Chăm sóc tinh thần

8 Dấu hiệu trầm cảm dễ nhận biết và các nguyên nhân phổ biến

Tác giả: Annie Thi

Thi (Annie) là nhà sáng tạo nội dung với hơn 3 năm kinh nghiệm. Thi luôn cập nhật các kiến thức và xu hướng mới nhất để tạo ra các nội dung hấp dẫn, chất lượng, và giá trị cho độc giả. Với kinh nghiệm làm việc cũng như khả năng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, Thi sẽ giúp bạn tìm thấy thông tin hữu ích và tin cậy. Cùng khám phá các thông tin hữu ích về lĩnh vực tài chính và bảo hiểm qua các bài viết của Thi nhé!

 
 
Published: Tháng sáu 12,2024
dấu hiệu trầm cảm

Cuộc sống ngày càng hiện đại cũng kéo theo sự gia tăng về áp lực và khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc. Do đó, một bệnh về tâm lý trở nên phổ biến và gây ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. 

Hiểu rõ các dấu hiệu trầm cảm không chỉ giúp chúng ta nhận diện và hỗ trợ người bệnh một cách kịp thời. Nó còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe tinh thần cho cộng đồng. 

Trong bài viết dưới đây, Rabbit Care sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản về căn bệnh này cũng như các hậu quả mà nó gây ra.

1. Trầm cảm là bệnh gì?

Đây là một bệnh rối loạn tâm trạng thường thấy ở hầu hết các quốc gia. Theo thống kê từ WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 5% người trưởng thành bị trầm cảm trên toàn thế giới. Trong đó, trong đó phụ nữ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn khoảng 50% so với nam giới. 

Mặc dù hiện nay đã có cách chữa bệnh trầm cảm đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên, hơn 75% người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình không được điều trị.

Bệnh trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm thấy, suy nghĩ, và hành xử. Từ đó, có thể cản trở khả năng hoạt động và tiếp tục cuộc sống bình thường của bạn. Nặng hơn nữa, người bệnh có thể mất kiểm soát hành vi và gây ra các hậu quả nặng nề cho gia đình, xã hội. 

Vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng và tìm kiếm sự giúp đỡ y tế là rất quan trọng để có thể điều trị và cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần.

bệnh trầm cảm là gì
Giải thích về bệnh trầm cảm là gì?

2. Các dấu hiệu trầm cảm thường thấy ở người bệnh

2.1. Thường xuyên cảm thấy chán nản

Dấu hiệu của trầm cảm đầu tiên bạn có thể thấy đó là người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn bã, u sầu mà không có nguyên nhân rõ ràng. Cảm giác này kéo dài trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần. Điều này làm suy giảm chất lượng cuộc sống và khả năng làm việc của họ. Ngay cả khi có những biến đổi tích cực trong cuộc sống, tình trạng này cũng không được thuyên giảm. 

2.2. Mất hoặc giảm hứng thú trong mọi việc

Tiếp theo, người bệnh không còn tìm thấy niềm vui trong các hoạt động mà họ từng yêu thích. Bao gồm các sở thích cá nhân, công việc, và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, họ còn tránh né các mối quan hệ mà họ cảm thấy thân thiết.

2.3. Cảm giác mặc cảm, tội lỗi, hoặc thấy mình vô dụng

Một dấu hiệu của bệnh trầm cảm nữa là trải qua cảm giác tự ti, phiền hà về những việc nhỏ nhặt. Người bệnh luôn tự đánh giá thấp về bản thân và cảm thấy mình không xứng đáng. Họ có thể cảm thấy mình không có giá trị và dằn vặt về những lỗi lầm trong quá khứ. 

