Tài chính cá nhân

Mã OTP là gì? Hướng dẫn A-Z cách lấy mã OTP (One Time Password)

Tác giả: Jane Stella

Jane Stella là một "cây viết nội dung" SEO với hơn 2 năm kinh nghiệm và hiện đang "chắp bút" cho Rabbit Care Việt Nam. Cô chính là một trong những nhân tố tiên phong xây dựng kênh Blog và các trang thông tin bổ ích cho Rabbit Care tính đến thời điểm hiện tại. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực tài chính, Jane còn khéo léo lồng ghép các kiến thức về sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, thẻ tín dụng... một cách dễ hiểu, hữu ích cho độc giả Việt Nam. Bên cạnh đó, với sự sáng tạo và năng động, Jane không giới hạn bản thân trong các chủ đề liên quan đến tài chính, bảo hiểm... Cô còn xây dựng những nội dung đa dạng, thú vị về cuộc sống, làm đẹp, sức khỏe và cả những mẹo đầu tư thông minh. Hãy cùng khám phá các bài viết của Jane để tích lũy những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích cho chính bạn!

 
 
Published: Tháng mười 17,2024
Mã OTP là gì? Hướng dẫn A-Z cách lấy mã OTP (One Time Password)

Mục lục

Mã OTP là gì? Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều người dùng đặt ra khi thực hiện các giao dịch trực tuyến hoặc đăng nhập vào tài khoản ngân hàng, mạng xã hội. Mã OTP (One-Time Password) là mã xác thực dùng một lần, được tạo ra để bảo vệ thông tin cá nhân và đảm bảo an toàn cho các giao dịch quan trọng.

Trong bài viết này, Rabbit Care sẽ giúp bạn hiểu rõ mã OTP là mã gì, lý do tại sao mã xác thực OTP quan trọng, và hướng dẫn chi tiết cách lấy mã OTP trên điện thoại nhanh chóng. Tìm hiểu ngay!

Những điều cần biết về One Time Password là gì?
Những điều cần biết về One Time Password là gì?

1. Mã OTP là gì?

1.1 Định nghĩa mã OTP là mã gì?

Mã xác thực OTP (One-Time Password) hay còn gọi là mã xác thực một lần, là một dạng mã số được hệ thống tạo ra ngẫu nhiên và chỉ có thể sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn.

Số mã OTP là gì? Mã OTP có mấy số? OTP thường có độ dài từ 4 đến 6 chữ số. Chức năng chính của mã OTP là xác minh danh tính của người dùng trước khi thực hiện một hành động quan trọng, như đăng nhập vào tài khoản ngân hàng, thực hiện giao dịch mua bán trực tuyến, hoặc thay đổi thông tin cá nhân

Ngoài mật khẩu, người dùng cần nhập thêm mã One Time Password để hoàn tất việc đăng nhập hoặc giao dịch.

1.2 Vì sao mã One Time Password lại quan trọng ?

Hiểu được mã OTP là gì và vai trò của OTP sẽ là điều cơ bản bạn cần phải biết để bảo mật cho các giao dịch trực tuyến. Đơn giản nhất là việc sử dụng OTP giúp ngăn chặn các hacker chiếm đoạt tài khoản chỉ bằng mật khẩu của bạn. Dưới đây là lý do:

  • Ngăn chặn truy cập trái phép: Mật khẩu thông thường có thể bị lộ thông qua các hình thức tấn công mạng hoặc hacking. Nhưng với Smart OTP, ngay cả khi hacker có được mật khẩu của bạn, họ vẫn cần mã OTP được gửi đến thiết bị của bạn để hoàn tất quá trình truy cập.
  • Giới hạn thời gian sử dụng: Mã xác thực OTP chỉ có hiệu lực trong vài phút, sau đó mã sẽ hết hạn. Điều này giảm thiểu nguy cơ mã bị lợi dụng trong các cuộc tấn công kéo dài.
  • Xác thực hai yếu tố (2FA): OTP là một phần của quy trình xác thực hai yếu tố, yêu cầu người dùng phải cung cấp thêm một lớp bảo mật thứ hai (mã OTP) sau khi nhập mật khẩu.

