Rabbit Care Logo
COMPLETE CARE

So sánh và đăng ký
các gói vay trong 30s

Rabbit Care

hủy hợp đồng vay tiền online có được không
user profile image
Người viếtAnnie ThiĐã đăng: Aug 06, 2024

Hủy hợp đồng vay tiền online khi chưa nhận tiền có được không?

Bạn đã từng muốn hủy hợp đồng vay tiền online sau khi đã ký thỏa thuận? Bạn lo lắng về những thủ tục rườm rà và các khoản phí phát sinh?

Đừng quá lo lắng, vì bạn hoàn toàn có quyền thực hiện điều này mà không cần bồi thường thiệt hại. Đặc biệt là khi chưa nhận được khoản vay.

Vậy làm thế nào để hủy một cách đúng đắn và nhanh chóng? Hãy cùng Rabbit Care tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Hợp đồng vay tiền online là gì?

Đầu tiên, chúng ta căn cứ vào Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 với định nghĩa về hợp đồng vay tài sản. Nói một cách dễ hiểu, đây là là sự thỏa thuận giữa bên cho vay tài sản và bên vay. Tài sản ở đây bao gồm cả vật, tiền, giấy tờ có giá, và quyền sử dụng đối với tài sản.

Theo đó, khi đến hạn trả bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay cùng loại tài sản. Ngoài ra, tài sản phải theo đúng số lượng, chất lượng, và trả lãi đúng như thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật.

Từ định nghĩa này, ta có thể hiểu được định nghĩa sau.

Hợp đồng vay tiền online là thỏa thuận vay mượn tiền là sự thỏa thuận giữa các bên thông qua các nền tảng trực tuyến.

2. Hủy hợp đồng vay tiền online khi đã ký được không?

Như vậy, trong trường hợp đồng được giao kết hợp pháp, bên vay và bên cho vay phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Lúc này, có thể hủy hợp đồng vay không? Để trả lời được câu hỏi này, tiếp tục dựa vào Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:

2.1. Hủy bỏ hợp đồng khi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng

Theo Điều 423 của Luật này, một bên có thể hủy hợp đồng mà không cần bồi thường nếu bên kia vi phạm nghiêm trọng hoặc không thực hiện đúng thỏa thuận. Lúc đó, người hủy hợp đồng vay tiền online phải thông báo ngay cho bên kia.

Trong trường hợp không thông báo gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định.

Ví dụ


Anh A ký với công ty X để vay 50 triệu đồng. Trong đó có điều khoản hủy hợp đồng vay tín chấp khi chưa nhận tiền giải ngân trong vòng 7 ngày, anh A có quyền hủy nó.

Sau 10 ngày, anh A vẫn chưa nhận được tiền. Lúc này, anh A có thể đơn phương hủy hợp đồng mà không phải bồi thường.

2.2. Hủy hợp đồng vay tiền online do chậm thực hiện nghĩa vụ

Tiếp theo, dựa vào Điều 424 của Luật này thì nếu một bên không thực hiện đúng nghĩa vụ sau khi đã được nhắc nhở, bên kia có thể hủy hợp đồng. Đối với những hợp đồng có thời hạn quan trọng, nếu quá hạn mà chưa thực hiện, bên kia có quyền hủy ngay.

Ví dụ


Chị B vay 10 triệu đồng qua ứng dụng vay tiền Y với điều kiện giải ngân gấp trong vòng 2 giờ để thanh toán hóa đơn khẩn cấp. Tuy nhiên, sau 5 giờ, ứng dụng Y vẫn chưa giải ngân. Chị B có quyền hủy hợp đồng vay tiền online vì ứng dụng Y không thực hiện đúng cam kết về thời gian giải ngân.

2.3. Hủy do không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình

Ngoài ra, Điều 425 có quy định, nếu một bên không thể thực hiện được nghĩa vụ, bên kia có thể hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường.

Ví dụ


Anh C ký hợp đồng vay 50 triệu đồng từ công ty tài chính Z qua các app vay tiền không thẩm định. Tuy nhiên, công ty Z thông báo rằng họ không thể giải ngân do gặp vấn đề về thanh khoản.