2.4. Thường xuyên mệt mỏi và mất năng lượng 

Đặc biệt, dấu hiệu trầm cảm có thể thường xuyên nhìn thấy nhất là sự mệt mỏi ngay cả khi đã ăn đủ bữa và ngủ đủ giấc. Họ cảm thấy kiệt sức cả về thể chất lẫn tinh thần, ngay cả khi họ không làm gì nặng nhọc. Ngoài ra, nhu cầu tình dục của họ cũng bị giảm sút hẳn. 

dấu hiệu của trầm cảm
Các dấu hiệu trầm cảm thường thấy ở người bệnh

2.5. Suy giảm khả năng tập trung, do dự, hay quên 

Bệnh trầm cảm cũng gặp khó khăn trong công việc hoặc học tập. Bởi họ có thể khó có thể tập trung và ghi nhớ những điều quan trọng. Đối với những việc mang tính chất quyết định, người mắc phải căn bệnh này cũng luôn trong trạng thái do dự và không thể quyết đoán được. 

2.6. Thay đổi khẩu vị và cân nặng nhanh chóng

Có thể bạn thấy khá lạ lẫm, tuy nhiên, thay đổi cân nặng cũng là một dấu hiệu bệnh trầm cảm cần chú ý. Người bệnh lúc này sẽ có sự thay đổi lớn về khẩu vị. Từ đó, dẫn đến việc ăn quá nhiều hoặc quá ít. Kết quả là, họ có thể tăng hoặc giảm cân đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn mà không có lý do cụ thể.

2.7. Bồn chồn, dễ bị kích động hoặc thao tác chậm chạp

Người bệnh trầm cảm sẽ bị lo lắng thái quá và có những phản ứng mạnh mẽ mới sự việc hơn bình thường. Họ có thể trở nên cáu gắt, đứng ngồi không yên mà không có lý do rõ ràng. Các trạng thái vui buồn, dễ khóc, dễ cười cũng trở nên thường xuyên hơn.

2.8. Thường xuyên có ý nghĩ và ý định về cái chết

Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh trầm cảm sẽ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực về cái chết. Thậm chí là có các hành vi hành hạ bản thân, tự sát. Đặc biệt lưu ý rằng, đây là dấu hiệu trầm cảm nguy hiểm nhất và cần được can thiệp y tế ngay lập tức.

3. Các mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm

3.1. Trầm cảm nhẹ

Đây là giai đoạn đầu của bệnh, khi các triệu chứng chưa quá nặng nề. Ở đây, các dấu hiệu kể trên sẽ bắt đầu xuất hiện kéo dài liên tục ít nhất 2 tuần. Trường hợp dưới ngưỡng trầm cảm có ít hơn 5 triệu chứng trầm cảm được nêu trên.

Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng làm việc, học tập hoặc các hoạt động hàng ngày. Nhưng tốt nhất là bạn nên theo dõi sức khỏe tinh thần của mình và những người xung quanh để nhận biết sớm và điều trị kịp thời. 

Nếu hiểu biết về các cách chữa trị trầm cảm tại nhà, họ cũng có thể tự mình vượt qua mà không cần sự can thiệp y tế nghiêm trọng.

3.2. Trầm cảm vừa

Giai đoạn tiếp theo, tất cả các triệu chứng trầm cảm sẽ dần biểu hiện rõ ràng hơn. Họ cũng sẽ gặp vấn đề về giấc ngủ. Chẳng hạn như thiếu ngủ, mất ngủ, hoặc luôn cần phải ngủ. 

Họ sẽ cảm giác mệt mỏi liên tục và giảm sự tập trung. Các cảm xúc tiêu cực như tuyệt vọng và tự ti cũng trở nên phổ biến hơn. 

các mức độ trầm cảm
Các mức độ của bệnh trầm cảm

3.3. Trầm cảm nặng

Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh trầm cảm. Lúc này, các triệu chứng ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng làm việc, quan hệ xã hội và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Lúc này, họ sẽ mất hoàn toàn hứng thú và niềm vui trong cuộc sống, và thậm chí có thể có ý định tự tử.

Một số trường hợp có thể đi kèm cùng triệu chứng tâm thần khác, gọi là loạn thần. Chẳng hạn như gặp ảo giác hoặc có chứng hoang tưởng.

Lúc này, người mắc bệnh trầm cảm có thể cần nhập viện để được quan tâm và điều trị chuyên sâu. Thông thường, nó sẽ bao gồm sự kết hợp của thuốc chống trầm cảm, liệu pháp tâm lý, v.v. 

