Rabbit Care Logo
COMPLETE CARE

Đầu tư & tiết kiệm thông minh
với bảo hiểm nhân thọ

Rabbit Care

thuế thu nhập cá nhân

Cách tính thuế thu nhập cá nhân & những điều cần biết 2024

Trong hệ thống thuế của quốc gia, thuế thu nhập cá nhân là một trong các khía cạnh đóng vai trò quan trọng nhất. Nó có thể điều tiết được nền kinh tế, đồng thời có thể góp phần xây dựng một xã hội phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, đây còn là trách nhiệm của một công dân Việt Nam đối với đất nước. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu được rõ về khái niệm và việc áp dụng nó một cách chính xác.

Chính vì vậy, trong bài viết này, Rabbit Care sẽ giúp bạn hiểu thêm về các quy định cơ bản, cách tính, và quyết toán thuế thu nhập cá nhân online đơn giản.

1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Để có một cái nhìn tổng quan về thuế thu nhập cá nhân (trong tiếng anh được gọi là personal income tax), trước tiên, nên hiểu được định nghĩa của nó.

Thuế thu nhập cá nhân (hay còn được gọi là thuế TNCN) là loại thuế trực thu, áp dụng đối với cá nhân từ các loại thu nhập khác nhau. Bao gồm: tiền lương, tiền lãi, tiền trúng thưởng, hoặc các khoản thu nhập khác. Nói một cách đơn giản, đây là khoản tiền mà mỗi cá nhân phải nộp cho chính phủ dựa trên mức thu nhập của họ.

Bên cạnh số thuế TNCN phải nộp, một số đối tượng sẽ được giảm thuế theo quy định của nhà nước. Trường hợp này tính đến các cá nhân gặp phải khó khăn không thể tránh khỏi như gặp thiên tai, hỏa hoạn, bị tai nạn, hay mắc các bệnh hiểm nghèo. Các cá nhân này sẽ được xét giảm thuế thu nhập cá nhân tương ứng với mức độ thiệt hại, tuy nhiên không vượt qua số thuế phải nộp.

2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Tuân thủ các quy định từ Luật Thuế thu nhập cá nhân có thể giúp bảo đảm ngân sách nhà nước. Từ đó, giúp chính phủ có thể phân bổ tài nguyên hợp lý và điều tiết mức thu nhập của người dân một cách công bằng hơn.

Theo Luật Thuế TNCN 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành, có hai đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân là: cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà ta có cách tính theo các bậc thuế suất khác nhau.

Nghĩa là, thuế TNCN sẽ được tính dựa vào loại thu nhập và đối tượng nộp thuế.

2.1. Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú

Đối tượng đầu tiên được xét đến là các cá nhân có thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam. Trong đó, bao gồm cả những cá nhân có thời gian lưu trú tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm (tính theo lịch dương). Hoặc các cá nhân có thời gian lưu trú từ 12 tháng liên tục tính từ thời điểm nhập cảnh.

Khi các cá nhân nằm trong những trường hợp nêu trên thì được tính thuế thu nhập cá nhân cả từ trong và ngoài nước.

Lúc này, thuế TNCN sẽ được tính theo công thức dưới đây:

Thuế TNCN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Giảm trừ gia cảnh - Giảm trừ bản thân) x Thuế suất

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế

Đây là tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác theo điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Lưu ý rằng, mức đóng thuế này là mức thu nhập được trừ đi các khoản đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định; các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật; các khoản thưởng từ Nhà nước phong tặng.

  • Giảm trừ gia cảnh

Đây là số tiền được giảm trừ người phụ thuộc của cá nhân. Mức giảm trừ gia cảnh năm 2024 là 4,4 triệu đồng/người/tháng.

  • Giảm trừ bản thân

Đây là số tiền được giảm trừ cho bản thân cá nhân. Mức giảm trừ bản thân năm 2024 là 11 triệu đồng/tháng.

