So sánh các loại thẻ tín dụng phổ biến hiện nay chi tiết nhất (2024)
Với hàng trăm các loại thẻ tín dụng khác nhau trên thị trường, việc đưa ra lựa chọn đúng đắn quả thật không dễ dàng. Rabbit Care sẽ giúp bạn phân biệt chúng một cách dễ hiểu và rõ ràng nhất. Thông qua đó, bạn sẽ biết được các thông tin cần thiết để tự tin lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho bản thân.
1. Thẻ tín dụng là loại thẻ gì?
Thẻ tín dụng còn được gọi là credit card trong tiếng anh. Đây là một trong các loại thẻ ngân hàng cho phép người dùng chi tiêu trước trả tiền sau. Bạn có thể sử dụng nó để mua sắm, thanh toán dịch vụ, du lịch, hoặc rút tiền mặt tại ATM, v.v. tùy theo các điều khoản và điều kiện của từng ngân hàng.
Khi mở thẻ, ngân hàng sẽ dựa trên khả năng tài chính và lịch sử tín dụng để cấp hạn mức tín dụng cho mỗi cá nhân. Thông thường, các ngân hàng sẽ cho bạn 45 ngày để thanh toán dư nợ thẻ. Khi đến kỳ này, bạn sẽ phải hoàn trả số tiền đã chi tiêu cùng với lãi suất nếu có theo thỏa thuận.
Thông thường tại Việt Nam, bạn phải từ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ hành vi năng lực dân sự thì mới có thể đăng ký sử dụng thẻ tín dụng.
2. Các loại thẻ tín dụng ở Việt Nam
2.1. So sánh các loại thẻ tín dụng theo thương hiệu
2.1.1. Thẻ tín dụng VISA
Đầu tiên là một loại thẻ được phát hành bởi tổ chức Visa Inc. Nó được coi là phổ biến nhất tại Việt Nam và thậm chí trên toàn thế giới. Bởi lý do được chấp nhận ở hầu hết các điểm thanh toán, với mạng lưới rộng khắp và tính bảo mật cao. Cụ thể:
Tại Việt Nam: Thẻ VISA được chấp nhận tại hơn 100.000 điểm thanh toán bằng mã QR và hàng trăm nghìn máy POS.
Trên thế giới: Thẻ VISA được chấp nhận tại 190/206 quốc gia, với hàng chục triệu điểm chấp nhận thanh toán.
Bên cạnh đó, nó còn có thể được sử dụng để thanh toán online và offline với nhiều ưu đãi khác nhau. Tại Việt Nam, hầu hết các thẻ tín dụng sẽ được miễn phí thường niên trong năm đầu sử dụng.
2.1.2. Thẻ tín dụng Mastercard
Một trong các loại thẻ tín dụng phổ biến tiếp theo về phạm vi sử dụng và tính năng là Mastercard. Cụ thể:
Tại Việt Nam: Thẻ Mastercard được chấp nhận tại hàng triệu điểm thanh toán (POS) và qua Internet.
Trên thế giới: Thẻ Mastercard được chấp nhận tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, và có thể sử dụng để thanh toán quốc tế. Nó có thể thực hiện giao dịch tại hơn 25 triệu điểm.
Nó do công ty Mastercard Worldwide của Mỹ cung cấp và được coi là đối thủ cạnh tranh chính của VISA. Bởi Mastercard thường được biết đến với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và đa dạng hơn.
Bên cạnh đó, Mastercard cũng thường có phí xử lý giao dịch ngoại tệ thấp hơn VISA, khoảng 2.5 - 3% so với 3 - 3.5% của VISA. Tuy nhiên, một số người dùng nhận xét rằng dịch vụ khách hàng của Mastercard không nhất quán bằng VISA.
2.1.3. Thẻ tín dụng JCB
Kế đến là sản phẩm được phát hành bởi công ty Japan Credit Bureau (JCB), đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Thẻ JCB nổi tiếng về công nghệ bảo mật tiên tiến như 3D Secure với các ưu đãi đặc biệt cho du lịch, mua sắm.
