Rabbit Care Logo
COMPLETE CARE

Dễ dàng so sánh thẻ tín dụng chỉ 30 giây

Rabbit Care

Mã PIN thẻ tín dụng là gì
user profile image
Người viếtJane StellaĐã đăng: Oct 23, 2024

Mã PIN thẻ tín dụng dùng để làm gì? Cách bảo vệ mã PIN hiệu quả

Nếu lần đầu dùng thẻ tín dụng, bạn đã tìm hiểu mã PIN thẻ tín dụng là gì chưa? Vì sao mã PIN quan trọng trong các giao dịch? Hay đơn giản là mã PIN của thẻ tín dụng nằm ở đâu và có bao nhiêu số? Nếu câu trả lời là có, thì bài viết này chính là dành cho bạn.

Không chỉ giúp bảo mật thông tin cá nhân, mã PIN còn ngăn chặn các hành vi gian lận khi thẻ của bạn vô tình rơi vào tay kẻ xấu. Vậy nếu nghi ngờ thông tin thẻ tín dụng bị lộ, đổi mã PIN có phức tạp không? Tất cả sẽ được giải đáp ở các phần sau. Hãy cùng Rabbit Care tìm hiểu mã PIN của thẻ tín dụng nhé.

Mã PIN của thẻ tín dụng là gì?

1. Mã PIN là gì? Thẻ tín dụng có mã PIN không?

Mã PIN (Personal Identification Number) là một dãy số bí mật gồm 4 đến 6 chữ số mà người dùng thiết lập để xác nhận danh tính và bảo vệ tài khoản khi thực hiện các giao dịch tài chính. Mã PIN thường được sử dụng với thẻ ATM, thẻ ghi nợ, và cả thẻ tín dụng để đảm bảo rằng chỉ chủ sở hữu của thẻ mới có thể thực hiện giao dịch.

Thẻ tín dụng cũng có mã PIN. Dù không phải tất cả các giao dịch thẻ tín dụng đều yêu cầu nhập mã PIN, nhưng mã PIN thẻ tín dụng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện một số loại giao dịch.

1.1 Mã PIN khác gì với mã OTP?

  • Mã PIN: Dùng để bảo vệ các giao dịch offline, nơi mà việc truy cập vào hệ thống của ngân hàng là khó khăn hơn.
  • Mã OTP: Dùng để bảo vệ các giao dịch online, nơi mà rủi ro bị tấn công mạng là cao hơn.

Cả mã PIN và mã OTP đều đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thông tin tài chính của bạn. Mỗi mã đều có chức năng riêng trong việc sử dụng trong từng giao dịch. Hãy đảm bảo bạn bảo mật 2 mã này tốt để không bị lộ thông tin.

1.2 Mã PIN của thẻ tín dụng nằm ở đâu? Làm sao để biết mã PIN của mình?

Mã PIN của thẻ tín dụng không được in trên thẻ. Lý do chính là để đảm bảo an toàn thông tin cho chủ thẻ.

Vậy làm sao để biết được mã PIN của mình?

  • Khi nhận thẻ mới: Ngân hàng sẽ cung cấp cho bạn một phong bì kín chứa mã PIN. Phong bì này thường được gửi kèm với thẻ.
  • Khi đổi mã PIN: Sau khi thực hiện yêu cầu đổi mã PIN, ngân hàng sẽ gửi thông báo mã PIN mới qua tin nhắn SMS hoặc email.

1.3 Mã PIN thẻ tín dụng có bao nhiêu số?

Thông thường, số PIN thẻ tín dụng gồm 4-6 chữ số. Tuy nhiên, số lượng chữ số cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào chính sách của từng ngân hàng. Ở Việt Nam, mã PIN phổ biến nhất là 4 chữ số. Ở một số ngân hàng hoặc hệ thống thanh toán quốc tế có thể yêu cầu mã PIN có 6 chữ số để tăng cường bảo mật.

Tại sao lại giới hạn số lượng chữ số?

