Mức nồng độ cồn trong máu cho phép trong cơ thể và khi lái xe (2024)
Nồng độ cồn trong máu là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của bản thân và nền văn minh của xã hội. Bên cạnh đó, theo pháp luật Việt Nam, các tài xế lái xe ô tô và xe máy sẽ có các mức phạt khác nhau khi sử dụng đồ có cồn. Vì vậy, hiểu rõ về nó sẽ giúp chúng ta đánh giá rủi ro khi tiêu thụ rượu bia cho chính bản thân và cho cộng đồng.
Trong bài viết này, cùng Rabbit Care tìm hiểu thêm về khái niệm này cũng như các mức độ cho phép khi tham gia giao thông nhé!
1. Cách tính nồng độ cồn trong máu
Nồng độ cồn trong máu (hay còn được gọi là BAC – Blood Alcohol Concentration) là phần trăm rượu ethyl hoặc ethanol có trong lượng máu của một người. Vì vậy, để tính được nó, ta thường sử dụng đơn vị là miligam cồn trên một mililit máu, thường được viết tắt là mg/ml.
Dưới đây là công thức phổ biến được sử dụng để ước lượng BAC:
BAC (mg/ml) = A/V x 10/P x 0,8
Trong đó:
- C là nồng độ cồn có trong máu (đơn vị: g/100ml)
- A là lượng cồn đã uống (đơn vị: g)
- V là khối lượng nước trong cơ thể (đơn vị: kg)
- P là trọng số của người uống (đơn vị: kg)
- 0,8 là khối lượng riêng của cồn (xấp xỉ)
Ví dụ: Bạn đã uống 50g rượu trong một buổi tối. Bạn có cân nặng là 65kg, ước lượng khối lượng nước trong cơ thể khoảng 38kg. Lúc này, nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu?
Ta có:
A = 50g
V = 38kg
P = 65kg
Suy ra: BAC = 50/38 x 10/65 x 0,8 = 0,162 (g/ml) = 160 mg/ml
Lưu ý khi sử dụng công thức
Hãy nhớ rằng, nồng độ cồn trong máu có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như tốc độ tiêu hóa, giới tính, sức khỏe, và thời gian. Do đó, đây chỉ là một ước lượng tương đối và không thay thế cho việc sử dụng thiết bị đo, phương pháp xét nghiệm chính xác.
>>> Tham khảo các cách để có lối sống tích cực hơn mỗi ngày!
2. Tác động của nồng độ cồn với cơ thể
2.1. Tác động của nồng độ cồn trong máu đối với cơ thể
Thực tế chỉ ra rằng, nồng độ cồn trong cơ thể càng cao thì tác động của nó lên cơ thể càng mạnh. Dưới đây là các mức ảnh hưởng tương ứng lên sức khoẻ của con người khi sử dụng rượu bia.
Nồng độ cồn trong máu | Tác động lên cơ thể |
Dưới 0,5023 mg/ml | Đây được xem như là mức nồng độ cồn cho phép theo Quyết định 320 của Bộ Y tế. Bởi vì, dù không tiêu thụ rượu bia, nhưng cơ thể hằng ngày vẫn sản xuất một lượng cồn nhỏ (hay còn được gọi cồn sinh học). Điều này đến từ quá trình trao đổi chất khi ăn uống và sinh hoạt. |
Từ 0,5023 đến dưới 70 mg/ml | Nồng độ cồn trong máu này hiện ở mức vừa đủ để tạo ra một trạng thái hưng phấn nhẹ. |
Từ xấp xỉ 80 đến 120 mg/ml | Lúc này, một số người có thể trải qua sự thay đổi cảm xúc rõ rệt. Chẳng hạn như đột nhiên cảm thấy vui, buồn, hay giận dữ, v.v. mà không cần lý do. |
Từ xấp xỉ 130 đến 150 mg/ml | Khi ở ngưỡng này, cơ thể bắt đầu không thể đứng vững, nhìn thẳng, hoặc gặp khó khăn khi giao tiếp. |
Từ xấp xỉ 160 đến 200 mg/ml | Thị lực và thính giác bị suy giảm nghiêm trọng nếu nồng độ độ cồn trong máu ở mức này. Bởi vì, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát tốc độ và phản ứng của cơ thể. |
Từ xấp xỉ 210 đến 300 mg/ml | Bạn sẽ cảm thấy buồn nôn và có triệu chứng ngộ độc rượu khi cơ thể nạp cồn trong khoảng này. |
Từ xấp xỉ 310 - 400 mg/ml | Cao hơn nữa, bạn có thể bị mất khả năng vận động. Khi đó, có thể mất hoàn toàn ý thức, hạ thân nhiệt. Đây được xem như là tình trạng ngộ độc nặng, cần đưa đến cơ sở y tế sớm nhất có thể. |
Từ xấp xỉ 410 đến 500 mg/ml | Bạn sẽ có nguy cơ hôn mê, suy giảm chức năng hô hấp, huyết áp tụt, hạ thân nhiệt, tiểu không tự chủ hoặc bí tiểu nếu cơ thể tiêu thụ lượng cồn trong mức này. |
Trên 500 mg/ml | Khi nồng cộ cồn trong máu vượt ngưỡng này, lưỡi sẽ bị mềm tụt sâu vào đường thở. Từ đó, gây nên tình trạng suy hô hấp, tụt huyết áp, hạ thân nhiệt, và nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào. |
2.2. Tác động của nồng độ cồn trong máu đối với xã hội
Theo thống kê, Việt Nam là một trong những đất nước tiêu thụ bia hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, nhiều bi kịch đã xảy ra do sự mất kiểm soát về hành động bởi ảnh hưởng của BAC. Hơn nữa, vô số những vụ tai nạn thương tâm xảy ra hằng năm đến từ sự thiếu trách nhiệm của các tài xế có nồng độ cồn trong máu cao.
