Rabbit Care Logo
COMPLETE CARE

Đầu tư và tiết kiệm thông minh
với sản phẩm bảo hiểm

Rabbit Care

tài sản ngắn hạn là gì

Tài sản ngắn hạn là gì? Cách phân biệt nó với tài sản dài hạn

Đối với các doanh nghiệp, vốn là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Một trong số đó phải kể đến là tài sản ngắn hạn. Đây là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực tài chính và kế toán. Nó có vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của tổ chức.


Hiểu rõ khái niệm này giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định sáng suốt. Vì vậy, hãy cùng Rabbit Care khám phá sâu hơn về tài sản ngắn hạn là gì cùng như cách phân loại và phân biệt chúng.

1. Khái niệm tài sản ngắn hạn là gì?

Tài sản ngắn hạn (curent assets trong tiếng anh) có tên gọi khác là tài sản lưu động. Đây là các loại tài sản mà doanh nghiệp dự kiến sẽ chuyển đổi thành tiền mặt hoặc tiêu thụ trong vòng một năm hoặc sử dụng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo gồm tiền.

Bao gồm tiền mặt, các khoản đầu tư dễ dàng bán ra, các khoản phải thu, và hàng tồn kho. Chúng khá linh hoạt và có thể dùng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh và thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn.

Nói một cách dễ hiểu hơn, hãy tưởng tượng bạn đang điều hành một cửa hàng bán đồ ăn. Tài sản ngắn hạn giống như tiền mặt, nguyên liệu, và những món ăn đã nấu sẵn. Đó là những thứ bạn liên quan đến biến động theo thời gian. Nó có thể dễ dàng bán ra trong vòng một năm hoặc sử dụng không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo.

Từ đó có thể tạo ra doanh thu và đảm bảo khả năng thanh toán các khoản chi phí khác trong cửa hàng.

2. Phân loại các nhóm của tài sản ngắn hạn

Khi đã hiểu được tài sản ngắn hạn là gì, bạn nên nắm rõ các đặc điểm của nó. Qua đó, có thể hiểu rõ hơn về tính chất và công dụng của chúng. Đầu tiên là nó có tính thanh khoản cao và khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt. Nhờ đó mà các doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu tài chính ngắn hạn.

Nói một cách khác, chúng là các loại tài sản đang chờ tăng khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền mặt trong.

Với đặc tính nổi bật này, cách phân biệt tài sản ngắn hạn có thể được diễn tả như sau:

2.1. Tiền và các khoản tương đương tiền

Bởi nhóm này có tính thanh khoản cao nhất, đây là những tài sản lưu động nhất trong tài sản ngắn hạn. Chúng bao gồm:

  • Tiền mặt sẵn có.
  • Tiền gửi không kỳ hạn.
  • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng ba tháng.



Vì vậy, nhóm tài sản luôn vận động và chuyển thành tiền mặt nhanh chóng này giúp doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu thanh toán ngắn hạn. Hơn nữa, nó có khả năng đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục.

Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm về cách tính thuế thu nhập cá nhân. Từ đó, có thể đảm bảo các khoản tài sản này được chính xác hơn.

2.2. Đầu tư tài chính ngắn hạn

Nhóm tài sản tiếp theo được phân loại trong tài sản ngắn hạn bao gồm:

  • Các khoản đầu tư vào cổ phiếu.
  • Các khoản đầu tư vào trái phiếu.
  • Các loại chứng khoán khác mà doanh nghiệp nắm giữ với mục đích bán trong một chu kỳ kinh doanh.

Những khoản đầu tư này cũng có tính thanh khoản cao. Ngoài ra, chúng có thể được bán nhanh chóng trên thị trường mở. Cho nên, mục tiêu của nhóm tài sản ngắn hạn này là gia tăng lợi nhuận trong ngắn hạn và tạo nguồn thu nhập bổ sung cho doanh nghiệp.

Bởi vậy, các chủ doanh nghiệp đừng quên nắm rõ các công thức lãi kép chính xác để đầu tư hiệu quả hơn!

2.3. Các khoản phải thu ngắn hạn

Ngoài các nhóm trên, tài sản ngắn hạn còn bao gồm cả:

  • Số tiền mà khách hàng chưa thanh toán cho doanh nghiệp.
  • Các khoản tạm ứng cho nhà cung cấp.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các khoản này có thể phát sinh từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Chúng thường được thu hồi trong vòng một năm và là một phần quan trọng của vòng quay vốn lưu động. Vì vậy, việc quản lý nó hiệu quả giúp doanh nghiệp tối ưu hóa dòng tiền. Hơn nữa, điều này có thể cải thiện các hoạt động hiện tại hiệu quả.

2.4. Hàng tồn kho

Tiếp theo là hàng tồn kho, một tài sản ngắn hạn quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có vai trò duy trì hoạt động sản xuất và bán hàng của doanh nghiệp. Nhóm này bao gồm:

  • Nguyên vật liệu.
  • Sản phẩm đang sản xuất.
  • Sản phẩm thành phẩm sẵn sàng để bán.