  • Dễ nhớ: Mã PIN quá dài sẽ khó nhớ, gây bất tiện cho người dùng.
  • Bảo mật: Mã PIN quá ngắn lại dễ bị đoán ra.

1.4 Chức năng của mã PIN thẻ tín dụng

  • Xác thực danh tính khi rút tiền tại ATM hoặc thực hiện một số giao dịch đặc biệt tại máy POS. Việc nhập mã PIN là bước bắt buộc để chứng minh bạn là chủ nhân hợp pháp của thẻ.
  • Bảo mật thông tin và ngăn chặn việc sử dụng thẻ trái phép. Nếu ai đó đánh cắp thẻ của bạn, họ sẽ không thể rút tiền hoặc thanh toán nếu không biết mã PIN.
  • Ngăn chặn gian lận như sao chép thẻ, skimming…

Tóm lại, đầu PIN thẻ tín dụng đóng vai trò như một "chìa khóa" để mở khóa tài khoản thẻ tín dụng của bạn. Việc bảo mật mã PIN thẻ tín dụng rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho tài sản của bạn.

Trường hợp dùng mã PIN của thẻ tín dụng

2. Rút tiền bằng thẻ tín dụng cần sử dụng mã PIN không?

Câu trả lời là . Bạn phải dùng mã PIN để xác nhận khi thực hiện rút tiền thẻ tín dụng. Đây là một biện pháp bảo mật quan trọng giúp đảm bảo chỉ có chủ thẻ mới có thể rút tiền từ tài khoản của mình.

Bạn cần đưa thẻ tín dụng vào khe của máy ATM và nhập mã PIN như bình thường để hoàn thành giao dịch rút tiền. Lưu ý, không để lộ mã PIN thẻ tín dụng khi bấm trên máy để người khác không nhìn thấy.

Tuy nhiên, rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng thường không được khuyến khích vì có một số nhược điểm:

  • Phí rút tiền cao, thường từ 2% đến 4% số tiền bạn rút, tùy theo chính sách của từng ngân hàng.
  • Lãi suất cao: Không giống như khi bạn mua hàng bằng thẻ tín dụng, rút tiền mặt từ thẻ tín dụng thường không có thời gian miễn lãi 45 ngày. Lãi suất sẽ được tính ngay từ thời điểm rút tiền và có thể cao hơn nhiều so với lãi suất khi sử dụng thẻ để thanh toán mua hàng.

Khi nào nên rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng? Việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng chỉ nên thực hiện trong các trường hợp thật sự cấp bách và khi bạn không có lựa chọn khác. Bạn nên cân nhắc phương thức khác để giảm nguy cơ bị tính lãi cao.

3. Những trường hợp không cần dùng mã PIN của thẻ tín dụng

Việc có cần nhập mã PIN khi sử dụng thẻ tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại giao dịch, thiết bị thanh toán và chính sách của từng ngân hàng. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp:

3.1 Thanh toán máy POS bằng thẻ tín dụng có cần mã PIN không?

Không, khi thanh toán bằng thẻ tín dụng tại các máy POS không cần mã PIN. Thay vào đó, các giao dịch này thường yêu cầu:

  • Chữ ký của bạn: Sau khi quẹt thẻ hoặc chạm thẻ qua POS, nhân viên cửa hàng có thể yêu cầu bạn ký tên trên hóa đơn để xác nhận giao dịch.
  • Chạm thẻ (Contactless): Nhiều thẻ tín dụng hiện nay hỗ trợ tính năng chạm thẻ để thanh toán nhanh chóng mà không cần nhập mã PIN hoặc ký tên, với điều kiện giao dịch có giá trị nhỏ hơn một ngưỡng nhất định (thường khoảng 1-2 triệu VND tùy vào chính sách ngân hàng).

Tuy nhiên, trong một số quốc gia hoặc cửa hàng, họ có thể yêu cầu mã PIN thẻ tín dụng, nhưng điều này không phổ biến ở Việt Nam.