Bên cạnh đó, nó phổ biến tại các nước châu Á, đặc biệt là Nhật Bản. Tuy nhiên lại có thể hạn chế hơn ở châu u và Mỹ. Cụ thể:
Tại Việt Nam: Thẻ JCB được chấp nhận tại nhiều điểm thanh toán, đặc biệt là các trang web thương mại điện tử.
Trên thế giới: Thẻ JCB được chấp nhận tại hơn 34 triệu điểm giao dịch và hơn 1 triệu máy ATM tại 190 quốc gia và vùng lãnh thổ.
2.1.4. Thẻ tín dụng American Express
Cuối cùng là American Express (Amex), một trong các loại thẻ tín dụng đang có mặt tại Việt Nam. Đây là thương hiệu thẻ tín dụng cao cấp, thường nhắm đến phân khúc khách hàng có thu nhập cao.
Chính vì vậy, Amex ít phổ biến hơn so với VISA hay Mastercard. Bởi nó thường chỉ được chấp nhận tại các khách sạn, nhà hàng cao cấp. Cụ thể:
Tại Việt Nam: Thẻ American Express được chấp nhận tại 62.000 địa điểm trong nước.
Trên thế giới: Thẻ American Express được chấp nhận tại 30 triệu địa điểm trên toàn cầu.
Amex nổi tiếng với dịch vụ khách hàng xuất sắc và các đặc quyền độc đáo. Cùng với đó là hạn mức tín dụng cao và nhiều ưu đãi đặc biệt, bao gồm bảo mật an toàn và khả năng khóa/ mở thẻ ngay trên ứng dụng. Tuy nhiên, phí thường niên của Amex thường rất cao, có thể lên đến vài triệu đồng mỗi năm, và tỷ lệ chấp nhận thẻ thấp hơn so với VISA hay Mastercard.
2.2. Phân loại thẻ tín dụng theo phạm vi sử dụng
2.2.1. Thẻ tín dụng nội địa
Theo như tên gọi, đây là loại thẻ chỉ có thể sử dụng trong phạm vi một quốc gia. Bởi nó được thiết kế để đáp ứng nhu cầu chi tiêu và thanh toán của người dùng trong nước. Một số cách để nhận biết thẻ tín dụng nội địa Việt Nam là:
- Chỉ sử dụng được tại các điểm chấp nhận thẻ trong Việt Nam.
- Thường có logo NAPAS.
- Phí thường niên và phí dịch vụ thấp hơn so với thẻ quốc tế.
- Hạn mức tín dụng thường thấp hơn thẻ quốc tế.
- Quy trình đăng ký và xét duyệt đơn giản hơn.
2.2.2. Thẻ tín dụng quốc tế
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phát hành các loại thẻ tín dụng cho tiêu dùng quốc tế. Cụ thể, nó được thiết kế cho người dùng có nhu cầu chi tiêu ở nước ngoài hoặc mua sắm trực tuyến trên các trang web quốc tế. Nhìn chung, chúng sẽ có một số đặc điểm dưới đây:
- Sử dụng được ở nhiều quốc gia trên thế giới.
- Thường mang logo của các tổ chức thẻ quốc tế. Chẳng hạn như Visa, Mastercard, JCB, American Express.
- Phí thường niên và phí dịch vụ cao hơn so với thẻ nội địa.
- Hạn mức tín dụng thường cao hơn thẻ nội địa.
- Có tính năng bảo mật cao hơn, như chip EMV và xác thực 3D Secure cho giao dịch trực tuyến.
- Thường đi kèm với các ưu đãi quốc tế như bảo hiểm du lịch, ưu đãi tại các khách sạn và nhà hàng ở nước ngoài.
2.3. Phân theo hạng thẻ tín dụng có mấy loại?
2.3.1. Thẻ tín dụng hạng chuẩn
Đây là sản phẩm cơ bản nhất và được phát hành rộng rãi nhất trong các loại thẻ tín dụng. Dựa vào các đặc điểm dưới đây có thể thấy, nó rất phù hợp cho những người mới bắt đầu sử dụng thẻ tín dụng hoặc có nhu cầu chi tiêu cơ bản. Chẳng hạn như sinh viên hay người mới đi làm.
Đặc điểm:
- Thường có hạn mức tín dụng thấp nhất so với các loại thẻ khác.
