Bị nợ xấu có mở thẻ tín dụng được không? Lý do?
Bạn từng gặp phải tình huống "bí" tiền giữa tháng và nghĩ đến vị cứu tinh thẻ tín dụng? Nhưng rồi chợt nhớ ra mình đang "vướng" nợ xấu. Liệu có cách nào để thoát khỏi tình trạng này và tiếp tục tận hưởng những tiện ích tài chính hiện đại?
Câu hỏi "nợ xấu có mở thẻ tín dụng được không" chắc hẳn đang là nỗi băn khoăn của không ít người. Chính vì vậy, hãy cùng Rabbit Care tìm lời giải đáp trong bài viết này!
1. Nợ xấu có mở thẻ tín dụng được không?
Theo quy định hiện hành, pháp luật không có điều khoản cụ thể cấm mở thẻ tín dụng chấp nhận nợ xấu. Tuy nhiên, trên thực tế việc được phê duyệt trường hợp này là rất khó khăn.
Điều này xuất phát từ việc ngân hàng đánh giá rất kỹ hồ sơ tín dụng để đảm bảo rằng khách hàng có khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn. Tất nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ dựa trên mức độ nợ xấu.
Thông thường, khả năng mở thẻ tín dụng dựa vào cách phân loại dưới đây:
Nợ nhóm 1, 2: Vẫn có cơ hội được xem xét tùy chính sách từng ngân hàng. Nhưng cần phải đáp ứng thêm các điều kiện khác như có tài sản đảm bảo, nguồn thu nhập ổn định, hoặc người bảo lãnh. Một số ngân hàng có chính sách riêng, linh động hơn trong việc xét duyệt cho các trường hợp này. Bạn có thể tham khảo lựa chọn vay tiền bằng sổ BHXH nếu đang trong tình huống này.
Nợ nhóm 3, 4, 5: Gần như không thể được phê duyệt do rủi ro cao. Bởi đây là nhóm bị nợ có khả năng mất vốn. Trường hợp này thể hiện rằng khách hàng không thanh toán đúng hạn trong thời gian dài hoặc có nguy cơ mất khả năng trả nợ. Do đó, hầu hết các ngân hàng sẽ từ chối khi được hỏi “nợ xấu có mở thẻ tín dụng được không?”.
Ví dụ
Anh B có khoản nợ 30 triệu thuộc nhóm 2 (trễ hạn 45 ngày). Sau khi tất toán khoản nợ và duy trì thu nhập ổn định 15 triệu/tháng trong 1 năm, anh đã được ngân hàng chấp thuận cấp thẻ tín dụng với hạn mức 20 triệu đồng.
2. Tại sao ngân hàng đánh giá nợ xấu khi mở thẻ tín dụng?
Trước hết, hãy cùng tìm hiểu quy trình đánh giá của ngân hàng thông qua cập nhật định kỳ từ CIC:
- Kiểm tra lịch sử tín dụng của bạn qua hệ thống CIC - Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam
- Xem xét khả năng tài chính và thu nhập hiện tại
- Đánh giá mức độ uy tín trong việc trả nợ
- Yêu cầu các giấy tờ chứng minh thu nhập và tài sản
Quá trình này không chỉ dựa trên thu nhập mà còn kiểm tra lịch sử tín dụng của bạn. Bao gồm việc kiểm tra xem khách hàng có từng mắc nợ xấu hay không. Qua đó, có thể đảm bảo rằng họ đang cấp tín dụng cho những cá nhân có khả năng chi trả.
Vì vậy, nếu bạn thắc mắc rằng nợ xấu có mở được thẻ tín dụng hay không thì câu trả lời thường là không. Bởi ngân hàng không muốn chấp nhận rủi ro lớn. Do đó, lịch sử tín dụng xấu thường là yếu tố quyết định trong việc từ chối yêu cầu mở thẻ.
Giải pháp khắc phục
- Thanh toán hết các khoản nợ quá hạn
- Chờ để xóa lịch sử nợ xấu trên CIC
- Tích lũy điểm tín dụng thông qua các giao dịch tài chính lành mạnh
- Duy trì thu nhập ổn định và minh bạch
- Cân nhắc việc cung cấp tài sản đảm bảo
3. Nợ xấu bao lâu thì mở thẻ tín dụng được?
Thời gian để khôi phục khả năng mở thẻ tín dụng sau khi có nợ xấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Quan trọng nhất là bạn cần chủ động cải thiện điểm tín dụng của mình. Trong hầu hết các trường hợp, bạn cần phải:
- trả hết số tiền cần thanh toán bao gồm các khoản nợ quá hạn được cam kết trong hợp đồng
- chờ đợi một khoảng thời gian để lịch sử nợ xấu được xóa khỏi hệ thống CIC
Đối với các trường hợp nợ xấu nhóm nhẹ, như nhóm 1, 2, bạn có thể phải chờ 12 tháng sau khi đã trả hết nợ. Trong thời gian này, bạn cần đảm bảo không phát sinh thêm bất kỳ khoản nợ xấu mới bao gồm cả các app vay tiền không thẩm định. Song song đó, cũng phải duy trì điểm tín dụng ổn định để nhận được câu trả lời “có” khi hỏi “nợ xấu có làm thẻ tín dụng được không?”.
Với các trường hợp nợ xấu thuộc nhóm nghiêm trọng hơn như nhóm 3, 4, và 5, thời gian này sẽ kéo dài hơn. Thường là 5 năm để đảm bảo rằng các thông tin liên quan đến nợ xấu được xóa hoàn toàn. Điều này nhằm khôi phục lại uy tín tín dụng của mình.