1.3 Các hình thức mã xác thực OTP phổ biến hiện nay

Có bao nhiêu loại mã OTP là gì hiện nay? Smart OTP có thể được cung cấp dưới nhiều hình thức khác nhau, phụ thuộc vào dịch vụ và hệ thống mà bạn đang sử dụng. Dưới đây là các hình thức mã OTP là mã gì phổ biến nhất:

  • SMS OTP: Đây là cách lấy mã OTP trên điện thoại. Mã OTP được gửi đến số điện thoại di động của bạn qua tin nhắn SMS.
  • OTP Token: Mã OTP được tạo ra bởi một thiết bị vật lý nhỏ gọn gọi là token. Đây là giải pháp bảo mật cao nhưng ít phổ biến do chi phí và sự bất tiện khi mang theo thiết bị.
  • Smart OTP: Mã OTP được tạo ra và hiển thị trực tiếp trên ứng dụng xác thực (Authenticator app) cài đặt trên điện thoại.
  • OTP qua email: Mã OTP được gửi đến địa chỉ email của bạn.
  • Voice OTP: Cấp mã OTP thông qua việc hệ thống tự động gọi đến số điện thoại mà bạn đăng ký sử dụng để cung cấp mật khẩu dùng 1 lần theo file ghi âm sẵn. Đây cũng là cách lấy mã OTP trên điện thoại khi SMS OTP không hoạt động.

Tại các ngân hàng ở Việt Nam, khi khách hàng có thực hiện giao dịch trên các ứng dụng từ 10 triệu đồng trở lên, ngoài mã OTP thì người dùng còn phải xác thực bằng sinh trắc học. Đó là nhận diện khuôn mặt, vân tay, võng mạc…

Khi nào cần dùng tới mã xác thực OTP?
Khi nào cần dùng tới mã xác thực OTP?

2. Khi nào tôi nhận mã Smart OTP Code?

Những trường hợp tôi nhận mã OTP là gì? Dưới đây là những trường hợp phổ biến mà bạn sẽ sử dụng mã Smart OTP:

2.1 Khi thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến

  • Chuyển khoản nội bộ hoặc liên ngân hàng. Từ 10 triệu đồng, ngoài Smart OTP, bạn cần xác thực sinh trắc học.
  • Thanh toán hóa đơn như điện, nước, hoặc internet. Khi thông qua ứng dụng ngân hàng, bạn sẽ cần mã xác thực OTP để hoàn tất quá trình thanh toán.
  • Nạp tiền điện thoại, ví điện tử như MoMo, ZaloPay, One Time Password sẽ được yêu cầu để xác thực giao dịch.
  • Đăng ký các dịch vụ tài chính như tài khoản tiết kiệm, vay vốn, hoặc các sản phẩm tài chính khác trên nền tảng trực tuyến.

2.2 Khi đăng nhập tài khoản ngân hàng lần đầu trên thiết bị mới

Khi bạn đổi điện thoại mới hat đăng nhập trên một thiết bị mới, hệ thống sẽ yêu cầu bạn xác thực danh tính bằng mã Smart OTP. Vậy vai trò của mã OTP là gì? Điều này giúp đảm bảo rằng thiết bị mới mà bạn đang sử dụng thuộc quyền kiểm soát của bạn, giảm thiểu nguy cơ tài khoản bị xâm nhập trái phép từ các thiết bị lạ.

2.3 Khi xác nhận thay đổi/kích hoạt thông tin cá nhân hoặc bảo mật

Nếu bạn muốn thay đổi bất kỳ thông tin như số điện thoại, địa chỉ email, mật khẩu tài khoản trên các ứng dụng quan trọng, thì chức năng mã OTP là gì? Điều này bảo vệ tài khoản của bạn khỏi những hành vi thay đổi thông tin mà bạn không mong muốn.

2.4 Khi giao dịch với các dịch vụ quốc tế

Đối với các giao dịch quốc tế hoặc khi thanh toán bằng thẻ Visa, Mastercard… mã Smart OTP thường sẽ được yêu cầu để xác minh danh tính và bảo mật thông tin tài khoản trước khi giao dịch.

Tóm lại chức năng của mã OTP là gì là đảm bảo các tình huống cần xác thực với mức độ bảo mật cao. Đặc biệt là khi thực hiện các giao dịch tài chính quan trọng.

