Hợp đồng bảo hiểm là gì? Hiểu đúng thuật ngữ và bản chất hợp đồng
Khi mua điện thoại hay bất kể những sản phẩm giá trị cao, bạn sẽ để ý cửa hàng luôn đi kèm với việc hỗ trợ bảo hành trong khoản thời gian nhất định. Vậy thực sự bạn đã hiểu hết bản chất của hợp đồng bảo hiểm là gì chưa?
Nghe có vẻ phức tạp và xa vời, nhưng thực ra, hợp đồng bảo hiểm chính là một thỏa thuận giữa bạn và công ty bảo hiểm. Nó như một tấm lưới an toàn, giúp bạn và gia đình an tâm hơn trước những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống. Trong bài viết này, Rabbit Care sẽ cùng bạn tìm hiểu từ A đến Z về hợp đồng bảo hiểm, từ bản chất pháp lý đến cách đọc và hiểu đúng các thuật ngữ trong hợp đồng.
1. Hợp đồng bảo hiểm là gì?
Định nghĩa hợp đồng bảo hiểm theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm mới nhất
Theo Khoản 16 Điều 4 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022, khái niệm bảo hiểm được định nghĩa như sau:
<
Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua đóng phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm được quy định trong hợp đồng.
<
Khái niệm bảo hiểm này nhấn mạnh sự đồng thuận và nghĩa vụ của cả hai bên:
<
- Bên mua bảo hiểm: Có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm đúng hạn.
- Bên bảo hiểm: Đảm bảo thực hiện quyền lợi bảo hiểm khi xảy ra rủi ro nằm trong phạm vi bảo hiểm.
Vai trò và ý nghĩa của hợp đồng bảo hiểm
Bảo vệ tài chính cá nhân và gia đình
Quy định về hợp đồng bảo hiểm như một "tấm khiên tài chính", giảm nhẹ gánh nặng chi phí khi gặp rủi ro bất ngờ. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an toàn tài chính cho cả gia đình, nhất là trong những tình huống khẩn cấp.Công cụ quản lý rủi ro hiệu quả
Hợp đồng bảo hiểm chuyển giao rủi ro từ cá nhân sang công ty bảo hiểm, giúp cá nhân hoặc doanh nghiệp ổn định tài chính khi xảy ra tổn thất.Xây dựng nền tảng tài chính dài hạn
Các loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không chỉ bảo vệ mà còn kết hợp tích lũy tài sản, mang lại lợi ích lâu dài và an toàn cho kế hoạch tương lai của người tham gia.
Ví dụ minh họa
- Một gia đình mua bảo hiểm y tế: Khi có sự cố bệnh lý nghiêm trọng, hợp đồng sẽ chi trả viện phí, giúp họ không phải vay mượn hoặc bán tài sản.
- Một công ty bảo hiểm tài sản: Nếu nhà kho bị hư hại do cháy nổ, hợp đồng đảm bảo công ty không rơi vào khủng hoảng tài chính nhờ khoản bồi thường.
- Hợp đồng bảo hiểm không chỉ là văn bản pháp lý mà còn là sự cam kết mang lại sự an tâm trước những bất trắc của cuộc sống.
2. Các loại hợp đồng bảo hiểm phổ biến
2.1 Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Mục đích: Bảo hiểm nhân thọ bảo vệ tài chính cho gia đình khi người mua bảo hiểm qua đời.
Quyền lợi:
- Một lần: Trả một khoản tiền lớn cho người thụ hưởng khi người mua bảo hiểm qua đời.
- Hưu trí: Trả một khoản tiền định kỳ khi người mua bảo hiểm đến tuổi nghỉ hưu.
- Kết hợp đầu tư: Kết hợp bảo vệ và đầu tư, giúp tăng trưởng tài sản.
Các loại: Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trọn đời, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thời hạn, bảo hiểm liên kết đầu tư,…
Ví dụ: Một người cha mua bảo hiểm nhân thọ để đảm bảo tài chính cho con cái trong trường hợp anh không còn khả năng lao động.
Tham khảo danh sách bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay để tìm hiểu nên chọn loại bảo hiểm nào cho bản thân!
2.2 Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
Mục đích: Bảo hiểm sức khỏe sẽ chi trả các chi phí y tế khi người mua bảo hiểm mắc bệnh.
Quyền lợi:
- Chi trả viện phí: Chi trả các chi phí khám chữa bệnh, phẫu thuật.
- Bảo hiểm tai nạn: Bồi thường khi xảy ra tai nạn.
- Bảo hiểm ung thư: Chi trả các chi phí điều trị ung thư.