3.2 Giao dịch có chip

Giao dịch có chip (EMV chip) là giao dịch mà thẻ tín dụng được quét hoặc cắm vào máy POS thông qua con chip bảo mật trên thẻ. Trong các giao dịch có chip, mã PIN thẻ tín dụng thường không bắt buộc. Các giao dịch này dựa trên xác thực qua chữ ký hoặc đơn giản là xác minh bằng hệ thống chip, giúp ngăn chặn gian lận hiệu quả hơn so với thẻ từ thông thường.

3.3 Giao dịch không chip

Giao dịch không chip là các giao dịch sử dụng thẻ từ (magnetic stripe), khi bạn quẹt thẻ qua các máy POS không hỗ trợ công nghệ chip. Trong hầu hết các giao dịch này, bạn không cần mã PIN. Thay vào đó, bạn có thể được yêu cầu ký tên trên hóa đơn để hoàn tất thanh toán.

Tuy nhiên, thẻ từ hiện nay đã dần được thay thế bằng thẻ chip vì lý do bảo mật. Giao dịch không chip thường ít an toàn hơn và dễ bị làm giả, do đó nhiều ngân hàng khuyến khích sử dụng thẻ chip hoặc chuyển đổi sang thẻ chip.

3.4 Thanh toán trực tuyến

Khi thanh toán trực tuyến, bạn thường không cần nhập mã PIN thẻ tín dụng. Thay vào đó, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin khác như số thẻ, ngày hết hạn, mã CVV/CVC.

Để tăng cường bảo mật, nhiều trang web thương mại điện tử yêu cầu xác thực 2 yếu tố, ví dụ như nhập mã xác thực OTP được gửi qua SMS hoặc email.

Quên mã PIN thẻ tín dụng thì phải làm sao?

4. Quên mã PIN thẻ tín dụng thì phải làm sao?

Việc quên số PIN thẻ tín dụng là một tình huống khá phổ biến. Đừng quá lo lắng, bạn có thể thực hiện các bước sau để lấy lại đầu PIN thẻ tín dụng:

  • Liên hệ với ngân hàng để nhân viên hướng dẫn bạn các bước cụ thể để làm lại mã PIN. Mang theo CMND/CCCD và thẻ tín dụng đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để yêu cầu cấp lại mã PIN. Sau khi hoàn tất các thủ tục, bạn sẽ nhận được đầu PIN thẻ tín dụng mới thông qua tin nhắn SMS hoặc trực tiếp tại quầy giao dịch.
  • Tìm lại mã PIN của thẻ tín dụng qua ứng dụng ngân hàng di động (Mobile Banking). Bạn tìm mục liên quan đến quản lý thẻ, thường có các lựa chọn như “Thay đổi mã PIN” hoặc “Quên mã PIN”. Nhập thông tin xác thực (mật khẩu, OTP, hoặc vân tay) để xác nhận bạn là chủ thẻ. Sau đó nhập mã PIN thẻ tín dụng mới và xác nhận lại số pin của thẻ PIN dụng đó.

Không nhận được mã OTP thì phải làm sao? Xem ngay để không gián đoạn quá trình xác thực của bạn!

5. Hướng dẫn cách đổi mã PIN thẻ tín dụng đơn giản

Đổi mã PIN thẻ tín dụng là một bước quan trọng để đảm bảo an toàn cho tài khoản tài chính của bạn, đặc biệt khi bạn mới nhận thẻ, nghi ngờ mã PIN bị lộ, hoặc đơn giản là muốn thay đổi mã PIN định kỳ để tăng cường bảo mật. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về 3 cách đổi mã PIN phổ biến và đơn giản nhất:

5.1 Cách đổi mã PIN của thẻ tín dụng tại cây ATM

Đây là cách đơn giản và nhanh chóng nhất để đổi mã PIN:

  • Bước 1: Đưa thẻ vào máy ATM
  • Bước 2: Nhập mã PIN hiện tại đang sử dụng của bạn.
  • Bước 3: Trên màn hình ATM, tìm và chọn chức năng "Đổi mã PIN" hoặc "Thay đổi mật khẩu".
  • Bước 4: Nhập mã PIN mới
  • Bước 5: Xác nhận số PIN thẻ tín dụng mới để xác nhận.