Hướng dẫn lấy mã OTP (One time password) trên điện thoại
Hướng dẫn lấy mã OTP (One time password) trên điện thoại

3. Cách lấy mã OTP trên điện thoại

3.1 Nhận OTP qua SMS

Nhận mã OTP SMS là phương thức phổ biến nhất và dễ dàng nhất. Khi bạn thực hiện giao dịch hoặc đăng nhập vào một hệ thống yêu cầu xác thực, mã OTP sẽ tự động được gửi trực tiếp đến số điện thoại đã đăng ký của bạn. Đảm bảo số điện thoại của bạn đã được đăng ký với dịch vụ/ngân hàng mà bạn muốn thực hiện giao dịch.

Lưu ý rằng mã xác thực OTP SMS chỉ có hiệu lực trong thời gian ngắn (thường là 30 giây đến 5 phút), và mã sẽ hết hạn nếu bạn không nhập đúng thời gian.

3.2 Cách lấy mã OTP trên điện thoại qua email

Thay vì qua SMS, cách khác để lấy mã OTP là gì? Mã One Time Password sẽ gửi mã qua địa chỉ email của bạn. Quy trình này thường áp dụng cho những tài khoản trực tuyến, dịch vụ email, hoặc khi không có kết nối di động tốt để nhận SMS.

3.3 Nhận mã OTP qua ứng dụng bảo mật

Sử dụng các ứng dụng bảo mật như Google Authenticator, Authy, hoặc các ứng dụng từ ngân hàng (như Vietcombank Smart OTP) là cách nhận mã xác thực OTP an toàn và tiện lợi hơn, không cần phụ thuộc vào mạng di động hay email. Sự khác biệt cách lấy mã OTP qua điện thoại của các ứng dụng bào mật này là gi? Các bước để lấy mã OTP từ ứng dụng bảo mật như sau:

  • Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng bảo mật như Google Authenticator, Authy từ Google Play hoặc App Store.
  • Bước 2: Kết nối ứng dụng với tài khoản của bạn bằng cách quét mã QR hoặc nhập mã liên kết từ dịch vụ/ngân hàng.
  • Bước 3: Sau khi liên kết, ứng dụng sẽ tự động tạo ra mã xác thực OTP có thời hạn 30 giây.
  • Bước 4: Mở ứng dụng, sao chép mã OTP và nhập vào hệ thống yêu cầu xác thực để hoàn tất giao dịch.

3.4 Cách lấy mã xác thực Smart OTP

Sự khác biệt của SMS mã OTP là gì với Smart OTP? Smart OTP là một loại mã OTP được tạo trực tiếp trên ứng dụng của ngân hàng và không cần phải chờ nhận qua SMS hoặc email. Để lấy mã Smart OTP, bạn thực hiện các bước sau:

  • Bước 5: Nhập mã này vào hệ thống xác thực để hoàn tất giao dịch.
  • Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng Smart OTP của ngân hàng (VD: BIDV Smart OTP, VietinBank iPay OTP, v.v.).
  • Bước 2: Đăng nhập vào ứng dụng và kích hoạt tính năng Smart OTP. Thường bạn cần liên kết tài khoản ngân hàng với ứng dụng này.
  • Bước 3: Khi thực hiện giao dịch, bạn chọn sử dụng Smart OTP.
  • Bước 4: Ứng dụng sẽ tự động tạo mã OTP và hiển thị trên màn hình.

3.5 Cách lấy mã OTP qua thiết bị Token

Thiết bị Token là một thiết bị vật lý nhỏ, thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp và người dùng cá nhân muốn bảo mật cao. Sự khác biệt với mã SMS hay Smart mã OTP là gì? Đó là thiết bị này tự động tạo mã OTP mà không cần kết nối mạng hoặc ứng dụng. Cách lấy mã OTP trên điện thoại qua thiết bị Token, bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đăng ký thiết bị Token với ngân hàng hoặc dịch vụ bạn sử dụng.
  • Bước 2: Khi cần thực hiện giao dịch, bật thiết bị Token lên.
  • Bước 3: Mã xác thực OTP sẽ hiển thị trên màn hình của thiết bị Token.
  • Bước 4: Nhập mã OTP vào hệ thống xác thực để hoàn tất giao dịch.