4. Nguyên nhân gây trầm cảm

Bệnh trầm cảm phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường là do sự kết hợp giữa yếu tố sinh học, tâm lý, và môi trường. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây trầm cảm:

4.1. Yếu tố di truyền

Có nhiều nghiên cứu khoa học nói rằng một số gen liên quan đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Nghĩa là, nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột thịt của bạn bị trầm cảm, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đây không phải là yếu tố duy nhất tạo ra căn bệnh này. 

Nghiên cứu về sinh đôi

Các nghiên cứu trên sinh đôi đã chỉ ra, nếu một trong hai người sinh đôi giống hệt nhau mắc trầm cảm, thì người còn lại có 70% nguy cơ phát triển bệnh. Điều này chứng tỏ gen đóng một vai trò lớn trong việc tạo ra bệnh trầm cảm.

Nghiên cứu di truyền quy mô lớn

Một nghiên cứu di truyền quy mô lớn đã xác định được 178 biến thể gen liên quan đến trầm cảm nặng. Nó đã phân tích hồ sơ y tế và gen từ hơn 1.2 triệu người từ bốn ngân hàng dữ liệu khác nhau và có thể giúp xác định những người có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm và các rối loạn tâm thần liên quan.

Nghiên cứu về gen cụ thể

Một nhóm nghiên cứu Anh đã tìm ra một số gen phổ biến trong đa số các thành viên của gia đình mắc trầm cảm. Chromosome 3p25-26 được tìm thấy trong hơn 800 gia đình có tiền sử bệnh trầm cảm. Các nhà khoa học tin rằng có thể có 40% những người mắc trầm cảm liên quan nguồn gốc gen của họ.

nguyên nhân gây trầm cảm
Di truyền là một trong các nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

4.2. Sang chấn tâm lý

Bên cạnh đó, những trải nghiệm đau buồn hoặc chấn thương tâm lý cũng là một trong số các nguyên nhân. Những sự kiện này gây ra một dấu ấn sâu sắc và lâu dài trong tâm trí người bệnh. Chẳng hạn như chứng kiến sự mất mát to lớn, là nạn nhân của bạo lực, hoặc liên quan đến các vụ tai nạn cũng có thể dẫn đến trầm cảm. 

4.3. Tâm lý bi quan

Những người có xu hướng nhìn nhận mọi thứ một cách tiêu cực và bi quan có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn. Bởi cách nhìn của họ là tập trung vào những mặc xấu trong cuộc sống. Cho nên, họ cũng dễ dàng từ bỏ hơn khi gặp khó khăn. 

Từ đó, kéo theo các hành vi tiêu cực, như né tránh hoạt động xã hội hay cô lập bản thân. Điều này sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm.

4.4. Yếu tố văn hóa và xã hội

Bên cạnh đó, các áp lực từ môi trường bên ngoài cũng là một tác nhân lớn gây ra những dấu hiệu trầm cảm. Ví dụ như căng thẳng vì công việc, môi trường đồng nghiệp độc hại, các mối quan hệ xấu, v.v. Hay một tình trạng cũng đang phổ biến hiện nay là khi bị phân biệt đối xử do giới tính, chủng tộc, hoặc tình trạng kinh tế.

4.5. Đã có bệnh nền trước đó

Một số bệnh lý trong cơ thể, chẳng hạn như tim, ung thư, tiểu đường, v.v. cũng tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Bởi nó gây ra sự đau đớn, mệt mỏi, và lo lắng. Từ đó, dẫn đến những cảm xúc tiêu cực và làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Ngoài ra, còn có một số các loại thuốc điều trị có tác dụng phụ dẫn đến dấu hiệu trầm cảm khác nhau.

>>> Bạn cũng đừng nên bỏ qua các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh để bảo vệ tương lai của các búp măng non nhé!

bệnh nền có sẵn dẫn đến trầm cảm
Dấu hiệu trầm cảm cũng xuất hiện khi có bệnh nền

4.6. Căng thẳng kéo dài

Khi không thể giải quyết hoặc thích nghi với các vấn đề bất ngờ hoặc không theo ý muốn, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cũng tăng. Bởi vì khi cơ thể tiếp xúc với căng thẳng trong thời gian dài, nó sẽ sản xuất ra nhiều hormone cortisol hơn. Và cortisol có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Từ đó, dẫn đến các dấu hiệu trầm cảm.

