấn mức giảm phù hợp dựa trên lịch sử giao dịch và tình trạng tài chính hiện tại.
Nếu thực hiện tại quầy giao dịch, quy trình sẽ bao gồm việc điền vào mẫu đơn yêu cầu điều chỉnh hạn mức. Nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra các thông tin, tư vấn chi tiết về ảnh hưởng của việc giảm hạn mức đối với điểm tín dụng và các hoạt động tài chính khác. Sau khi hoàn tất thủ tục, khách hàng sẽ nhận được xác nhận điều chỉnh ngay tại chỗ.
Lưu ý khi giảm hạn mức thẻ tín dụng
Khách hàng nên xem xét kỹ lưỡng nhu cầu chi tiêu thực tế trong 3 - 6 tháng gần nhất. Ví dụ: Nếu mức chi tiêu trung bình hàng tháng là 8 triệu đồng, việc giảm hạn mức từ 50 triệu xuống còn 15 - 20 triệu vẫn đảm bảo đủ cho các giao dịch thông thường và một khoản dự phòng hợp lý.
Điều quan trọng là không nên giảm hạn mức quá thấp so với nhu cầu thực tế. Chẳng hạn, với mức chi tiêu trung bình 8 triệu/tháng, việc giảm hạn mức xuống 10 triệu có thể gây khó khăn khi phát sinh các khoản chi đột xuất. Chẳng hạn như mua vàng bằng thẻ tín dụng để chuẩn bị cho đám cưới. Ngoài ra, tỷ lệ sử dụng thẻ quá cao so với hạn mức (trên 80%) có thể ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng.
4.3. Thời gian xử lý thay đổi hạn mức thẻ tín dụng
Thời gian xử lý thay đổi hạn mức thẻ tín dụng thường phụ thuộc vào quy trình và chính sách của từng ngân hàng. Thông thường, quá trình này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Một số ngân hàng cũng có thể cung cấp dịch vụ xử lý nhanh cho những khách hàng có nhu cầu cấp bách.
Ngoài ra, việc xử lý thay đổi hạn mức tín dụng cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thời điểm nộp đơn (ví dụ, vào các dịp lễ tết, thời gian xử lý có thể kéo dài hơn do lượng hồ sơ tăng cao) và mức độ phức tạp của hồ sơ. Nếu hồ sơ của bạn cần bổ sung thêm thông tin hoặc giấy tờ, thời gian xử lý có thể kéo dài hơn dự kiến.
5. Lời kết
Việc hiểu hạn mức tín dụng là gì có thể mở ra nhiều cơ hội mới, từ việc tăng khả năng chi tiêu đến kiểm soát chặt chẽ các khoản vay. Hiểu rõ cách thay đổi và kiểm soát nó sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của thẻ tín dụng mà vẫn giữ được sự an toàn về tài chính. Dù bạn đang cân nhắc tăng hay giảm, điều quan trọng nhất là luôn nắm bắt nhu cầu thực tế và điều chỉnh một cách thông minh, phù hợp với tình hình cá nhân.
6. Câu hỏi thường gặp về hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng tiếng anh là gì?
Credit limit.
Hạn mức tín dụng 0 đồng là gì?
Nó có nghĩa là thẻ tín dụng của bạn không có hạn mức khả dụng. Điều này xảy ra nếu bạn đã sử dụng hết hạn mức tín dụng hoặc ngân hàng đã tạm thời khóa hạn mức của bạn.
Thẻ tín dụng hạn mức 0 đồng là gì?
Tương tự, đây là thẻ tín dụng không có hạn mức tín dụng khả dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng là gì?
Đây là hình thức vay vốn mà ngân hàng cấp cho bạn một hạn mức tín dụng nhất định. Bạn có thể rút tiền và trả nợ trong phạm vi hạn mức này. Ví dụ: Nếu bạn có hạn mức tín dụng 100 triệu đồng, bạn có thể vay và trả nợ nhiều lần trong giới hạn này.
Phí vượt hạn mức tín dụng là gì?
Đây là khoản phí mà bạn phải trả khi sử dụng vượt quá hạn mức tín dụng được cấp. Ví dụ: Nếu hạn mức tín dụng của bạn là 50 triệu đồng nhưng bạn chi tiêu 55 triệu đồng, bạn sẽ phải trả phí vượt hạn mức cho số tiền vượt quá 5 triệu đồng.
Hạn mức tín dụng tạm giữ là gì?
Đây là số tiền tạm thời bị phong tỏa khi có giao dịch chờ xử lý. Điều này có thể xảy ra khi ngân hàng cần xác minh lại thông tin hoặc khi có giao dịch bất thường.
Thẻ tín dụng hạn mức 50 triệu là gì?
Đây là thẻ tín dụng mà ngân hàng cấp cho bạn hạn mức tín dụng tối đa là 50 triệu đồng. Bạn có thể sử dụng số tiền này để mua sắm, thanh toán dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi 50 triệu đồng.
Hạn mức còn lại của thẻ tín dụng là gì?
Đây là số tiền còn lại mà bạn có thể sử dụng trong hạn mức tín dụng được cấp. Ví dụ: Nếu hạn mức tín dụng của bạn là 50 triệu đồng và bạn đã sử dụng 20 triệu đồng, hạn mức còn lại của bạn là 30 triệu đồng.
Hạn mức tín dụng khả dụng là gì?
Đây là số tiền mà bạn có thể sử dụng ngay lập tức từ thẻ tín dụng của mình. Nó cũng là là phần hạn mức tín dụng chưa được sử dụng hoặc chưa bị tạm giữ.
Hạn mức tín dụng còn lại là gì?
Tương tự, đây là số tiền còn lại trong hạn mức tín dụng sau khi bạn đã sử dụng một phần hoặc toàn bộ hạn mức được cấp.
Thẻ tín dụng có hạn mức là gì?
Đây là thẻ tín dụng mà ngân hàng cấp cho bạn một hạn mức tín dụng cụ thể. Bạn có thể sử dụng số tiền trong hạn mức này để chi tiêu và thanh toán.
Vượt hạn mức thẻ tín dụng là gì?
Đây là tình trạng khi bạn chi tiêu vượt quá hạn mức tín dụng được cấp. Điều này thường dẫn đến việc bạn phải trả phí vượt hạn mức và có thể ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của bạn.
Thẻ tín dụng chung hạn mức là gì?
Đây là thẻ tín dụng mà nhiều người cùng sử dụng chung một hạn mức tín dụng. Ví dụ: Một gia đình có thể có nhiều thẻ tín dụng phụ, tất cả đều sử dụng chung một hạn mức tín dụng chính.
Phí hạn mức tín dụng dự phòng là gì?
Đây là khoản phí mà bạn phải trả để duy trì một hạn mức tín dụng dự phòng. Nó thường được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi bạn cần thêm tín dụng ngoài hạn mức chính.
Khung hạn mức thẻ tín dụng phổ biến hiện nay là gì?
- Hạn mức cơ bản: 10 - 50 triệu đồng
- Hạn mức trung bình: 50 - 80 triệu đồng
- Hạn mức cao: Trên 80 triệu đồng
- Hạn mức đặc biệt: Có thể lên đến vài tỷ động. Nó thường được áp dụng cho các khách hàng VIP của ngân hàng.