Vai trò của tài sản ngắn hạn này là đảm bảo cân bằng giữa nhu cầu sản xuất và nhu cầu thị trường. Đồng thời, có thể giảm thiểu chi phí lưu kho của doanh nghiệp.

2.5. Các khoản chi trả ngắn hạn khác

Cuối cùng là các khoản mà doanh nghiệp dự kiến sẽ thanh toán trong vòng một năm, bao gồm:

  • Tiền lương cho nhân viên.
  • Chi phí nguyên vật liệu.
  • Chi phí bán hàng.
  • Chi phí quản lý.

Khi đã lập kế hoạch và quản lý hiệu quả các khoản chi trả ngắn hạn này, doanh nghiệp sẽ kiểm soát dòng tiền và đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định.

3. Cách tính tài sản ngắn hạn là gì?

Bởi vì có 5 nhóm tài sản ngắn hạn nên cách tính của nó cũng sẽ phụ thuộc vào cách phân loại này. Cụ thể, tài sản ngắn hạn được tính bằng cách cộng giá trị của tất cả các nhóm tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp sở hữu.

Công thức tính tài sản ngắn hạn:

Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150

Trong đó:



  • Mã số 100: Tài sản ngắn hạn
  • Mã số 110: Tiền và các khoản tương đương tiền
  • Mã số 120: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
  • Mã số 130: Các khoản phải thu ngắn hạn
  • Mã số 140: Hàng tồn kho
  • Mã số 150: Các khoản chi trả ngắn hạn khác

3.1. Lưu ý khi tính toán tài sản ngắn hạn là gì?

Để trả lời câu hỏi này, bạn cần đảm bảo và nắm rõ các ý sau đây.



Đầu tiên, các khoản mục tài sản ngắn hạn được lấy trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Tiếp theo, cần điều chỉnh giá trị của một số khoản mục để phản ánh giá trị thực tế.



Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp và công thức tính tài sản ngắn hạn có thể khác nhau để tính giá trị tài sản ngắn hạn (sau khi đã trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho).

3.2. Ví dụ về cách tính tài sản ngắn hạn

Doanh nghiệp A có các khoản mục sau:

  • Tiền mặt trong quỹ: 100 triệu đồng
  • Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn: 200 triệu đồng
  • Hàng tồn kho: 300 triệu đồng
  • Các khoản phải thu: 400 triệu đồng
  • Tiền lương phải trả: 500 triệu đồng

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp A là bao nhiêu?



Trả lời:



Các khoản mục được liệt kê của doanh nghiệp là các nhóm được phân loại trong tài sản ngắn hạn. Mã số theo Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về chúng lần lượt là: mã số 110, mã số 120, mã số 130, mã số 140, mã số 150.

Suy ra cách tính tài sản ngắn hạn có thể của doanh nghiệp A là:

Mã số 110 = 100 + 200 + 300 + 400 + 500 = 1500 (triệu đồng) = 1 tỷ 500 triệu đồng

4. Làm thế nào để phân biệt tài sản ngắn hạn và dài hạn?

Có 5 nội dung đơn giản để phân biệt được hai loại tài sản này. Hãy để ý về thời gian chuyển đổi thành tiền mặt hoặc sử dụng, các phân loại các nhóm tài sản, đặc điểm của các loại tài sản, khấu hao, các ghi nhận giá trị. Xem bảng dưới đây để có một cái nhìn rõ hơn về tài sản ngắn hạn là gì.

Nội dungTài sản ngắn hạnTài sản dài hạn
Thời gian chuyển đổi thành tiền mặt hoặc sử dụngNhững tài sản dự kiến sẽ được chuyển đổi hoặc tiêu thụ trong vòng một năm.Những tài sản có thời gian sử dụng hoặc giữ lâu hơn một năm.
Kỳ hạnCó kỳ hạn dưới 1 năm.Có kỳ hạn từ 1 năm trở lên.
Mục đích sử dụngDùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn và duy trì hoạt động kinh doanh hàng ngày.Dùng để đầu tư cho mục tiêu phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Tính thanh khoảnCó tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt.Có tính thanh khoản thấp, khó chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian ngắn.
Một số ví dụTiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn.Tài sản cố định, đất đai, nhà máy, thiết bị.

Để hiểu rõ hơn về tài chính, hãy tìm hiểu thêm để biết được thẻ tín dụng có chuyển khoản được không!

5. Tầm quan trọng của tài sản ngắn hạn là gì?

Đến đây, chắc hẳn bạn đã nắm vững các định nghĩa về tài sản ngắn hạn là gì cũng như cách phân loại chúng. Vậy, tại sao nó lại đóng vai trò quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp đến vậy?

Đầu tiên phải nói đến khả năng đảm bảo thanh khoản của nó. Bởi vì, doanh nghiệp có tài sản ngắn hạn cao thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tốt. Nói rõ hơn là, tài sản ngắn hạn cho phép doanh nghiệp đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu tài chính ngắn hạn như thanh toán nợ và chi phí hoạt động. Cho nên, nó là yếu tố cần thiết để duy trì sự ổn định và phát triển kinh doanh.

