Chăm sóc tinh thần

Toxic positivity: Tích cực độc hại là gì? Biểu hiện và cách phòng tránh

Tác giả: Annie Thi

Thi (Annie) là nhà sáng tạo nội dung với hơn 3 năm kinh nghiệm. Thi luôn cập nhật các kiến thức và xu hướng mới nhất để tạo ra các nội dung hấp dẫn, chất lượng, và giá trị cho độc giả. Với kinh nghiệm làm việc cũng như khả năng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, Thi sẽ giúp bạn tìm thấy thông tin hữu ích và tin cậy. Cùng khám phá các thông tin hữu ích về lĩnh vực tài chính và bảo hiểm qua các bài viết của Thi nhé!

 
 
Published: Tháng bảy 9,2024
tích cực độc hại

Bạn có bao giờ cảm thấy mệt mỏi với những lời khuyên sáo rỗng như “Hãy luôn lạc quan!” hay “Đừng buồn nữa, hãy mỉm cười lên!”? Ẩn sau lớp vỏ bọc hào nhoáng của “good vibes only” đôi khi là những góc khuất u tối mà chúng ta thường bỏ qua. 

Liệu tích cực độc hại – xu hướng cưỡng ép bản thân luôn vui vẻ bất chấp những cảm xúc tiêu cực có thực sự là chìa khóa cho hạnh phúc? Hay là nó chính là con đường dẫn đến những tổn thương tinh thần?

Hãy cùng Rabbit Care gỡ bỏ lớp mặt nạ ấy và khám phá sức mạnh của những cảm xúc thật. Qua đó, có thể hướng đến một cuộc sống trọn vẹn thực sự.

1. Tích cực độc hại là gì?

Con người luôn mang trong mình hai cảm xúc đối lập nhau, tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, toxic positivity – tích cực độc hại, là một khái niệm tâm lý có thể dẫn đến ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần. Nó chỉ sự tích cực quá mức và phi thực tế. Trong đó các cá nhân không được khuyến khích thể hiện hoặc thừa nhận cảm giác và cảm xúc tiêu cực. 

Thay vào đó, họ luôn cố gắng duy trì tinh thần lạc quan quá mức, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Mặc dù sự lạc quan là tốt, nhưng khi trở nên quá đà, nó có thể gây ra những hệ quả đáng tiếc. Một trong những ảnh hưởng rõ nhất là sự coi thường khó khăn và nỗi buồn. Từ đó làm mất đi sự chân thật và cân bằng trong cảm xúc.

2. Các biểu hiện của sự tích cực độc hại

Không dễ dàng để chúng ta có thể nhận biết được sự khác nhau giữa lối sống tích cực với sự tích cực độc hại. Để phân biệt được những loại cảm xúc này, cùng tìm hiểu sâu hơn về các biểu hiện toxic positive dưới đây. 

dấu hiệu của toxic positivity
Đặc điểm đầu tiên của tích cực độc hại là một khi tiêu cực xuất hiện, nó sẽ bị phớt lờ

2.1. Che giấu cảm xúc thật

Từ định nghĩa trên, ta có thể thấy được một trong những biểu hiện phổ biến nhất của nó là việc kìm nén cảm xúc tiêu cực. Ở đây, ngay cả khi bên trong họ đang rất buồn bã, lo lắng, tức giận hay thất vọng, họ vẫn phải luôn luôn tươi cười. Họ cố gắng che giấu những đứa trẻ bên trong đang mang đầy tổn thương vì sợ bị đánh giá hoặc khiến người khác lo lắng. 

Đây có thể được coi là một hình thức tự bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, điều này lại khiến cho nội tâm thật sự không được giải phóng, tạo nên gánh nặng tinh thần không hề nhẹ.

2.2. Né tránh vấn đề

Bên cạnh đó, thay vì đối diện và giải quyết, nhiều người lại chọn cách lờ đi những khó khăn. Họ sẽ tự thuyết phục rằng “mọi chuyện sẽ ổn thôi”, và coi việc này như một cách để duy trì sự bình yên tâm hồn. 

Thế nhưng thực chất, vấn đề cốt lõi sẽ không được giải quyết. Nó sẽ tích tụ lại theo từng ngày và có thể trở thành “giọt nước tràn ly”. 

>>> Tìm hiểu xem mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu là uy tín và an toàn?