3.6 Cách đăng ký mã OTP Voice

OTP Voice là hình thức mã OTP được cung cấp thông qua cuộc gọi thoại tự động. Khi SMS và Email OTP đều không hoạt động, hệ thống sẽ gọi điện thoại trực tiếp đến số đã đăng ký và đọc mã OTP cho người dùng. Để sử dụng phương thức này, bạn làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Đăng ký nhận mã OTP Voice với dịch vụ hoặc ngân hàng.
  • Bước 2: Khi thực hiện giao dịch, chọn phương thức nhận OTP qua cuộc gọi thoại.
  • Bước 3: Hệ thống sẽ gọi điện và đọc mã OTP cho bạn qua điện thoại.
  • Bước 4: Nghe và nhập mã OTP vào hệ thống để xác thực.
Sự khác biệt của mã OTP là gì so với mật khẩu thường
Sự khác biệt của mã OTP là gì so với mật khẩu thường

4. Sự khác biệt của mã OTP là gì so với mật khẩu thông thường

Mã OTP và mật khẩu thông thường đều được sử dụng để bảo mật tài khoản, tuy nhiên chúng có những điểm khác biệt cơ bản sau:

Mật khẩu thông thường:

  • Tính tĩnh: Mật khẩu thông thường là một chuỗi ký tự cố định mà bạn tự đặt và sử dụng nhiều lần.
  • Nguy cơ bị đánh cắp: Nếu mật khẩu bị lộ, kẻ gian có thể sử dụng nó để truy cập vào tài khoản của bạn bất cứ lúc nào.
  • Khả năng bị crack: Mật khẩu đơn giản dễ bị các phần mềm crack phá vỡ.

So với chức năng được nêu của mã OTP là gì ở trên, thì có nhận xét chung như sau:

  • Mật khẩu thông thường giống như một chiếc chìa khóa cố định để mở cửa nhà bạn.
  • Mã xác thực OTP giống như một chiếc chìa khóa một lần, chỉ sử dụng được một lần để mở cửa.

Mã OTP là một biện pháp bảo mật hiệu quả hơn so với mật khẩu thông thường. Việc sử dụng mã OTP giúp tăng cường bảo mật cho tài khoản của bạn, đặc biệt là khi thực hiện các giao dịch trực tuyến.

>>>Tránh những thủ đoạn lừa đảo chuyển nhầm tiền bằng giả chuyển khoản hiện nay!

5. Những vấn đề thường gặp khi lấy mã OTP là gì?

5.1 Không nhận được mã xác thực OTP qua SMS

Những lỗi phổ biến khi nhận mã OTP là gì? Một trong những vấn đề phổ biến nhất khi sử dụng mã OTP là không nhận qua SMS. Một số lý do như sau:

  • Sóng điện thoại yếu: Kiểm tra lại kết nối mạng của bạn. Thử khởi động lại chế độ máy bay hoặc khởi động lại máy.
  • Số điện thoại đăng ký không chính xác: Đảm bảo số điện thoại bạn đã cung cấp cho dịch vụ là chính xác.
  • Tin nhắn bị chặn: Kiểm tra xem bạn có vô tình chặn tin nhắn từ số điện thoại của nhà cung cấp dịch vụ không.
  • Hộp thư tin nhắn đầy: Xóa bớt tin nhắn để giải phóng dung lượng.
  • Lỗi hệ thống: Có thể có lỗi tạm thời xảy ra với hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ.

5.2 Mã xác thực OTP hết hạn

Nguyên nhân: Mã OTP thường có thời gian hiệu lực rất ngắn, chỉ vài phút. Nếu bạn nhập mã quá muộn, mã sẽ trở nên vô hiệu. Cách khắc phục:

  • Yêu cầu gửi lại mã OTP.
  • Kiểm tra lại đồng hồ của thiết bị để đảm bảo thời gian chính xác.

5.3 Lỗi kết nối mạng khi nhận OTP (One Time Password)

Vấn đề về kết nối mạng cũng có thể làm gián đoạn quá trình nhận mã OTP, đặc biệt là khi sử dụng các hình thức nhận mã qua ứng dụng bảo mật, email, hoặc SMS.