Sau khi hoàn tất, máy ATM sẽ thông báo bạn đã đổi mã PIN thẻ tín dụng thành công.

Thẻ tín dụng chưa kích hoạt có bị tính phí không? Những phí bạn phải chịu khi không kích hoạt thẻ!

5.2 Cách đổi số PIN thẻ tín dụng qua ngân hàng điện tử

Nếu không thể thực hiện hai cách trên, bạn có thể liên hệ với tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng:

  • Gọi đến số hotline tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng phát hành thẻ.
  • Cung cấp thông tin cá nhân để xác minh danh tính, như số thẻ, họ tên, ngày sinh…
  • Làm theo hướng dẫn: Nhân viên sẽ hướng dẫn bạn từng bước để đổi mã PIN thẻ tín dụng.

Đầu pin thẻ tín dụng

6. Nếu mã PIN thẻ tín dụng bị khóa thì phải làm sao?

Số PIN thẻ tín dụng bị khóa thường xảy ra khi bạn nhập sai mã PIN quá số lần cho phép (thông thường là 5 lần). Khi gặp tình huống này, bạn nên:

Gọi đến số hotline/ đến văn phòng giao dịch trực tiếp của ngân hàng của bạn. Sau đó nhân viên hướng dẫn bạn làm theo hướng dẫn của nhân viên:

  • Điền vào đơn yêu cầu mở khóa đầu PIN thẻ tín dụng.
  • Xác minh thông tin cá nhân của bạn.
  • Sau khi xác minh thông tin, nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành mở khóa mã PIN cho bạn.
  • Trong một số trường hợp, ngân hàng có thể yêu cầu bạn đặt lại đầu PIN thẻ tín dụng mới.

7. Nên đổi mã PIN thẻ tín dụng bao lâu một lần?

7. Nên đổi mã PIN thẻ tín dụng bao lâu một lần?

Không có quy định cụ thể về thời gian đổi số PIN thẻ tín dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình, bạn nên có thói quen đổi mã PIN của thẻ tín dụng định kỳ.

Một số gợi ý về tần suất đổi mã PIN của thẻ tín dụng:

  • Ít nhất 3-6 tháng một lần: Đây là khoảng thời gian hợp lý để bạn đổi mã PIN.
  • Nếu bạn nghi ngờ đầu PIN thẻ tín dụng của mình đã bị người khác biết, hãy đổi ngay để đảm bảo an toàn.
  • Sau khi sử dụng thẻ tại các địa điểm không tin cậy. Nếu bạn sử dụng thẻ tại các máy ATM hoặc máy POS không rõ nguồn gốc, hãy đổi mã PIN ngay sau đó.
  • Khi có sự thay đổi về thông tin cá nhân. Nếu bạn thay đổi số điện thoại, địa chỉ hoặc các thông tin cá nhân khác liên quan đến thẻ, bạn nên đổi đầu PIN thẻ tín dụng để đảm bảo tính bảo mật.