2.3. Cảm thấy tội lỗi khi bản thân tiêu cực

Khi sự tích cực trở thành một áp đặt, bất cứ khi nào cảm nhận sự đau buồn hay thất vọng, họ lại càng thêm nặng nề với chính mình. Lúc này, họ có thể tự trách mình vì không đủ mạnh mẽ để giữ vững tinh thần lạc quan. Bởi họ tin rằng mình không được phép buồn – một dấu hiệu của sự yếu đuối. 

Bởi đồ thị cảm xúc con người không phải lúc nào cũng là một đường thẳng. Chúng ta chắc chắn sẽ trải qua các hỷ, nộ, ái, ố một cách tự nhiên. Tích cực độc hại sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn của sự tự phê bình và tự ti. Khi đó, tổn thương tâm lý sẽ hình thành.

2.4. Lảng tránh cảm xúc của người khác

Đặc biệt, khi những người xung quanh chia sẻ những suy nghĩ đến họ, người mang suy nghĩ tích cực độc hại thường có xu hướng chối bỏ những cảm xúc tiêu cực. Họ cố gắng “khuyến khích” người khác hãy nghĩ khác đi thay vì đồng cảm. 

Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn tác động lên cách chúng ta đối xử với cảm xúc của người khác. Thay vì lắng nghe và thấu hiểu, người ta thường phản ứng bằng những câu nói vô cảm như “đừng lo, mọi thứ sẽ ổn”, “hãy nghĩ tích cực lên”. 

Và, khi một người lựa chọn không thừa nhận nỗi đau của người khác, họ không chỉ tước đi cơ hội để người đó được chia sẻ và được an ủi. Nó còn vô tình gửi đi thông điệp rằng những cảm xúc tiêu cực là không chấp nhận được trong cuộc sống.

tích cực độc hại có nguy hiểm không
Liệu rằng toxic positivity có thực sự đem lại hạnh phúc?

3. Tại sao toxic positivity lại nguy hiểm?

Về bản chất, trong khi quan điểm tích cực có thể có lợi, thì tích cực độc hại lại bỏ qua sự thực tế trong cuộc sống. Bởi những cảm xúc tiêu cực là một phần tự nhiên và cần thiết của con người. Và, việc đối mặt với tất cả những gì xảy đến một cách cởi mở là rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần.

3.1. Có thể dẫn đến các dấu hiệu trầm cảm

Một nghiên cứu mới đây từ trang NewScientist về tự khẳng định bản thân đã phát hiện ra các tác dụng ngược của toxic positivity, đặc biệt là đối với những người có lòng tự trọng thấp. 

Có thể thấy, khi mang trong mình sự tích cực độc hại, chúng ta sẽ cố gắng làm lệch đi cán cân của các loại cảm xúc. Các cảm xúc khác ngoài sự vui vẻ thực ra không hề biến mất. Chúng chỉ được giấu kín, phớt lờ, và dồn nén theo thời gian. Lâu dài, “sự vui vẻ” này có thể gây ra stress, lo âu. 

Nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn, họ có thể sẽ gặp phải các dấu hiệu trầm cảm

3.2. Làm đổ vỡ các mối quan hệ thân mật

Nguyên lý hoạt động của toxic positivity là chỉ tiếp cận “good vibes only” (chỉ những cảm xúc tốt). Cho nên, nó sẽ phủ nhận sự phức tạp trong trải nghiệm cuộc sống thường ngày. Từ đó, họ vô tình tạo ra một môi trường khiến người khác cảm thấy cảm xúc của họ bị gạt bỏ. 

Một số ví dụ điển hình

Khi bạn thân của họ nói: “Mình vừa có một ngày tồi tệ!”. Khi đó, toxic positivity sẽ đáp lại bằng câu nói: “Nhưng bạn còn có rất nhiều điều để biết ơn mà!”

Hoặc khi người yêu kể rằng: “Em không biết liệu mình có thể có mối quan hệ tốt hơn với chị gái hay không. Chị ấy đối xử bất lịch sự và coi thường em”. Nếu là người hướng đến sự tích cực độc hại, bạn sẽ có câu trả lời tương tự như: “Chị ấy là gia đình của em. Em nên thương chị ấy cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra.”

Hay đối với mối quan hệ trong công việc, đồng nghiệp của bạn chia sẻ rằng: “Công việc này thật tệ. Nó quá căng thẳng với mình.” Phản ứng tích độc hại đối với tình huống lúc này là: “Bạn còn rất may mắn vì đã có việc làm.”

Một số ví dụ về toxic positivity khác có thể được phân tích kỹ hơn từ trang web của Hiệp hội sức khỏe tâm thần Delaware.