  • Thuế suất

Đây là tỷ lệ phần trăm áp dụng cho mức thu nhập tính thuế của cá nhân. Thuế suất được chia thành 7 bậc, tùy thuộc vào mức thu nhập tính thuế của cá nhân. Theo điều 22 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, biểu thuế lũy tiến từng phần năm 2024 như sau:

Biểu thuế luỹ tiến từng phần

Bậc thuếPhần thu nhập tính thuế/ năm
(triệu đồng)
Phần thu nhập tính thuế/ tháng
(triệu đồng)
Thuế suất

1

Đến 60

Đến 5

5%

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10%

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15%

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20%

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25%

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30%

7

Trên 960

Trên 80

35%

Ví dụ:

Anh Ni là cá nhân cư trú tại Việt Nam. Anh Ni có thu nhập từ tiền lương là 20 triệu đồng/ tháng, mức đóng bảo hiểm bắt buộc 10,5%, và không có người phụ thuộc. Anh Ni phải nộp thuế thu nhập cá nhân là bao nhiêu?

Giảm trừ bản thân = 11 (triệu đồng/ tháng)

Thu nhập tính thuế của anh Ni theo từng tháng là:

Thu nhập tính thuế = 20 - 20 x 10,5% = 17,9 (triệu đồng/ tháng)

Suy ra, bậc thuế của anh Ni là bậc 3, nên mức thuế suất của anh Ni trong năm 2024 là 15%

Do đó, thuế thu nhập cá nhân phải nộp của anh Ni theo từng tháng trong năm 2024 là:

Thuế TNCN phải nộp = (17,9 - 11) x 5% = 1,035 (triệu đồng/ tháng)

2.2. Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú

Các cá nhân không nằm trong trường hợp trên sẽ được tính là cá nhân không cư trú. Đối tượng này phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ nguồn tại Việt Nam.

Lúc này, cá nhân phải nộp thuế TNCN theo phương pháp khấu trừ trực tiếp. Tức là, người nộp thuế sẽ được trừ đi một khoản thu nhập miễn thuế và các khoản giảm trừ khác theo quy định (nếu có) trước khi tính thuế.

Dưới đây là bảng thống kê các loại thu nhập và mức thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú tại Việt Nam:

Bảng tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú

 

Loại thu nhập nộp thuếThuế

Điều 25

Thu nhập từ kinh doanh
  • Hoạt động kinh doanh hàng hoá: 1%
  • Hoạt động kinh doanh dịch vụ: 5%
  • Hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và choạt động kinh doanh khác: 2%

Điều 26

Thu nhập từ tiền lương, tiền công20%

Điều 27

Thu nhập từ đầu tư vốn5%

Điều 28

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn0,1%

Điều 29

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản2%

Điều 30

Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại5%

Điều 31

Thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng10%

Ví dụ:

Ông Yua là người Nhật Bản được cử sang công ty Việt Nam làm việc. Thời gian lưu trú tại Việt Nam là từ ngày 01/02/2024 đến ngày 01/08/2024. Ông Yua không có thẻ tạm trú tại Việt Nam. Mức lương của ông Yua là 18 triệu đồng/ tháng và không có người phụ thuộc. Ông Yua phải nộp thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam là bao nhiêu?

Theo quy định, ông Yua có thời gian lưu trú tại Việt Nam là 06 tháng nên sẽ được tính thuế theo đối tượng cá nhân không cư trú.

Mức thuế ông Yua phải đóng dựa vào Điều 26 là 20%.

Thu nhập tính thuế của ông Yua theo từng tháng là:

Thu nhập chịu thuế = Tiền lương nhận được - Các khoản được miễn thuế

= 18 - 11 = 7 (triệu đồng/ tháng)

Do đó, thuế thu nhập cá nhân phải nộp của ông Yuta theo từng tháng trong năm 2024 là:

Thuế TNCN phải nộp = 20% x 7 triệu = 1,4 triệu đồng/ tháng

Tổng số tiền thuế TNCN mà ông A phải nộp trong 6 tháng làm việc tại Việt Nam là:

1,4 x 6 = 8,4 (triệu đồng)

3. Các khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân

Sau khi đã nắm được cách tính thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam, hãy nắm rõ hơn về các mức thuế suất và các loại thu nhập tính thuế. Qua đó, có một góc nhìn chuẩn xác hơn về Luật Thuế TNCN cũng như cách đóng góp bản thân mình vào xã hội.