Các loại: Bảo hiểm sức khỏe cá nhân, bảo hiểm sức khỏe gia đình, bảo hiểm sức khỏe quốc tế,…
Ví dụ: Khi người mua phải nhập viện, quy định về hợp đồng bảo hiểm sức khỏe sẽ thanh toán các chi phí như giường bệnh, thuốc men, hoặc phẫu thuật.
Xem thêm các nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe bao gồm những gì?
2.3 Hợp đồng bảo hiểm tài sản
Mục đích: Bảo vệ tài sản cá nhân hoặc tài sản của doanh nghiệp trước các rủi ro như cháy nổ, trộm cắp, thiên tai,…
Quyền lợi:
- Bồi thường thiệt hại: Bồi thường bảo hiểm với giá trị tài sản bị mất mát, hư hỏng.
- Chi phí khắc phục: Chi trả các chi phí để khắc phục hậu quả của sự cố.
Các loại: Bảo hiểm nhà ở, bảo hiểm xe máy, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển,…
Ví dụ: Một doanh nghiệp bảo hiểm nhà kho chứa hàng hóa để phòng ngừa rủi ro hỏa hoạn, đảm bảo tài sản được bồi thường nếu xảy ra thiệt hại.
2.4 Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
Mục đích: Đền bù thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần mà người mua bảo hiểm gây ra cho người khác.
Quyền lợi:
- Bảo vệ pháp lý: Hỗ trợ pháp lý khi xảy ra tranh chấp.
- Chi trả phí bồi thường: Chi trả các khoản bồi thường cho bên thứ ba.
Các loại: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp,…
Ví dụ: Một tài xế mua hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho xe ô tô. Nếu xảy ra tai nạn và gây hư hỏng xe của người khác, quy định về hợp đồng bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm chi trả chi phí sửa chữa.
Hiểu rõ các loại hợp đồng bảo hiểm phổ biến giúp người tiêu dùng chọn được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân hoặc gia đình. Đồng thời tối ưu hóa quyền lợi bảo vệ được quy định về hợp đồng bảo hiểm trước rủi ro trong cuộc sống.
Tìm hiểu thêm về các loại bảo hiểm hiện nay ở Việt Nam!
3. Tính chất của hợp đồng bảo hiểm
3.1 Tương thuận và song vụ
Hợp đồng bảo hiểm là một dạng hợp đồng tương thuận, nghĩa là chỉ có hiệu lực khi các bên tự nguyện đồng ý và đạt được thỏa thuận. Đồng thời, đây là hợp đồng song vụ, trong đó cả hai bên đều có quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng trong nội dung hợp đồng bảo hiểm:
- Tương thuận: Cả bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đều phải có sự đồng ý tự nguyện mới thành lập được hợp đồng. Không có bên nào bị ép buộc.
- Song vụ: Mỗi bên trong hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí, bên bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
3.2 Hợp đồng bảo hiểm có tính chất trung thực tối đa
Tính trung thực là nguyên tắc quan trọng trong quy định về hợp đồng bảo hiểm, yêu cầu cả hai bên cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác:
Đối tượng | Nghĩa Vụ | Quyền Lợi |
---|---|---|
Bên mua bảo hiểm | - Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho hợp đồng bảo hiểm. | - Yêu cầu doanh nghiệp giải thích chi tiết các điều khoản hợp đồng. |
- Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm khi có thay đổi liên quan đến hợp đồng. | - Yêu cầu giữ bí mật các thông tin đã cung cấp. | |
- Thông báo sự kiện bảo hiểm xảy ra cho doanh nghiệp bảo hiểm. | - Được cấp hợp đồng bảo hiểm đã giao kết. | |
- Nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn. | - Được nhận bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. | |
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế tổn thất. | - Được nhận bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. | |
Doanh nghiệp bảo hiểm | - Giải thích rõ các điều khoản, quyền và nghĩa vụ cho bên mua bảo hiểm. | - Yêu cầu bên mua cung cấp thông tin liên quan đầy đủ, chính xác, trung thực. |
- Cấp giấy chứng nhận hoặc đơn bảo hiểm ngay sau khi ký kết hợp đồng. | - Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận đã ký trong hợp đồng. | |
- Khi có sự kiện bảo hiểm, bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm kịp thời cho bên được bảo hiểm. | - Từ chối bồi thường nếu sự kiện không nằm trong phạm vi bảo hiểm. | |
- Khi từ chối bồi thường, phải giải thích lý do bằng văn bản cho bên được bảo hiểm. | - Yêu cầu bên được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đề phòng rủi ro và hạn chế tổn thất. | |
- Phối hợp với bên mua giải quyết yêu cầu bồi thường của bên thứ ba khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. |
|
Đây là nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm. Nếu người mua khai báo không trung thực, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường hoặc hủy bỏ hợp đồng.