- Các ưu đãi đi kèm thường cơ bản, như giảm giá tại một số cửa hàng đối tác.
- Phí thường niên thường thấp nhất.
Bạn cũng có thể hoàn toàn mở thẻ tín dụng không cần chứng minh thu nhập với các cách tại đây.
2.3.2. Thẻ tín dụng hạng vàng
Tiếp đến là loại thẻ với cấp bậc cao hơn thẻ chuẩn, dành cho người dùng có thu nhập khá. Nó thường có các chương trình liên kết với đối tác để mang đến những ưu đãi hấp dẫn cho chủ sở hữu.
Đặc điểm:
- Cao hơn thẻ chuẩn.
- Nhiều ưu đãi hơn thẻ chuẩn khi chi tiêu.
- Phí thường niên cao hơn thẻ chuẩn.
2.3.3. Thẻ tín dụng hạng bạch kim
Với những người có thu nhập cao và yêu cầu nhiều dịch vụ đặc biệt thì có thể lựa chọn loại thẻ này.
Đặc điểm:
- Hạn mức tín dụng rất cao.
- Ưu đãi đặc biệt như bảo hiểm du lịch, ưu tiên tại sân bay, concierge service, v.v.
- Phí thường niên cao nhất.
2.3.4. Thẻ tín dụng đen
Cuối cùng là "black card", loại thẻ tín dụng cao cấp nhất. Chính vì điều này, nó thường dành cho những khách hàng siêu giàu và quyền lực. Chủ thẻ đen có thể được mời tham gia các sự kiện thể thao, âm nhạc cao cấp, hoặc được ưu tiên mua các sản phẩm phiên bản giới hạn, v.v.
Đặc điểm:
- Hạn mức tín dụng không giới hạn.
- Sử dụng các dịch vụ siêu sang trọng và độc quyền.
- Phí thẻ thường không công khai, tùy thuộc vào từng ngân hàng và khách hàng.
Thẻ Tín Dụng HSBC Visa Chuẩn LiveFree
Miễn phí thường niên trọn đời và trả góp 0%
- Trả góp 0% không phí chuyển đổi khi chi tiêu tại các đối tác của HSBC.
- Trả góp 0% với phí chuyển đổi chỉ từ 1,99%, áp dụng khi chi tiêu từ 2 triệu VNĐ tại bất kỳ thương hiệu nào mà bạn chọn.
- Miễn lãi lên đến 55 ngày, thoải mái chi tiêu.
- Phù hợp với Gen Z và người mới đi làm.
Thẻ Tín Dụng HSBC Live+
Hoàn tiền cực đã cho mọi chi tiêu mua sắm, ẩm thực, giải trí
- Ưu đãi từ 15% khi sử dụng dịch vụ tại hơn 200 nhà hàng khu vực Châu Á trong chương trình Ẩm Thực Live+.
- Hoàn 8% cho mua sắm (trực tuyến/trực tiếp) và ẩm thực.
- Hoàn tiền 1% cho chi tiêu giải trí (không giới hạn số tiền).
- Hoàn 0,3% tất cả chi tiêu khác (không giới hạn số tiền).
- Miễn lãi lên đến 55 ngày, thoải mái chi tiêu.
Thẻ Tín Dụng HSBC Bạch Kim Cash Back
Hoàn tiền trên mọi chi tiêu mỗi ngày
- Hoàn 8% khi mua sắm tại siêu thị và cửa hàng bách hóa.
- Hoàn 1% khi mua bảo hiểm và các chi tiêu cho giáo dục.
- Hoàn 0,3% cho tất cả chi tiêu còn lại.
- Thời hạn không tính lãi lên đến 55 ngày.
- Miễn lãi lên đến 55 ngày, thoải mái chi tiêu.
Thẻ Tín Dụng HSBC TravelOne
Tích lũy điểm thưởng hàng không và khách sạn
- Tích lũy 3X điểm thưởng cho giao dịch quốc tế.
- Tích lũy 2X điểm thưởng cho giao dịch du lịch nội địa.
- Tích lũy 1X điểm thưởng không giới hạn cho tất cả giao dịch khác.
- Quyền lợi lên đến 11,5 tỷ đồng cho Bảo hiểm du lịch.
