Chăm sóc tinh thần

Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh và các nguyên nhân bạn không nên lơ là

Tác giả: Annie Thi

Thi (Annie) là nhà sáng tạo nội dung với hơn 3 năm kinh nghiệm. Thi luôn cập nhật các kiến thức và xu hướng mới nhất để tạo ra các nội dung hấp dẫn, chất lượng, và giá trị cho độc giả. Với kinh nghiệm làm việc cũng như khả năng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, Thi sẽ giúp bạn tìm thấy thông tin hữu ích và tin cậy. Cùng khám phá các thông tin hữu ích về lĩnh vực tài chính và bảo hiểm qua các bài viết của Thi nhé!

 
 
Published: Tháng sáu 26,2024
dấu hiệu trầm cảm ở học sinh

Tuổi học trò vốn dĩ là lứa tuổi hồn nhiên, đầy mơ ước và hoài bão. Tuy nhiên, trầm cảm đang trở thành vấn đề nhức nhối âm thầm len lỏi vào tâm hồn của các em. 

Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn tác động tiêu cực đến học tập, cuộc sống, và tương lai của các em. Do vậy, việc nhận thức và hiểu rõ về các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh là vô cùng quan trọng. Điều này có thể hỗ trợ và giúp các em vượt qua giai đoạn khó khăn này nhanh nhất.

Cùng Rabbit Care tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vấn đề trầm cảm của học sinh có phổ biến không?

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm ở học sinh đang trở nên gia tăng và đáng lo ngại. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 10% trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới đang gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Trong đó trầm cảm là một trong những rối loạn phổ biến nhất. 

Điều đáng nói là, phần lớn các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh đều không được quan tâm và giúp đỡ. Chính vì vậy, đây không chỉ là một hiện tượng đơn lẻ. Nó còn là một vấn đề toàn cầu cần được chú ý.

2. Những dấu hiệu trầm cảm ở học sinh

2.1. Rối loạn trầm cảm dai dẳng (loạn khí sắc)

Rối loạn trầm cảm dai dẳng, hay loạn khí sắc, là một trạng thái trầm cảm nhẹ. Một số biểu hiện thường thấy có thể được liệt kê dưới đây:

  • Buồn bã, chán nản kéo dài hơn 2 tuần.
  • Mất hứng thú với các hoạt động yêu thích.
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn (ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít).
  • Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Tăng động giảm chú ý, hay quên.
  • Cảm giác vô dụng, tội lỗi.
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử.

Lúc này, học sinh cần tìm hiểu và tiếp xúc với các cách sống tích cực để nạp lại năng lượng cho bản thân. Tuy nhiên, trẻ chưa tự ý thức được nguy cơ bị trầm cảm, nên nó sẽ dẫn đến các hậu quả khác trầm trọng hơn. Chính vì vậy, gia đình và nhà trường cần hết sức để tâm và hướng dẫn các em vượt qua nó một cách tinh tế.

các dấu hiệu bị trầm cảm ở tuổi dậy thì
Từng mức độ của dấu hiệu trầm cảm ở học sinh

2.2. Rối loạn mất điều hòa khí sắc kiểu gây rối

Khi các biểu hiện của bệnh trầm cảm ở trẻ em ở trên không được quan tâm đến, các hành vi tiếp theo có thể được diễn ra. 

  • Cảm xúc thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, bực bội.
  • Hay tranh cãi, gây gổ với người khác.
  • Hành vi liều lĩnh, nguy hiểm.
  • Lạm dụng chất kích thích.

Đây là các tình trạng dẫn đến những cơn buồn rầu đột ngột, thường xuyên và không lý do. Nó khiến học sinh khó kiểm soát cảm xúc của mình. Qua đó, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, sức khỏe thể chất và cả học tập, giao tiếp xã hội. 

Ngay tại lúc này, học sinh cần được điều chỉnh tâm lý ngay lập tức. Gia đình có thể đưa các em đến các bác sĩ tâm lý uy tín để chữa trị kịp thời.

2.3. Bệnh trầm cảm nặng

Nếu không được can thiệp kịp lúc, các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Một số các hành vi đáng lưu ý là:

  • Xuất hiện tất cả các dấu hiệu của rối loạn trầm cảm dai dẳng.
  • Có các triệu chứng hoang tưởng hoặc ảo giác.
  • Có ý nghĩ tự tử rõ ràng.

Lúc này, gia đình và nhà trường cần phải cho các em can thiệp liệu pháp tâm lý và y tế ngay lập tức. 