3.3 Tính chất may rủi: Chỉ chi trả khi rủi ro xảy ra
Hợp đồng bảo hiểm chỉ phát huy hiệu lực khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, tức là các rủi ro không chắc chắn như tai nạn, bệnh tật, thiên tai. Đây là lý do bảo hiểm mang tính chất "chia sẻ rủi ro" giữa các cá nhân tham gia.
- Sự kiện bảo hiểm không chắc chắn: Không ai có thể dự đoán chính xác khi nào và ở đâu sự kiện bảo hiểm sẽ xảy ra.
Bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chi trả khi có sự kiện bảo hiểm được quy định về hợp đồng bảo hiểm xảy ra.
3.4 Không thể tách rời, có tính tín dụng cao
- Không thể tách rời: Hợp đồng bảo hiểm là thỏa thuận mang tính pháp lý giữa hai bên, không có hình thái vật chất cụ thể và không thể chuyển nhượng tự do.
- Tính tín dụng cao: Người mua đóng phí trước, và doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ thanh toán sau khi rủi ro xảy ra.
Điều này có nghĩa là người mua bảo hiểm không thể chọn lựa một số điều khoản mà mình thích và loại bỏ các điều khoản khác.
Các tính chất của nội dung hợp đồng bảo hiểm đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng giữa hai bên, đồng thời phản ánh sự phức tạp và đặc thù trong việc quản lý rủi ro. Việc nắm rõ những tính chất này giúp người tham gia tránh được sai sót và tận dụng tối đa quyền lợi bảo hiểm.
3.5 Hợp đồng bảo hiểm theo mẫu cố định
Các điều khoản và nội dung hợp đồng bảo hiểm thường được chuẩn hóa bởi công ty bảo hiểm và áp dụng cho tất cả khách hàng. Tuy nhiên, một số hợp đồng có thể được tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu đặc thù của người mua.
4. Các thuật ngữ bảo hiểm quan trọng
Để hiểu rõ hơn về khái niệm bảo hiểm, chúng ta cần nắm vững các thuật ngữ bảo hiểm chuyên ngành sau:
4.1 Người mua bảo hiểm
Thuật ngữ bảo hiểm đầu tiên cần biết đó là Người mua/tham gia bảo hiểm. Người mua bảo hiểm là cá nhân hoặc tổ chức tham gia ký kết hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm. Họ có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm và được hưởng các quyền lợi theo quy định trong hợp đồng. Đây có thể là chính người được bảo hiểm hoặc người mua thay cho một bên khác.
4.2 Người được bảo hiểm
Người được bảo hiểm trong thuật ngữ bảo hiểm là đối tượng mà hợp đồng bảo hiểm hướng đến, thường là người chịu rủi ro. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, người được bảo hiểm (hoặc người thụ hưởng) sẽ nhận quyền lợi trong quy định hợp đồng bảo hiểm.
4.3 Doanh nghiệp bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm là tổ chức cung cấp dịch vụ và tạo ra hợp đồng bảo hiểm, chịu trách nhiệm thanh toán quyền lợi hoặc bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, dựa trên các điều khoản trong nội dung hợp đồng bảo hiểm.
4.4 Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm
Thuật ngữ bảo hiểm khác cần biết trong khái niệm bảo hiểm là số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm. Nhiều người nhầm lẫn khái niệm của 2 thuật ngữ bảo hiểm này, dưới đây là sự khác biệt:
- Số tiền bảo hiểm: Là số tiền tối đa mà doanh nghiệp bảo hiểm cam kết chi trả khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Phí bảo hiểm: Là khoản tiền mà người mua bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm để đổi lấy quyền lợi trong hợp đồng bảo hiểm.
Có nên rút tiền bảo hiểm trước hạn hay không? Ưu điểm và rủi ro khi rút tiền trước hạn là gì?
4.5 Sự kiện bảo hiểm
Sự kiện bảo hiểm là những tình huống hoặc rủi ro được quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm. Khi sự kiện này xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện nghĩa vụ bồi thường hoặc chi trả.
Ví dụ: Bệnh tật, tai nạn, cháy nổ, mất cắp,…
4.6 Thời hạn cân nhắc
Thời hạn cân nhắc là khái niệm bảo hiểm chỉ về khoảng thời gian sau khi ký hợp đồng, người mua có quyền hủy hợp đồng và được hoàn lại phí bảo hiểm nếu cảm thấy không phù hợp. Thời gian này thường kéo dài từ 10-21 ngày tùy quy định của từng doanh nghiệp trong nội dung hợp đồng bảo hiểm.
4.7 Điều khoản loại trừ
Thuật ngữ bảo hiểm còn có điều khoản loại trừ. Đây là các tình huống hoặc sự kiện mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chi trả quyền lợi. Ví dụ: những rủi ro xảy ra do hành vi cố ý hoặc phạm pháp của người được bảo hiểm.