Điều này cũng có nghĩa là, tài sản ngắn hạn có thể đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi nó có thể phản ánh tốc độ luân chuyển vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, các tổ chức có tài sản ngắn hạn luân chuyển nhanh đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh của nó có hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, tài sản ngắn hạn còn được sử dụng để tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Qua đây, các doanh nghiệp quản lý tài sản ngắn hạn có thể sẽ gia tăng khả năng sinh lời có nếu quy trình hiệu quả.

Cuối cùng, tài sản ngắn hạn cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội đầu tư và mở rộng thị trường một cách linh hoạt và kịp thời. Đối với các nhà đầu tư và chủ nợ, tài sản ngắn hạn là một chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng thanh toán và sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

6. Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, Rabbit Care cung cấp được cho bạn thông tin hữu ích về tầm quan trọng của tài sản ngắn hạn là gì. Tóm lại, nó không chỉ là nguồn lực tài chính có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt. Đây còn là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru và phát triển bền vững.

Quản lý hiệu quả tài sản ngắn hạn đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về hoạt động kinh doanh và khả năng dự đoán chính xác các biến động của thị trường. Đây là lý do tại sao yếu tố này luôn được chú trọng trong chiến lược tài chính của mọi doanh nghiệp.

Ngoài ra, để đảm bảo doanh nghiệp được vận hành hiệu quả hơn, đừng quên tìm hiểu về các thẻ tín dụng dưới đây:

Thẻ tín dụng HSBC Visa Chuẩn LiveFree

HSBC VISA Chuẩn LiveFree

HSBC / VISA

  • Trả góp 0% lãi suất tại các đối tác của HSBC
  • Trả góp 0% lãi suất với phí chuyển đổi thấp chỉ từ 1,99% cho chi tiêu từ 2 triệu VND tại bất cứ thương hiệu bạn chọn khác (Không là đối tác của HSBC)
  • Thời hạn không tính lãi đến 55 ngày
HSBC Card2.svg

HSBC Visa Bạch Kim Online

HSBC / Visa

  • Hoàn tiền đến 8% cho giao dịch tại Tiki, Shopee, Lazada, Sendo, Grab, Baemin
  • Hoàn 1% cho chi tiêu trực tuyến trong nước, 0,3% cho các chi tiêu còn lại
  • Bảo hiểm mua sắm trực tuyến Visa đến 4,6 triệu VND
Thẻ tín dụng HSBC Visa Bạch Kim Cash Back

HSBC Visa Bạch Kim Cash Back

HSBC / Visa

  • Hoàn đến 8% siêu thị và cửa hàng bách hóa
  • Hoàn 1% bảo hiểm và giáo dục, 0,3% cho tất cả chi tiêu còn lại
  • Thời hạn không tính lãi đến 55 ngày
HSBC TravelOne

HSBC TravelOne

HSBC / Mastercard

  • Tích lũy đến 3X điểm thưởng cho chi tiêu quốc tế và du lịch*
  • Miễn phí dịch vụ phòng chờ sân bay 4 lần/năm, chi tiết tại đây
  • Miễn phí di chuyển ra sân bay bằng BE 4 lần/năm, chi tiết tại đây
  • Chỉ 1,99% phí quản lý giao dịch ngoại tệ
  • Đến 11,5 tỷ VND Bảo hiểm Du lịch
  • Dịch vụ cao cấp dành riêng cho Thẻ Mastercard World
Thẻ tín dụng VIB Online Plus 2in1

VIB Online Plus 2in1

VIB / MASTERCARD

  • Hoàn tiền lên đến 6% cho các giao dịch trực tuyến nước ngoài
  • Hoàn tiền lên đến 3% cho các giao dịch trực tuyến trong nước
  • Hoàn 10% theo doanh số chi tiêu hàng tháng trong vòng 3 tháng đầu Nhận hàng ngàn ưu đãi lên đến 30% đến từ 25 thương hiệu hàng đầu Việt Nam
Thẻ tín dụng VIB Cash Back

VIB Cash Back

VIB / MASTERCARD

  • Hoàn tiền lên đến 10% cho các danh mục chi tiêu đặc biệt (ẩm thực, bảo hiểm, giải trí, marketing quảng cáo)
  • Hoàn tiền lên đến 2,000,000Đ/kỳ sao kê theo điều kiện chi tiêu
  • Hoàn 10% theo doanh số chi tiêu hàng tháng trong vòng 3 tháng đầu Tặng ngay 300,000 VNĐ cho các giao dịch lưu thông tin thẻ trong vòng 90 ngày kể từ ngày phát hành thẻ
Thẻ tín dụng VIB Financial Free

VIB Financial Free

VIB / VISA

  • Rút tiền linh hoạt tối đa 100% hạn mức thẻ
  • Miễn phí thường niên năm đầu tiên không điều kiện
  • Ưu đãi 0% lãi suất cho các giao dịch chi tiêu và rút tiền trong 3 kỳ sao kê đầu tiên
  • Hoàn 10% theo doanh số chi tiêu hàng tháng trong vòng 3 tháng đầu
Trang web này sử dụng cookie để cải thiện hiệu suất và thu thập phân tích. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập chính sách cookie của chúng tôi