Chính vì vậy, ngay cả khi ký hợp đồng vay tiền nhưng chưa nhận tiền, anh C có quyền hủy đơn phương. Ngoài ra, có thể tìm kiếm nguồn vay khác mà không phải chịu bất kỳ ràng buộc nào với công ty Z.

2.4. Hủy bỏ khi tài sản bị mất hoặc hư hỏng

Cuối cùng, theo Điều 426, nếu một bên làm mất hoặc làm hỏng tài sản trong hợp đồng và không thể khắc phục, bên kia có quyền hủy hợp đồng. Và, bên gây ra thiệt hại phải bồi thường bằng tiền tương đương giá trị tài sản.

Mặc dù điều này ít áp dụng trực tiếp cho vay tiền online, nhưng ta có thể xem xét một trường hợp tương tự như dưới đây.

Ví dụ


Chị D vay 30 triệu đồng từ ứng dụng W để mua iPhone 15 Promax. Ứng dụng W cam kết chuyển tiền trực tiếp cho cửa hàng bán thiết bị. Tuy nhiên, do lỗi hệ thống, ứng dụng W chuyển nhầm tiền đến một tài khoản khác và không thể thu hồi.

Chị D có thể hủy hợp đồng vay tiền online và không phải chịu trách nhiệm nào.

3. Cách hủy hợp đồng vay tín chấp khi chưa nhận tiền giải ngân

Như vậy, vay tiền qua app nhưng không nhận được tiền có sao không? Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể hủy hợp đồng. Đây là quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng và được quy định trong pháp luật.

Quá trình này có thể khác nhau tùy thuộc vào chính sách của từng công ty tài chính. Người vay nên đọc kỹ điều khoản hợp đồng và liên hệ trực tiếp với bên cho vay để được hướng dẫn cụ thể.

Quy trình tham khảo như sau:

Bước 1: Liên hệ ngay với bên cho vay

Gọi điện thoại hoặc gửi email đến bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty cho vay. Trong đó, bạn hãy thông báo ý định muốn hủy hợp đồng vay. Nhớ giải thích ngắn gọn lý do muốn hủy hợp đồng.

Bước 2: Gửi yêu cầu hủy hợp đồng bằng văn bản

Sau khi nhận được hướng dẫn từ nhân viên tư vấn, bạn sẽ một văn bản chính thức yêu cầu hủy hợp đồng. Các thông tin yêu cầu có thể bao gồm:

  • Thông tin cá nhân
  • Số hợp đồng
  • Lý do hủy

Bước 3: Lưu giữ bằng chứng

Điều quan trọng nhất trong quy trình này là đừng quên giữ lại tất cả các trao đổi với bên cho vay về việc hủy hợp đồng.

Ví dụ: Bạn hãy chụp ảnh màn hình các cuộc gọi và email trao đổi với công ty cho vay.

Bước 4: Kiểm tra xác nhận

Cuối cùng, bạn hãy yêu cầu bên cho vay xác nhận bằng văn bản về việc hợp đồng đã được hủy.

Ví dụ: Anh E yêu cầu công ty tài chính gửi email xác nhận rằng "Hợp đồng vay số HĐ456 đã được hủy theo yêu cầu của khách hàng".

4. Khi nào thì hợp đồng vay tiền online có hiệu lực?

Để tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này, bạn cần nắm được thời điểm bắt đầu phát sinh hiệu lực khi nào. Dựa vào Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015, ta có thể xác định được:

4.1. Thời điểm hiệu lực

Hợp đồng thường có hiệu lực ngay tại thời điểm giao kết. Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận lại một thời điểm khác hoặc theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Chị E vay 20 triệu đồng qua nền tảng P2P Q. Trong hợp đồng có điều khoản: "Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm tiền được giải ngân vào tài khoản của người vay". Chị E ký hợp đồng lúc 2 giờ chiều, nhưng tiền được chuyển vào tài khoản lúc 4 giờ chiều. Vậy hợp đồng chính thức có hiệu lực từ 4 giờ chiều.

4.2. Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng giữa các bên

Các bên phải thực hiện đúng những điều đã cam kết từ thời điểm giao kết thành công. Hợp đồng được sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Tốt nhất, bạn nên tham khảo cách tính lãi suất vay hàng tháng tại đây.