Ví dụ: Bệnh lý sẵn có, tự tử, chiến tranh,…
4.8 Quyền lợi đáo hạn
Quyền lợi đáo hạn là một trong những thuật ngữ bảo hiểm nói về khoản tiền mà người mua bảo hiểm nhận được khi hợp đồng bảo hiểm kết thúc và không có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Quyền lợi này phổ biến trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ kết hợp tiết kiệm. Áp dụng đối với các loại hợp đồng bảo hiểm có thời hạn nhất định.
5. Cách đọc và hiểu hợp đồng bảo hiểm
5.1 Kiểm tra thông tin cơ bản nội dung hợp đồng bảo hiểm
Trước khi ký hợp đồng bảo hiểm, cần kiểm tra các thông tin quan trọng:
- Người mua bảo hiểm: Tên, địa chỉ và các chi tiết cá nhân có đúng không?
- Đối tượng bảo hiểm: Tài sản, sức khỏe, hoặc con người được bảo vệ trong hợp đồng.
- Thời hạn bảo hiểm: Ngày bắt đầu và kết thúc của hợp đồng. Thông tin này quyết định khoảng thời gian mà bảo hiểm có hiệu lực.
5.2 Xem xét điều khoản loại trừ
Điều khoản loại trừ liệt kê các tình huống mà doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm. Những trường hợp này thường bao gồm:
- Rủi ro do cố ý gây ra bởi người được bảo hiểm.
- Các sự kiện nằm ngoài phạm vi bảo hiểm (ví dụ: chiến tranh, bạo loạn). Ví dụ: Bệnh lý sẵn có, tự tử, chiến tranh, thiên tai (nếu không được bảo hiểm bổ sung).
5.3 Tìm hiểu về các quyền lợi bảo hiểm
- Số tiền bảo hiểm: Kiểm tra số tiền tối đa mà công ty bảo hiểm chi trả cho mỗi sự kiện bảo hiểm.
- Phạm vi bảo hiểm: Xác định rõ các rủi ro được nội dung hợp đồng bảo hiểm, ví dụ: bệnh tật, tai nạn, mất cắp,…
- Quy trình yêu cầu bồi thường: Tìm hiểu các thủ tục cần thiết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Ngoài ra, còn hiểu rõ và nắm kỹ các khái niệm bảo hiểm, thuật ngữ bảo hiểm để không nhầm lẫn các thuật ngữ bảo hiểm khác.
5.4 Tư vấn từ chuyên gia
- Trước khi ký: Nên tham khảo ý kiến của chuyên viên tư vấn bảo hiểm để được giải đáp mọi thắc mắc.
- Chọn chuyên gia uy tín: Lựa chọn những người có kinh nghiệm và am hiểu về sản phẩm bảo hiểm mà bạn quan tâm.
5.5 Các lưu ý khác
- Đọc kỹ từng điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Không bỏ qua bất kỳ điều khoản nào, kể cả những điều khoản nhỏ, khái niệm bảo hiểm và thuật ngữ bảo hiểm.
- Yêu cầu giải thích: Nếu không hiểu rõ bất kỳ điều khoản nào, hãy yêu cầu chuyên viên tư vấn giải thích một cách rõ ràng.
- Giữ bản sao hợp đồng: Luôn giữ bản sao hợp đồng để tham khảo khi cần thiết.
Tại sao phải đọc kỹ hợp đồng bảo hiểm?
- Bảo vệ quyền lợi: Giúp bạn hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình để tránh tranh chấp sau này.
- Tránh rủi ro: Giúp bạn nhận biết các rủi ro tiềm ẩn và lựa chọn sản phẩm bảo hiểm phù hợp.
- Đưa ra quyết định sáng suốt: Giúp bạn so sánh các sản phẩm bảo hiểm khác nhau và chọn được sản phẩm tốt nhất.
Lời khuyên:
- Dành thời gian đọc kỹ hợp đồng bảo hiểm và các thuật ngữ bảo hiểm trước khi ký kết.
- Yêu cầu tư vấn nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào.
- So sánh nhiều sản phẩm từ nhiều công ty khác nhau để tìm được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.
Bằng cách làm theo những hướng dẫn trên, bạn sẽ có thể đọc hiểu hợp đồng bảo hiểm một cách dễ dàng và tự tin hơn.
Lời kết
Hiểu rõ về hợp đồng bảo hiểm là bước đầu tiên để bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt khi mua bất kỳ loại bảo hiểm nào. Hãy bảo vệ tương lai của bạn và những người bạn yêu thương bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bảo hiểm. Hãy chia sẻ bài viết này của Rabbit Care nếu bạn thấy hữu ích hoặc để lại câu hỏi nếu bạn cần tư vấn thêm về các sản phẩm bảo hiểm!