4.7. Lạm dụng chất kích thích

Ngoài ra, việc sử dụng các chất kích thích trong thời gian dài cũng tăng khả năng mắc bệnh trầm cảm và khiến nó trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ điển hình như rượu bia, ma túy, thuốc lá có thể ảnh hưởng đến hóa học não bộ và làm thay đổi cách nó xử lý cảm xúc.

5. Các hậu quả khi không nhận biết bệnh trầm cảm

Bởi đây là một căn bệnh nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Bao gồm về sức khỏe chung, cuộc sống cá nhân, và có thể ảnh hưởng đến ngoài xã hội. Cho nên, nếu không được điều trị sớm các dấu hiệu trầm cảm, nó có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

5.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

Một số các bệnh khác kéo theo từ trầm cảm có thể được kể đến như:

  • Suy giảm hệ miễn dịch: Lúc này, cơ thể bạn không đủ khả năng để chống lại các virus thông thường. Từ đó, khiến bạn trở nên dễ mắc bệnh hơn.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Nó còn có thể làm tăng huyết áp, cholesterol và nhịp tim.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Bệnh trầm cảm cũng gây ra các rối loạn về cách cơ thể sử dụng insulin. 
  • Đau nhức mãn tính: Nó làm trầm trọng thêm các cơn đau nhức mãn tính. Chẳng hạn như đau lưng và đau khớp. Vì vậy, đừng quên tìm hiểu thêm về các cách trị đau lưng tại nhà đơn giản và hiệu quả tại đây!
  • Gây ra các vấn đề về tiêu hóa: Các triệu chứng táo bón, tiêu chảy, và đầy bụng cũng xuất hiện nhiều hơn khi có các dấu hiệu trầm cảm.
  • Gây mất ngủ: Khi không ngủ đủ giấc, cơ thể cũng sẽ trở nên uể oải và giảm tỉnh táo hơn.

hậu quả của trầm cảm
Trầm cảm cũng có thể để lại các hậu quả lớn cho bản thân và xã hội

5.2. Ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân

  • Khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ: Xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm có thể khiến bạn dễ cáu kỉnh, bực bội, và xa lánh người khác.
  • Giảm năng suất làm việc: Bởi vì khó tập trung và ghi nhớ, năng suất học tập và làm việc cũng sẽ bị giảm theo.
  • Tăng nguy cơ lạm dụng chất kích thích: Các dấu hiệu bị trầm cảm cũng khiến bạn tìm đến rượu bia, ma túy và thuốc lá để giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Hãy cố gắng tránh xa để cơ thể của bạn luôn ở trong mức nồng độ cồn trong máu cho phép nhé!
  • Có ý nghĩ và hành vi tự tử: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự tử. Một khi phát hiện bản thân nhen nhóm hành vi này, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức.

5.3. Tác động đến cuộc sống xã hội

Sự thiếu nhận thức và hỗ trợ từ cộng đồng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm trong xã hội. Lúc này sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe tinh thần chung cho cả cộng đồng. Bên cạnh đó, nếu không tìm hiểu về bệnh trầm cảm là gì, các trường hợp bị phân biệt đối xử bởi những người xung quanh cũng từ đó diễn ra.

Chính vì vậy, mỗi người hãy cùng hiểu và thông cảm cho căn bệnh tâm lý này. Từ đó, góp phần xây dựng một xã hội văn minh và tốt đẹp hơn bao giờ hết. 

Tóm tắt

start summarize

Nhận diện sớm các dấu hiệu trầm cảm là bước quan trọng đầu tiên trong việc ngăn chặn và điều trị hiệu quả. Bằng việc chú ý đến những thay đổi nhỏ trong cảm xúc, hành vi và sức khỏe, chúng ta có thể hỗ trợ bản thân và những người thân yêu vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý và y tế khi cần thiết. Hãy cùng nhau xây dựng một cộng đồng quan tâm và hỗ trợ lẫn nhau để mọi người đều có cơ hội sống một cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm bảo hiểm từ Rabbit Care, hay nhấn vào link này!

end summarize

Nguồn tham khảo