Ví dụ: Anh F vay 25 triệu đồng qua ứng dụng T. Sau đó, anh F phát hiện lãi suất trong hợp đồng vượt quá mức cho phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Anh F có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng dựa trên quy định pháp luật, ngay cả khi ứng dụng T không đồng ý.

5. Hủy hợp đồng vay tín chấp khi chưa nhận tiền giải ngân bị gì?

Hủy hợp đồng vay tiền online là quyền lợi hoàn toàn hợp pháp của người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền này sẽ ảnh hưởng đến cả người vay và người cho vay theo những cách khác nhau.

Điều này phụ thuộc vào điều khoản hợp đồng và quy định của từng tổ chức tài chính. Việc hiểu rõ các hậu quả này sẽ giúp cả hai bên tránh được những tranh chấp không đáng có và đảm bảo quá trình hủy hợp đồng diễn ra suôn sẻ.

5.1. Đối với người vay

Ảnh hưởng đến uy tín tín dụng


Mặc dù chưa nhận tiền, nhưng việc ký kết và sau đó hủy hợp đồng có thể được ghi nhận trong hồ sơ tín dụng của người vay. Điều này có thể tạo ấn tượng không tốt khi họ muốn vay tiền trong tương lai.

Một ví dụ điển hình là trong các hệ thống chấm điểm tín dụng. Nếu việc hủy hợp đồng vay diễn ra quá thường xuyên, người vay có thể bị đánh giá là không đáng tin cậy cho các khoản vay tương lai. Kể cả khi bạn muốn vay tiền bằng bảo hiểm xã hội.

Chịu một khoản phí hành chính hoặc phí hủy hợp đồng


Một số tổ chức tài chính có quy định về việc thu phí khi người vay muốn hủy hợp đồng trước khi nhận tiền. Chúng có thể là phí thẩm định hồ sơ, phí tư vấn, hoặc phí xử lý hợp đồng, v.v.

Ví dụ, một ngân hàng có thể yêu cầu người vay trả một khoản phí xử lý hồ sơ 1 triệu đồng nếu họ quyết định hủy hợp đồng vay tín chấp khi chưa nhận tiền giải ngân.

Gặp khó khăn khi muốn vay tiền từ cùng một tổ chức trong tương lai gần


Nhiều công ty cho vay có chính sách hạn chế đối với những khách hàng đã từng hủy hợp đồng. Chẳng hạn, chị B hủy hợp đồng vay với ngân hàng Y, sau đó 3 tháng muốn vay lại nhưng bị từ chối vì lý do đã hủy hợp đồng trước đó.

Chịu trách nhiệm pháp lý


Cuối cùng, trong trường hợp hiếm gặp, nếu việc hủy hợp đồng được xem là vi phạm nghiêm trọng các điều khoản đã thỏa thuận. Khi đó, người vay có thể phải đối mặt với các biện pháp pháp lý từ phía tổ chức cho vay.

5.2. Đối với tổ chức cho vay

Chịu tổn thất về chi phí vận hành


Quá trình xét duyệt hồ sơ, thẩm định và chuẩn bị giải ngân đều tiêu tốn nhân lực và tài nguyên. Khi hợp đồng bị hủy, những chi phí này trở thành lãng phí.

Ví dụ, công ty Z đã bỏ ra 2 giờ nhân công để xử lý hồ sơ vay của anh C, nhưng cuối cùng anh C lại hủy hợp đồng.

Điều chỉnh lại kế hoạch quản lý rủi ro


Ngoài ra, tổ chức cho vay có thể phải điều chỉnh chiến lược tiếp thị và quy trình xét duyệt của mình. Nếu tỷ lệ khách hàng hủy hợp đồng cao, họ có thể cần phải xem xét lại cách tiếp cận khách hàng hoặc thắt chặt quy trình thẩm định để giảm thiểu rủi ro.

Trong trường hợp tổ chức tài chính đã cam kết nguồn vốn cho khoản vay đó, việc hủy hợp đồng sẽ ảnh hưởng đến quy trình tài chính nội bộ và kế hoạch phát triển dài hạn của họ.

Giảm uy tín và hiệu quả kinh doanh


Trong một số trường hợp, việc này có thể ảnh hưởng đến chỉ tiêu kinh doanh của nhân viên tư vấn hoặc bộ phận cho vay.