Hậu quả của phản ứng tích cực độc hại với các mối quan hệ

Những mối quan hệ của họ khi nhận được các câu trả lời trên có thể sẽ trải qua các tình trạng sau.

  • Đau khổ: Khi không thể bày tỏ cảm xúc thật của mình, con người sẽ bị căng thẳng và lo lắng gia tăng.
  • Xấu hổ: Các cá nhân có thể cảm thấy tội lỗi vì có những cảm xúc tiêu cực đến những người mang trạng thái “good vibes only”. Từ đó, dẫn đến cảm giác xấu hổ và kém cỏi khi trò chuyện với nhau.
  • Cô lập: Vì không thể chia sẻ những khó khăn thực sự của mình, người bên cạnh sẽ cảm thấy mình khác biệt, xấu xa. 

Còn đối với người tích cực độc hại, khi những khúc mắc trong lòng không được đối diện trực tiếp và dứt điểm, nó sẽ dẫn đến tính thụ động. Do đó, người này sẽ thiếu khả năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng xã hội khác.

cách phòng tránh toxic positivity
Các cách phòng tránh tâm lý tích cực độc hại

4. Cách phòng tránh toxic positivity

4.1. Chấp nhận cảm xúc của mình và mọi người 

Việc đầu tiên để phòng tránh căn bệnh tâm lý này, đó là hãy hiểu và chấp nhận bản thân mình. Bạn cần biết rằng, tất cả những cảm xúc mình có thể cảm nhận được trong từng thời điểm là một phần tự nhiên của cuộc sống. Đừng cố gắng nhắc nhở bản thân phải luôn nhìn vào mặt tích cực. Thay vào đó, bạn hãy cho phép “đứa trẻ bên trong mình” trải qua mọi cung bậc cảm xúc.

Đối với các mối quan hệ xung quanh, bạn cũng nên mở lòng và lắng nghe những câu chuyện của họ. Từ đó, có thể đưa ra lời khuyên phù hợp để họ có thể tìm được cách giải quyết vấn đề. Hoặc nếu không có khả năng đó, bạn hãy đồng cảm với những gì họ đã trải qua. Cùng nhau đi đến những nơi yên tĩnh, không khí trong lành, để có thể nguôi ngoai bớt phần nào nỗi buồn.

4.2. Chăm sóc bản thân

Bên cạnh đó, sức khỏe tinh thần và thể chất cũng luôn cần được rèn luyện thường xuyên. Điều này có nghĩa là, bạn cần dành thời gian để ăn uống đầy đủ, tập thể dục, nghỉ ngơi, thư giãn, và làm những điều mình yêu thích. 

Khi đó, các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamin, v.v. sẽ tiết ra làm hạn chế khả năng tạo ra áp lực, căng thẳng. Đồng thời, nó cũng giúp tăng sự vui vẻ một cách tự nhiên của con người. Đây cũng chính là những cách chữa bệnh trầm cảm đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết.

4.3. Tìm cách “giải tỏa” bản thân 

Cuối cùng, thay vì tránh né các tâm trạng không tốt của bản thân, hãy tìm những cách thích hợp để giải tỏa cảm xúc. Nếu có điều kiện, bạn có thể tìm gặp bác sĩ tâm lý thường xuyên. 

Các cách đơn giản hơn cũng có thể được áp dụng là viết nhật ký, nói chuyện với người thân hay bạn bè, tham gia các hoạt động thể thao, v.v. Điều này có thể vừa khiến các cảm xúc tiêu cực không tồn tại lâu dài, chúng còn được giải tỏa chúng một cách lành mạnh.

Tóm tắt

start summarize

Như vậy, tích cực độc hại toxic positivity, dù có vẻ là một khái niệm tốt đẹp, nhưng thực tế nó lại mang đến nhiều tác động xấu đến sức khỏe tinh thần. Việc nhận thức được điều này là vô cùng cần thiết để duy trì cuộc sống cân bằng và hạnh phúc. Hãy nhớ rằng, mọi cảm xúc đều có giá trị của nó. Vì vậy, chúng ta cần phải học cách chấp nhận và quản lý chúng một cách đúng đắn.

Ngoài ra, nếu bạn cần bất kỳ sự hỗ trợ nào về sức khỏe và tài chính của bản thân, hãy tìm hiểu thêm về sản phẩm bảo hiểm gợi ý từ Rabbit Care!

end summarize

Nguồn tham khảo