- Miễn phí dịch vụ phòng chờ sân bay 4 lần/ năm.
- Miễn phí dịch vụ di chuyển ra sân bay bằng BE 4 lần/ năm.
- Chỉ 1,99% phí quản lý giao dịch ngoại tệ.
- Các dịch vụ cao cấp dành riêng cho Thẻ Mastercard World.
- Phù hợp với những người thường xuyên đi công tác hoặc du lịch.
2.4. Có mấy loại thẻ tín dụng phân chia theo mục đích sử dụng?
2.4.1. Thẻ tín dụng rút tiền
Bạn đã từng thắc mắc thẻ tín dụng có chuyển khoản được không hay bạn có thể rút tiền từ nó không? Loại thẻ này cho phép bạn rút tiền mặt từ máy ATM giống như thẻ ghi nợ. Tuy nhiên, thay vì sử dụng tiền từ tài khoản ngân hàng của bạn, bạn đang vay tiền từ ngân hàng phát hành thẻ.
Nếu bạn gặp tình huống khẩn cấp cần tiền mặt ngay lập tức, nó là một giải pháp nhanh chóng và hiệu quả. Song song với đó, lãi suất và phí rút tiền của thẻ tín dụng rút tiền thường cao hơn so với thẻ tín dụng thông thường. Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng tính năng này.
2.4.2. Thẻ tín dụng tích điểm
Ngoài ra, ngân hàng phát hành thẻ tín dụng cũng cung cấp sản phẩm cho các khách hàng muốn tích lũy điểm thưởng. Từ đó, có thể được đổi thành quà tặng, phiếu mua hàng, hoặc các ưu đãi khác.
Loại này sẽ phù hợp cho những ai thường xuyên mua sắm, vì nó giúp bạn nhận lại được các phần thưởng giá trị.
2.4.3. Thẻ tín dụng hoàn tiền
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn sản phẩm với chức năng hoàn lại một phần số tiền bạn đã chi tiêu. Mức hoàn lại thường được tính theo tỷ lệ phần trăm trên mỗi giao dịch và sẽ được trả vào tài khoản thẻ của bạn. Và thông thường, khoản này cũng được giới hạn mức tối đa mỗi tháng tùy theo tổ chức tài chính bạn chọn.
2.4.4. Thẻ tín dụng du lịch
Với những người yêu thích du lịch hoặc có nhu cầu thường xuyên đi lại như đi công tác, đây là lựa chọn phù hợp trong các loại thẻ tín dụng.
Đầu tiên là phí chuyển đổi ngoại tệ sẽ thấp hơn các loại khác. Bên cạnh đó, các ưu đãi đi kèm sẽ thường là tích lũy điểm theo dặm bay, giảm giá vé máy bay, khách sạn, bảo hiểm du lịch, truy cập phòng chờ sân bay, v.v.
2.5. Có những loại thẻ tín dụng nào theo chủ thể sử dụng?
2.5.1. Thẻ tín dụng cá nhân
Đa số các loại thẻ tín dụng sẽ được phát hành cho cá nhân sử dụng. Thông thường, nó sẽ dựa trên thu nhập và tín dụng cá nhân của người đó. Các đặc điểm chính của sản phẩm này là:
- Đứng tên một cá nhân.
- Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán mọi khoản chi tiêu.
- Thường có nhiều ưu đãi cho chi tiêu nhất định như mua sắm, ăn uống, giải trí, v.v.
2.5.2. Thẻ tín dụng doanh nghiệp
Song song đó, các tổ chức tín dụng cũng phát hành loại thẻ dùng cho công ty hoặc tổ chức. Nghĩa là, nó cho phép nhân viên sử dụng cho các chi phí liên quan đến công việc. Một số đặc điểm của sản phẩm này là:
- Đứng tên công ty hoặc tổ chức.
- Hạn mức tín dụng dựa trên doanh thu và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Công ty chịu trách nhiệm thanh toán, mặc dù có thể yêu cầu nhân viên hoàn trả chi phí cá nhân.
- Thường có các tính năng quản lý chi tiêu và báo cáo chi phí.
- Ưu đãi tập trung vào nhu cầu kinh doanh như đi công tác, mua sắm văn phòng phẩm.