Một ví dụ dễ thấy là trong trường hợp một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nhỏ. Nếu có quá nhiều hợp đồng bị hủy bỏ, sẽ gây ảnh hưởng đến danh tiếng của họ trong việc quản lý khách hàng và các khoản vay.

Ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh và dòng tiền


Họ đã dự trù một khoản tiền nhất định để giải ngân, khi hợp đồng bị hủy, khoản tiền này cần được phân bổ lại, có thể gây xáo trộn trong kế hoạch tài chính ngắn hạn.

6. Lời kết

Như vậy, việc hủy hợp đồng vay tiền online khi chưa nhận được khoản vay là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ các quy định và thủ tục để thực hiện một cách hiệu quả.

Trước khi ký kết bất kỳ điều gì, hãy đọc kỹ các điều khoản và điều kiện để tránh những rắc rối không đáng có. Nếu gặp phải khó khăn, đừng ngần ngại liên hệ với tổ chức cho vay hoặc cơ quan chức năng để được hỗ trợ.

Câu hỏi thường gặp về hủy hợp đồng vay tiền online

Hủy hợp đồng vay tín chấp khi chưa nhận tiền giải ngân được gì?

Người vay sẽ không phải chịu trách nhiệm thanh toán bất kỳ khoản nợ gốc, lãi suất hay phí phạt nào liên quan đến hợp đồng đã hủy. Bên cạnh đó, thay vì phải lo lắng về việc trả nợ, người vay có thể dành thời gian để tìm kiếm các lựa chọn tài chính phù hợp hơn.

Bùng tiền vay app có sao không?

Việc không trả nợ theo đúng cam kết, có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đến tài chính và cuộc sống cá nhân. 

 

Đầu tiên, người vay có thể bị ghi nhận nợ xấu trên hệ thống tín dụng, làm giảm khả năng vay vốn trong tương lai, kể cả từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác. 

 

Thứ hai, các ứng dụng vay tiền thường có điều khoản cho phép áp dụng các biện pháp thu hồi nợ mạnh mẽ. Bao gồm việc sử dụng dịch vụ đòi nợ hoặc gửi thông báo tới gia đình, bạn bè của người vay. Một số trường hợp, người vay còn có thể bị khởi kiện nếu số tiền vay lớn và vi phạm quy định pháp luật. 

Các app vay tiền có thể bùng?

Việc bùng app vay tiền là hành vi không đúng và gây ra nhiều hậu quả xấu. Bởi hầu hết các app đều yêu cầu thông tin cá nhân chi tiết khi đăng ký. Từ số điện thoại, địa chỉ đến các tài khoản mạng xã hội. Nếu người vay cố tình không trả nợ, họ có thể đối mặt với việc bị gọi điện liên tục, nhắn tin đòi nợ hoặc bị công khai thông tin trên các nền tảng mạng xã hội.

 

Một ví dụ phổ biến là các app vay tiền sẽ yêu cầu truy cập danh bạ của người vay. Khi người vay bùng nợ, các thông báo đòi tiền có thể được gửi đến bạn bè và người thân trong danh bạ, gây áp lực lên người vay. 

Cách bùng nợ app vay tiền online là gì?

Mặc dù việc vay nợ có thể gây ra những khó khăn tài chính nghiêm trọng. Tuy nhiên, hành động bùng tiền vay app không chỉ bất hợp pháp mà còn có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực. Thay vào đó, bạn nên:

 

  • Liên hệ trực tiếp với bên cho vay để thảo luận về khả năng tái cơ cấu khoản vay hoặc gia hạn thời gian trả nợ.
  • Tìm kiếm tư vấn từ các tổ chức hỗ trợ tài chính phi lợi nhuận.
  • Xem xét các phương án hợp pháp để tăng thu nhập hoặc giảm chi tiêu.
  • Trong trường hợp cực kỳ khó khăn, có thể cân nhắc quy trình phá sản cá nhân theo quy định của pháp luật.

 

Nhớ rằng, dù tình hình tài chính có khó khăn đến đâu, hành động có trách nhiệm và trung thực luôn là cách tốt nhất để bảo vệ tương lai tài chính của bạn trong dài hạn.

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện hiệu suất và thu thập phân tích. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập chính sách cookie của chúng tôi