3. Các nguyên nhân trầm cảm của giới trẻ

3.1. Áp lực từ việc học hành, thi cử

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra trầm cảm ở học sinh. Bởi học sinh phải đối mặt với khối lượng kiến thức lớn, thời gian học tập căng thẳng, và kỳ vọng cao từ phía gia đình và nhà trường. Cụ thể:

  • Phía gia đình: Cha mẹ thường đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái về điểm số, thành tích học tập, v.v. Điều này khiến các em cảm thấy áp lực, lo lắng, dẫn đến các dấu hiệu stress ở học sinh và dễ mắc trầm cảm.
  • Chương trình học: Với khối lượng kiến thức lớn, bài tập nhiều, thời gian học tập căng thẳng, học sinh sẽ trở nên mệt mỏi, thiếu thời gian vui chơi, giải trí. Từ đó, dẫn đến mất cân bằng trong cuộc sống và xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh.
  • Áp lực thi cử: Lo lắng về kỳ thi, sợ thi trượt, sợ bị so sánh với bạn bè là một điều không thể tránh khỏi. Nó khiến học sinh hoang mang, tự ti, dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực.

trầm cảm ở học sinh thpt chiếm đa số
Bởi áp lực học hành và thi cử, học sinh THPT và sinh viên mắc bệnh nhiều hơn

3.2. Bạo lực gia đình

Khi nhắc đến nguyên nhân tiếp theo, ta cũng phải nhắc đến cả bạo lực thể chất và tinh thần. Thông thường, các em sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng lòng tin, dẫn đến tự ti và rút lui xã hội. Các tình trạng rối loạn tâm lý này kéo dài từ việc chứng kiến hoặc trải qua bạo lực. 

  • Bạo hành thể chất: Bị đánh đập, bạo hành.
  • Bạo hành tinh thần: Bị cha mẹ la mắng, chửi bới, xúc phạm.
  • Thiếu sự quan tâm: Khi cha mẹ thường xuyên vắng nhà, ít để ý, chia sẻ với con cái. Từ đó, các em sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng và dễ mắc bệnh tinh thần.

>>> Đừng quên tìm hiểu về bảo hiểm thân thể học sinh tại đây nhé!

3.3. Tâm sinh lý tuổi dậy thì bị thay đổi

Bên cạnh đó, đây là giai đoạn có nhiều biến đổi lớn về sinh lý và tâm lý. Cho nên, học sinh dễ bị tổn thương và stress. Những thay đổi này bao gồm sự phát triển nhanh chóng về cơ thể, hormone, và các mối quan hệ bạn bè phức tạp. Cụ thể:

  • Thay đổi nội tiết tố: Các em bắt đầu xuất hiện những cảm xúc thất thường, dễ cáu gắt, buồn bã, lo âu, dẫn đến trầm cảm ở tuổi dậy thì.
  • Áp lực về ngoại hình: Sự thiếu tự tin về ngoại hình cũng là nguyên nhân góp phần gây bệnh. Khi đã nhận thức được điều này, các em sẽ lo lắng khi bị trêu chọc, so sánh với bạn bè cùng trang lứa.
  • Khó khăn trong giao tiếp: Khi không có ai thấu hiểu và tâm sự, các em cũng sẽ khó khăn trong việc giao tiếp. Lâu dần, sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng.

Chính vì vậy, nếu không có sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè, học sinh dễ bị rơi vào trạng thái trầm cảm. 

3.4. Yếu tố di truyền 

Tương tự như các dấu hiệu trầm cảm của người lớn, di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng trong nguy cơ mắc trầm cảm ở học sinh.

Một số nghiên cứu khoa học cho thấy có một số gen di truyền có liên quan đến bệnh trầm cảm. Cho nên, nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh trầm cảm, nguy cơ gây ra bệnh trầm cảm sẽ cao hơn.

3.5. Bạo lực học đường

Nguyên nhân tiếp theo này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần mà còn ảnh hưởng đến kết quả học tập và các mối quan hệ xã hội của học sinh​. Cụ thể:

  • Bị bắt nạt, trêu chọc: Tình trạng tẩy chay đang ngày một xuất hiện trên học đường. Những học sinh là nạn nhân của bạo lực học đường sẽ bị ảnh hưởng tinh thần nặng nề. 
  • Bị bạo hành tình dục: Nghiêm trọng hơn, hành vi này xuất hiện sẽ khiến các em chấn tâm lý nghiêm trọng. Nó dẫn đến trầm cảm và các rối loạn tâm lý sâu sắc khác.

nguyên nhân trầm cảm của giới trẻ
Trầm cảm ở sinh viên và học sinh được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau

3.6. Môi trường sống tiêu cực

Điều kiện kinh tế khó khăn, môi trường xã hội kém an toàn, và thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè, cũng có thể góp phần gây ra dấu hiệu trầm cảm ở học sinh. 