VIB Online Plus 2in1
VIB / MASTERCARD
- Hoàn đến 6% cho các giao dịch trực tuyến nước ngoài, 3% cho các giao dịch trực tuyến trong nước
- Hoàn 10% theo doanh số chi tiêu hàng tháng trong vòng 3 tháng đầu
- Nhận hàng ngàn ưu đãi lên đến 30% đến từ 25 thương hiệu hàng đầu Việt Nam
VIB Cash Back
VIB / MASTERCARD
- Hoàn đến 10% cho các danh mục chi tiêu đặc biệt (ẩm thực, bảo hiểm, giải trí, marketing quảng cáo)
- Hoàn đến 2,000,000Đ/kỳ sao kê theo điều kiện chi tiêu
- Hoàn 10% theo doanh số chi tiêu hàng tháng trong vòng 3 tháng đầu
- Tặng ngay 300,000 VNĐ cho các giao dịch lưu thông tin thẻ trong vòng 90 ngày kể từ ngày phát hành thẻ
3. Cách lựa chọn loại thẻ tín dụng phù hợp nhất
Sau khi đã nắm được có những loại thẻ tín dụng nào, bạn nên tìm hiểu các cách để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho mình. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn đánh giá và tìm ra được đâu là thẻ hỗ trợ tài chính cho bạn tốt nhất.
Bước 1: Đánh giá nhu cầu và thói quen chi tiêu của bản thân
- Phân tích các loại chi tiêu thường xuyên nhất của bạn: ăn uống, xăng dầu, mua sắm online, v.v.
- Xác định mục đích chính khi đăng ký mở thẻ tín dụng: mua sắm hàng ngày, du lịch, chi tiêu cho công việc, v.v.
Bước 2: Xem xét tình hình tài chính cá nhân
- Đánh giá mức thu nhập và khả năng thanh toán hàng tháng.
- Kiểm tra điểm tín dụng của bạn, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến loại thẻ bạn có thể đăng ký.
- Đảm bảo bạn đáp ứng các yêu cầu về thu nhập và điểm tín dụng của thẻ.
Bước 3: So sánh các loại phí và lãi suất thẻ tín dụng hiện nay
- Phí thường niên: Cân nhắc xem lợi ích của thẻ có xứng đáng với phí hay không.
- Phí phạt trả chậm và phí vượt hạn mức.
- Phí giao dịch ngoại tệ: Yếu tố quan trọng nếu bạn thường xuyên đi du lịch hoặc mua sắm quốc tế.
- Đừng quên so sánh lãi suất giữa các loại thẻ. Đặc biệt, nếu bạn có kế hoạch chuyển số dư hoặc không thanh toán đầy đủ hàng tháng.
Bước 4: Đánh giá các chương trình ưu đãi và tính năng bổ sung
- Ưu tiên thẻ tín dụng hoàn tiền nếu bạn muốn tiết kiệm chi tiêu.
- Ưu tiên thẻ tín dụng tích điểm nếu bạn thích đổi điểm lấy quà tặng hoặc dịch vụ.
- Ưu tiên thẻ tín dụng du lịch nếu bạn thường xuyên đi nước ngoài.
- Xem xét chương trình ưu đãi khác tùy vào nhu cầu chính của bản thân
- Chọn thẻ có hạn mức phù hợp với nhu cầu chi tiêu của bạn.
Bước 5: Đọc kỹ điều khoản và điều kiện
Đến đây, bạn đã có thể nắm được rõ có bao nhiêu loại thẻ tín dụng hiện nay ở Việt Nam. Cuối cùng, bạn cần xác nhận lại để hiểu rõ về cách tính lãi, các loại phí, và các quy định khác của thẻ.
4. Lời kết
Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết được cách phân loại thẻ tín dụng phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Việc hiểu rõ chúng không chỉ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất mà còn giúp bạn tối ưu hóa lợi ích từ chúng.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải sử dụng thẻ tín dụng một cách có trách nhiệm. Nghĩa là bạn hãy luôn kiểm soát chi tiêu và thanh toán đúng hạn để tránh nợ xấu. Từ đó, nó sẽ trở thành một công cụ tài chính hữu ích, hỗ trợ đắc lực cho cuộc sống và công việc của bạn.