Lưu ý đổi mã pin thẻ tín dụng

8. Các lưu ý quan trọng khi đổi mã PIN thẻ tín dụng

  • Không sử dụng thông tin cá nhân: Tránh sử dụng các thông tin dễ đoán như ngày sinh, số điện thoại, số căn cước công dân…
  • Tránh các dãy số lặp lại: Không nên sử dụng các dãy số lặp lại như 1111, 1234…
  • Kiểm tra kỹ thông tin: Trước khi xác nhận đổi mã PIN của thẻ tín dụng, hãy kiểm tra kỹ lại thông tin đã nhập để tránh sai sót.
  • Lưu giữ biên lai/hồ sơ: Sau khi đổi mã PIN thẻ tín dụng, hãy giữ lại biên lai hoặc thông báo xác nhận để làm bằng chứng nếu cần.
  • Kiểm tra máy ATM: Trước khi đổi số PIN thẻ tín dụng tại máy ATM, hãy kiểm tra kỹ máy để đảm bảo không có dấu hiệu của thiết bị đọc lén thông tin (skimmer) như khe thẻ lỏng, camera nhỏ gắn ẩn, hoặc các thiết bị bất thường khác.
  • Sử dụng mã OTP: Khi đổi số PIN thẻ tín dụng qua Internet Banking hoặc ứng dụng Mobile Banking, hầu hết các ngân hàng đều yêu cầu xác thực thông qua mã OTP. Hãy chắc chắn rằng bạn chỉ sử dụng mã OTP được gửi từ ngân hàng và không chia sẻ mã này với bất kỳ ai.

9. Làm thế nào để bảo vệ mã PIN thẻ tín dụng?

Không chia sẻ mã PIN:

  • Với bất kỳ ai: Dù là người thân, bạn bè hay nhân viên ngân hàng, bạn cũng không nên chia sẻ mã PIN của mình.
  • Không ghi nhớ ở nơi công cộng: Tránh ghi số pin của thẻ PIN dụng vào những nơi dễ bị người khác nhìn thấy như ví, điện thoại, giấy note.

Chọn mã PIN thẻ tín dụng mạnh:

  • Tránh các dãy số dễ đoán: Không sử dụng các dãy số liên tiếp, ngày sinh, số điện thoại, số căn cước công dân…
  • Đổi mã PIN định kỳ: Nên đổi mã PIN ít nhất 3-6 tháng một lần hoặc sau khi nghi ngờ thông tin cá nhân bị lộ.

Lưu ý khi giao dịch:

  • Kiểm tra máy POS: Chỉ thực hiện giao dịch tại các máy POS uy tín, có dán tem niêm phong.
  • Quan sát xung quanh: Luôn chú ý quan sát xung quanh khi thực hiện giao dịch để tránh bị kẻ gian lợi dụng.
  • Bảo quản hóa đơn: Giữ lại hóa đơn giao dịch để làm bằng chứng nếu cần.

Sử dụng các tính năng bảo mật:

  • Xác thực hai yếu tố: Nhiều ngân hàng cung cấp tính năng xác thực hai yếu tố (ví dụ: mã OTP gửi qua SMS) để tăng cường bảo mật.
  • Cảnh báo giao dịch: Đăng ký dịch vụ thông báo giao dịch để theo dõi các hoạt động trên thẻ của mình.

Thông báo ngay với ngân hàng khi có sự cố

  • Liên hệ với ngân hàng khi gặp sự cố nếu trong quá trình đổi mã PIN bạn gặp lỗi, hoặc nghi ngờ tài khoản của mình bị xâm phạm.
  • Khóa thẻ nếu cần khi mã PIN bị lộ hoặc thẻ tín dụng bị mất. Hãy yêu cầu khóa thẻ ngay lập tức để ngăn chặn các giao dịch trái phép.

Lời kết

Việc hiểu rõ vai trò của mã PIN thẻ tín dụng và thay đổi mã PIN định kỳ là bước quan trọng để bảo vệ thông tin tài khoản của bạn. Dù bạn sử dụng phương pháp đổi PIN nào – qua ATM, ngân hàng điện tử, hay tổng đài – điều quan trọng là luôn chọn một mã PIN mạnh và giữ kín thông tin này.

Đừng chờ đến khi xảy ra sự cố mới hành động. Hãy thực hiện thay đổi mã PIN của thẻ tín dụng ngay hôm nay để đảm bảo an toàn cho mọi giao dịch và bảo vệ tài sản của mình một cách tốt nhất. Ngoài ra, hãy tham khảo thêm các sản phẩm thẻ tín dụng phổ biến tại Rabbit Care để nhận những ưu đãi và quà tặng hấp dẫn nhé.

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện hiệu suất và thu thập phân tích. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập chính sách cookie của chúng tôi