  • Nguyên nhân:
    • Kết nối mạng không ổn định.
    • Ứng dụng hoặc trang web gặp sự cố.
  • Cách khắc phục:
    • Kiểm tra lại kết nối mạng của bạn.
    • Đảm bảo rằng bạn đang sử dụng một trình duyệt web hoặc ứng dụng được cập nhật.
    • Thử lại sau một vài phút.

5.4 Các vấn đề khác có thể gặp phải:

  • Nhập sai mã OTP và không biết mã OTP là mã gì?: Hãy kiểm tra kỹ lại mã OTP trước khi nhập.
  • Ứng dụng xác thực bị lỗi: Nếu bạn đang sử dụng ứng dụng xác thực, hãy thử khởi động lại ứng dụng hoặc cài đặt lại.
  • Thiết bị token bị hỏng: Nếu bạn đang sử dụng token, hãy kiểm tra pin và kết nối của thiết bị.
Làm thế nào để bảo mật mã OTP khi giao dịch
Làm thế nào để bảo mật mã OTP khi giao dịch

6. Các bước bảo vệ tài khoản với mã OTP là gì?

6.1 Không chia sẻ mã OTP cho người khác

Nguyên tắc vàng: Mã OTP là thông tin cá nhân, chỉ dành riêng cho bạn. Không bao giờ chia sẻ mã OTP là gì với bất kỳ ai, kể cả bạn bè, người thân hoặc nhân viên hỗ trợ khách hàng (trừ khi bạn chắc chắn rằng họ đang liên hệ chính thức với bạn).

6.2 Sử dụng ứng dụng bảo mật mạnh mẽ

  • Ứng dụng xác thực: Ưu tiên sử dụng các ứng dụng xác thực như Google Authenticator, Microsoft Authenticator,… Những ứng dụng này tạo ra mã OTP một cách an toàn và đáng tin cậy.
  • Cập nhật: Luôn cập nhật ứng dụng lên phiên bản mới nhất để đảm bảo tính bảo mật.

6.3 Đổi mật khẩu thường xuyên

Hãy thay đổi mật khẩu cho tất cả các tài khoản của bạn định kỳ (ví dụ: 3-6 tháng một lần). Ngay cả khi mã OTP là gì, nếu mật khẩu của bạn yếu hoặc bị lộ, hacker vẫn có thể truy cập tài khoản của bạn trước khi cần đến mã xác thực OTP.

  • Mật khẩu mạnh kết hợp của chữ in hoa, in thường, số và ký tự đặc biệt.
  • Tránh sử dụng mật khẩu dễ đoán. Như là ngày sinh, tên thú cưng, hoặc các thông tin cá nhân dễ bị phát hiện.
  • Nếu bạn sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều dịch vụ, hãy thay đổi ngay lập tức. Một tài khoản bị lộ có thể dẫn đến việc hacker chiếm quyền truy cập vào tất cả các tài khoản khác của bạn.

6.4 Tránh sử dụng thiết bị công cộng

Không nên đăng nhập vào tài khoản cá nhân hoặc thực hiện giao dịch tài chính trên các thiết bị công cộng hoặc mạng không an toàn (Wi-Fi công cộng). Các thiết bị công cộng như máy tính ở quán cafe, thư viện, hoặc tiệm internet dễ bị cài phần mềm gián điệp (keylogger), có thể ghi lại mật khẩu và mã OTP là gì của bạn.

Chỉ sử dụng thiết bị cá nhân và mạng an toàn khi thực hiện giao dịch trực tuyến hoặc truy cập vào tài khoản quan trọng. Sử dụng VPN (Mạng riêng ảo) khi phải kết nối qua Wi-Fi công cộng để mã hóa dữ liệu và bảo vệ thông tin cá nhân.

6.5 Kích hoạt xác thực 2 yếu tố (2FA)

Ngoài mã OTP là gì, việc kích hoạt mã xác thực 2 yếu tố sẽ giảm nguy cơ tài khoản bị xâm nhập ngay cả khi hacker có được mật khẩu của bạn. 2FA có thể bao gồm OTP qua SMS, email, hoặc ứng dụng bảo mật.