Các yếu tố rút ngắn thời gian chờ mở thẻ tín dụng có nợ xấu
Tài chính vững mạnh
- Duy trì số dư tiết kiệm lớn
- Thu nhập cao và ổn định
- Có tài sản đảm bảo giá trị
Quan hệ ngân hàng tốt
- Giao dịch thường xuyên qua tài khoản
- Sử dụng đa dạng dịch vụ ngân hàng
- Duy trì mối quan hệ lâu dài với một ngân hàng
Hồ sơ chuyên nghiệp
- Giấy tờ đầy đủ, minh bạch
- Chứng minh được nguồn thu nhập đầy đủ cho ngân hàng
- Lịch sử công việc ổn định
Các thẻ tín dụng không chấp nhận nợ xấu
HSBC LiveFree
Miễn phí thường niên trọn đời và trả góp 0%
- Trả góp 0% lãi suất, 0% phí chuyển đổi, tại các đối tác của HSBC.
- Trả góp 0% lãi suất với phí chuyển đổi thấp chỉ từ 1,99% cho chi tiêu từ 2 triệu VNĐ. tại bất cứ thương hiệu không là đối tác của HSBC.
- Thời hạn miễn lãi lãi đến 55 ngày.
HSBC Live+
Hoàn tiền cực đã cho mọi chi tiêu mua sắm, ẩm thực, giải trí
- Hoàn tiền đến 8% cho mua sắm (trực tuyến/trực tiếp) và ẩm thực.
- Hoàn tiền không giới hạn lên đến 1% cho chi tiêu giải trí: xem phim, nghe nhạc,…
- Hoàn không giới hạn 0,3% tất cả chi tiêu khác.
- Miễn lãi lên đến 55 ngày, thoải mái chi tiêu.
HSBC Cash Back
Hoàn tiền trên mọi chi tiêu mỗi ngày
- Hoàn tiền đến 8% siêu thị và cửa hàng bách hóa.
- Hoàn 1% bảo hiểm và giáo dục.
- Hoàn 0,3% cho tất cả chi tiêu còn lại.
- Miễn lãi đến 55 ngày.
HSBC TravelOne
Tích lũy điểm thưởng hàng không và khách sạn
- Tích lũy đến 3X điểm thưởng cho chi tiêu quốc tế và du lịch.
- Tích lũy 2X điểm thưởng cho chi tiêu du lịch nội địa.
- Tích lũy 1X điểm thưởng không giới hạn cho tất cả giao dịch khác.
- An tâm bảo hiểm du lịch đến 11,5 tỷ VNĐ.
- Miễn phí dịch vụ phòng chờ sân bay 4 lần/ năm.
4. Lời kết
Câu hỏi "nợ xấu có mở thẻ tín dụng được không" không chỉ đơn thuần là vấn đề thời gian chờ đợi. Đây còn là cả một hành trình hoạch định và thực thi kế hoạch tài chính lành mạnh. Việc xây dựng lại uy tín tín dụng sau khi vướng phải nợ xấu đòi hỏi sự kiên nhẫn, nỗ lực và kỷ luật tài chính cao.
Bằng cách:
- tuân thủ các bước phục hồi,
- duy trì thu nhập ổn định
- xây dựng thói quen tài chính tốt,
Bạn hoàn toàn có thể khôi phục khả năng tiếp cận các sản phẩm tín dụng và tận hưởng những tiện ích mà chúng mang lại. Hãy nhớ rằng, mỗi khó khăn đều là bài học quý giá giúp bạn trưởng thành hơn trong hành trình quản lý tài chính cá nhân.
5. Câu hỏi thường gặp về nợ xấu có làm được thẻ tín dụng không
Nợ xấu nhóm 2 có mở thẻ tín dụng được không?
Nợ nhóm 2 (quá hạn từ 10 đến 90 ngày) vẫn có cơ hội được làm thẻ tín dụng nếu:
- Đã thanh toán đầy đủ khoản nợ
- Có nguồn thu nhập ổn định
- Cung cấp được tài sản đảm bảo
- Chọn ngân hàng có chính sách linh hoạt
Nợ xấu nhóm 5 có mở thẻ tín dụng được không?
Nợ nhóm 5 (khoản nợ có khả năng mất vốn) gần như không thể mở thẻ tín dụng vì:
- Đây là nhóm nợ nghiêm trọng nhất, khi quá hạn trên 360 ngày
- Thông tin được lưu trữ lâu dài trong hệ thống CIC
- Các ngân hàng đánh giá rủi ro cao
- Cần thời gian dài để phục hồi uy tín tín dụng
Nợ xấu FE có làm thẻ tín dụng được không?
Nếu bị xếp vào nhóm nợ xấu tại FE, bạn sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng khác. Bởi thông tin tín dụng của bạn được chia sẻ trên hệ thống CIC. Việc này sẽ làm giảm điểm tín dụng của bạn và khiến các ngân hàng thận trọng hơn trong việc phê duyệt thẻ tín dụng.
Nợ xấu có mở thẻ ATM được không?
Trong các loại thẻ ngân hàng, thẻ ATM (thẻ ghi nợ nội địa) vẫn có thể được mở khi có nợ xấu vì:
- Đây là thẻ thanh toán từ số dư tài khoản
- Không liên quan đến hạn mức tín dụng
- Rủi ro với ngân hàng thấp hơn
- Chỉ cần đáp ứng yêu cầu cơ bản về giấy tờ tùy thân