Vì vậy, mỗi cá nhân cũng cần ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc sử dụng rượu bia một cách có trách nhiệm. Từ đó, có thể góp phần xây dựng một xã hội an toàn, văn minh và khỏe mạnh.
3. Quy định về mức nồng độ cồn cho phép khi lái xe
Bởi lẽ, nồng độ cồn trong máu có tác động lớn đến tình trạng sức khoẻ của con người, cũng như sự tỉnh táo khi lái xe. Do đó mà pháp luật Việt Nam có những luật phòng chống tác hại của rượu bia và mức xử phạt hợp lý nhằm giảm thiểu tình trạng này.
Dưới đây là tổng hợp các mức nồng độ cồn cho phép được cập nhật mới nhất theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
3.1. Đối với tài xế lái xe ô tô
Mức độ vi phạm | Mức tiền phạt | Hình phạt bổ sung | |
Nồng độ cồn trong máu (mg/100ml máu) | Nồng độ cồn trong hơi thở (mg/1 lít khí thở) | ||
Dưới 50 | Dưới 0,25 | Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | Tước bằng từ 10 đến 12 tháng |
Trên 50 đến dưới 80 | Trên 0,25 đến dưới 0,4 | Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng | Tước bằng từ 16 đến 18 tháng |
Trên 80 | Trên 0,4 | Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng | Tước bằng từ 22 đến 24 tháng |
Từ đó có thể thấy, theo nghị định, hình phạt cao nhất cho hành vi uống rượu bia khi tham gia giao thông đối với tài xế lái xe ô tô là 40 triệu đồng. Đồng thời bị tước giấy phép lái xe lên đến 2 năm.
3.2. Đối với tài xế lái xe máy
Mức độ vi phạm | Mức tiền phạt | Hình phạt bổ sung | |
Nồng độ cồn trong máu (mg/100ml máu) | Nồng độ cồn trong hơi thở (mg/1 lít khí thở) | ||
Dưới 50 | Dưới 0,25 | Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng | Tước bằng từ 10 đến 12 tháng |
Trên 50 đến dưới 80 | Trên 0,25 đến dưới 0,4 | Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | Tước bằng từ 16 đến 18 tháng |
Trên 80 | Trên 0,4 | Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | Tước bằng từ 22 đến 24 tháng |
Như vậy, theo luật phòng chống tác hại của rượu bia, hình phạt cao nhất cho người điều khiển xe máy không đáp ứng đúng BAC quy định là 8 triệu đồng. Đồng thời, theo quy định tại luật này, tài xế xe máy sẽ bị tước giấy phép lái xe lên đến 2 năm.
>>> Tìm hiểu thêm về bảo hiểm xã hội để bảo đảm các quyền lợi cần thiết cho bản thân!
3.3. Đối với tài xế lái xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện
Mức độ vi phạm | Mức tiền phạt | |
Nồng độ cồn trong máu (mg/100ml máu) | Nồng độ cồn trong hơi thở (mg/1 lít khí thở) | |
Dưới 50 | Dưới 0,25 | Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng |
Trên 50 đến dưới 80 | Trên 0,25 đến dưới 0,4 | Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng |
Trên 80 | Trên 0,4 | Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng |
Vì thế, kể cả là xe đạp, xe đạp máy hay xe đạp điện thì vẫn sẽ bị kiểm tra nồng độ cồn như những loại phương tiện giao thông khác. Cho nên, hãy luôn lưu ý và đảm bảo bản thân ở trong mức nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông.
Tóm tắt
Hy vọng qua bài viết này, Rabbit Care giúp bạn có một cái nhìn sâu sắc hơn về nồng độ cồn trong máu. Hãy luôn tuân thủ các quy định khi lái xe và hạn chế việc tiêu thụ cồn tối đa để tránh các rủi ro cho xã hội. Quan trọng hơn hết, hãy nghĩ đến lợi ích gia đình và bản thân trước khi sử dụng cồn nhé!
Để có một sự bảo đảm hơn về mặt tài chính và sức khỏe, đừng quên tìm hiểu thêm bảo hiểm nhân thọ!
Nguồn tham khảo
Thi (Annie) là nhà sáng tạo nội dung với hơn 3 năm kinh nghiệm. Thi luôn cập nhật các kiến thức và xu hướng mới nhất để tạo ra các nội dung hấp dẫn, chất lượng, và giá trị cho độc giả. Với kinh nghiệm làm việc cũng như khả năng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, Thi sẽ giúp bạn tìm thấy thông tin hữu ích và tin cậy. Cùng khám phá các thông tin hữu ích về lĩnh vực tài chính và bảo hiểm qua các bài viết của Thi nhé!