Lời khuyên: Luôn kích hoạt 2FA cho mọi tài khoản có hỗ trợ tính năng này. Điều này sẽ tạo thêm một lớp bảo mật quan trọng, ngăn chặn hacker truy cập vào tài khoản ngay cả khi họ có được mã OTP là gì.

Mã OTP không gửi về điện thoại thì nên làm gì?
Mã OTP không gửi về điện thoại thì nên làm gì?

7. Nên làm gì khi mã OTP không gửi về điện thoại?

7.1 Nguyên nhân có thể xảy ra khi không nhận mã OTP là gì?

  • Lỗi hệ thống: Có thể có lỗi tạm thời xảy ra với hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ.
  • Vấn đề với SIM card bị lỗi hoặc hết hạn, sẽ không nhận được mã OTP.
  • Thiết bị lỗi phần cứng của điện thoại có thể gây ra vấn đề này.
  • Số điện thoại đăng ký với dịch vụ có chính xác không.

7.2 Các giải pháp khác

  • Yêu cầu gửi lại mã xác thực OTP.
  • Sử dụng phương thức nhận mã OTP khác qua email hoặc ứng dụng xác thực.
  • Kiểm tra phần mềm chặn tin nhắn SMS, hãy kiểm tra và tắt chúng đi.
  • Kiểm tra dung lượng bộ nhớ tin nhắn. Nếu bộ nhớ tin nhắn đầy không thể nhận được tin nhắn mới, bao gồm cả mã OTP là gì.
  • Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ mà bạn đang sử dụng để được hỗ trợ.
  • Cập nhật ứng dụng.

Lưu ý:

  • Bảo mật thông tin. Đảm bảo đúng địa chỉ và không chia sẻ thông tin cá nhân của mình cho bất kỳ ai khác.
  • Cẩn trọng với các cuộc gọi hoặc email lạ. Có thể có kẻ gian lợi dụng tình huống này để lừa đảo bạn.

>>>Xem thêm nguyên nhân vì sao mã OTP không gửi được khi đang chuyển tiền để tránh gián đoạn giao dịch của bạn!

8. Câu hỏi thường gặp về mã OTP là gì?

8.1 Mã OTP có thể bị hack không?

Có, nhưng rất khó. Mã OTP có thể bị tấn công hoặc bị đánh cắp nếu người dùng không tuân thủ các biện pháp bảo mật. Hoặc gặp phải các cuộc tấn công trực tuyến như phishing (lừa đảo) hoặc SIM swap (thay thế SIM). Tuy nhiên, bản chất của mã OTP là tạm thời và chỉ sử dụng một lần, điều này giúp giảm thiểu rủi ro bị hack so với mật khẩu thông thường.

8.2 OTP có thể sử dụng nhiều lần không?

Không, mã OTP chỉ có thể sử dụng một lần duy nhất. Sau khi bạn nhập mã OTP để xác thực, mã đó sẽ trở nên vô hiệu. Việc sử dụng lại mã OTP cũ sẽ không thành công.

8.3 OTP có áp dụng cho tất cả các giao dịch trực tuyến không?

Không phải tất cả các giao dịch trực tuyến đều yêu cầu mã OTP. Nhưng OTP thường được áp dụng cho các giao dịch quan trọng có mức độ bảo mật cao. Đặc biệt là các giao dịch liên quan đến tài chính và xác thực danh tính.

Lời kết

Việc hiểu rõ mã OTP là gì và nắm vững cách lấy mã OTP là bước đầu tiên để bạn tự bảo vệ tài khoản và các giao dịch trực tuyến. Bằng cách sử dụng mã OTP Code, bạn không chỉ đảm bảo an toàn cho thông tin cá nhân mà còn giúp ngăn chặn các hành vi xâm nhập trái phép.

Hãy luôn tuân thủ các hướng dẫn bảo mật, không chia sẻ mã OTP và kích hoạt xác thực hai yếu tố (2FA) để tăng cường lớp bảo vệ cho các tài khoản quan trọng của mình. Đừng quên tham khảo các sản phẩm thẻ tín dụng phổ biến tại Rabbit Care để nhận những ưu đãi và quà tặng hấp dẫn.