  • Môi trường gia đình: Cha mẹ thường xuyên mâu thuẫn, cãi vã, ly hôn khiến học sinh cảm thấy bất an, tự ti hơn.
  • Môi trường sống ô nhiễm: Sống trong các tiếng ồn, bụi bặm, rác, v.v. cũng sẽ tác động đến tâm lý của trẻ.
  • Nhiều tệ nạn: Sống trong khu vực tỷ lệ tội phạm cao, thiếu các dịch vụ hỗ trợ tâm lý, và không có các hoạt động giải trí lành mạnh​ cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến tinh thần của học sinh, sinh viên.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như: sử dụng chất kích thích, nghiện internet, thiếu kỹ năng sống cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm ở giới trẻ.

>>> Tìm hiểu thêm về các cách chữa bệnh trầm cảm an toàn tại đây!

4. Cách phòng chống trầm cảm tuổi dậy thì

Để tránh được các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh, nó đòi hỏi sự chú ý và hỗ trợ từ gia đình, nhà trường và cả cộng đồng. Cụ thể:

4.1. Quan tâm từ gia đình

Dành thời gian cho con cái

Ba mẹ cần dành nhiều thời gian của bản thân cho con cái. Đặc biệt là với lứa tuổi dậy thì, các em cần được sống trong bầu không khí gia đình ấm áp, yêu thương. Điều này khiến các em cảm thấy an toàn và được che chở. Chẳng hạn như cùng con nghe một bản nhạc yêu thích, xem phim với con, luôn nói yêu thương con, v.v.

Chia sẻ và thông cảm cho con

Bên cạnh đó, khi con cái có những tâm tư, nguyện vọng, ba mẹ cần kiên nhẫn lắng nghe. Đồng thời nên thấu hiểu những vướng mắc mà các em có thể không giải thích được. Để làm được các việc này, gia đình cần khuyến khích con cái chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình một cách cởi mở. Lưu ý rằng, không nên phán xét hay áp đặt quan điểm lên con.

Đồng hành cùng con trong việc học

Đối với việc học hành, ba mẹ nên hiểu và đặt ra kỳ vọng phù hợp với khả năng của con. Từ đó, có thể tránh tạo áp lực quá lớn khiến các em cảm thấy stress. Thay vào đó, hãy dành thời gian vui chơi, giải trí cùng con cái để tăng cường gắn kết và tạo ra những kỷ niệm đẹp.

học sinh và sinh viên trầm cảm
Đừng lơ là các dấu hiệu stress ở học sinh và sinh viên

4.2. Giáo dục tâm lý học đường

Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên phối hợp tạo môi trường học tập thân thiện, cởi mở. Việc này giúp học sinh cảm thấy thoải mái, tự tin và phát huy tối đa tiềm năng của bản thân.

Việc tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục tâm lý học đường cũng trở nên cần thiết hơn. Qua đó, giúp học sinh hiểu biết về bản thân, nhận thức về sức khỏe tâm thần và trang bị kỹ năng sống cần thiết. 

Đối với các trường chuyên hoặc chương trình học cấp 3 nặng nề, có một chuyên gia tâm lý tư vấn để hỗ trợ học sinh kịp thời khi gặp các vấn đề cũng là một giải pháp hiệu quả.

4.3. Nâng cao nhận thức cộng đồng

Đối với cộng đồng, chúng ta nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức với những dấu hiệu trầm cảm ở học sinh. Từ đó, xóa bỏ kỳ thị về bệnh  liên quan đến trầm cảm để hỗ trợ họ hòa nhập cộng đồng. Ngoài ra, ta cần cân nhắc thiết lập đường dây nóng hỗ trợ tâm lý để học sinh và cha mẹ có thể liên hệ khi cần thiết.

trầm cảm tuổi dậy thì cần được can thiệp sớm
Trầm cảm tuổi dậy thì cần được can thiệp sớm

4.4. Phát hiện và điều trị kịp thời

Sự quan tâm và chăm sóc từ những người xung quanh có thể sớm phát hiện được các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh. Khi đó, cần đưa các em đến gặp bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tóm tắt

start summarize

Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết nghiêm túc. Cha mẹ, nhà trường, và xã hội cần chung tay để tạo môi trường sống an toàn, yêu thương. Đồng thời, có thể trang bị cho các em kiến thức và kỹ năng cần thiết để phòng chống và vượt qua căn bệnh này.

Hãy nhớ rằng, mỗi học sinh đều là một mầm non quý giá, cần được che chở và vun đắp. Từ đó có thể phát triển toàn diện và trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Để bảo đảm một tương lai tươi sáng nhất cho các em, khám phá thêm về sản phẩm bảo hiểm được khuyên dùng bởi Rabbit Care hiện nay!

end summarize

Nguồn tham khảo