Trước tiên, hãy nhìn vào biểu thuế suất được quy định dưới đây:

Biểu thuế toàn phần

PhầnThu nhập tính thuếThuế suất

a

Thu nhập từ đầu tư vốn5%

b

Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại5%

c

Thu nhập từ trúng thưởng10%

d

Thu nhập từ thừa kế, quà tặng10%

đ

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này20%
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này0,1%

e

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này25%
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này2%

Để hiểu rõ hơn về các loại thu nhập, dưới đây là định nghĩa của từng loại phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

Thu nhập từ kinh doanh


Nói một cách ngắn gọn, đây là doanh thu nhận được sau khi đã trừ ra các khoản chi phí hợp lý theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Nó bao gồm từ việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, sáng tạo, tác quyền, hoa hồng, tiền bồi thường, tiền thưởng, và các khoản thu nhập tương tự.

Thu nhập từ tiền lương, tiền công


Có thể bạn đã từng đặt câu hỏi: “Tiểu mục 1001 là thuế gì?” Đây là thu nhập mà cá nhân nhận được từ việc làm công ăn lương, hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng tư vấn, hợp đồng thử nghiệm, hợp đồng tham gia ban giám đốc, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, hội đồng kiểm soát, và các hợp đồng tương tự.

Thu nhập từ đầu tư vốn


Tổng số thu nhập mà cá nhân nhận được từ việc đầu tư vào các tổ chức, doanh nghiệp, dự án, hoặc các loại tài sản khác sẽ được tính vào thuế thu nhập cá nhân. Mức này tính dựa vào lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận chia, lãi vay, lãi chuyển nhượng vốn góp, chứng khoán, trái phiếu, và các khoản thu nhập tương tự.

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn


Đây là mức thu nhập mà cá nhân có được bằng cách lấy giá bán trừ giá mua và các khoản khác theo quy định. Việc này diễn ra khi có trường hợp chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp/ cổ phần của mình trong một doanh nghiệp khác cho tổ chức, cá nhân khác.

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản


Tương tự với vốn góp và cổ phần, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản cũng được tính thuế thu nhập cá nhân. Mức này thu được khi cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cá nhân khác.

Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại


Tiếp theo là mức thu nhập mà cá nhân nhận được từ việc sử dụng, chuyển nhượng, cho thuê, cho phép sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ: bản quyền tác giả, quyền sáng chế, quyền thiết kế công nghiệp, quyền nhãn hiệu, quyền giống cây trồng, quyền giống vật nuôi, và các quyền tương tự.

Tương tự như Luật thuế thu nhập cá nhân về bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại cũng là một loại được tính thuế. Nó là mức mà cá nhân nhận được từ việc chuyển nhượng, cho thuê, cho phép sử dụng quyền nhượng quyền thương mại. Ví dụ như quyền sử dụng nhãn hiệu, quyền sử dụng bí quyết kinh doanh, quyền sử dụng hệ thống kinh doanh và các quyền tương tự.

Thu nhập từ trúng thưởng


Đây là một trong các loại thu nhập mà tính thuế thu nhập cá nhân thường bị bỏ qua. Mức này được tính khi bạn nhận được thu nhập từ việc tham gia các trò chơi có thưởng, xổ số, đua ngựa, đua chó, đánh bạc, và các hoạt động tương tự.

Thu nhập từ thừa kế, quà tặng


Một loại thu nhập nữa cũng thường bị bỏ qua khi nộp thuế thu nhập cá nhân là nhận thừa kế và quà tặng. Các tài sản được tính thuế TNCN theo quy định của pháp luật là tiền, bất động sản, quyền sở hữu trí tuệ, quyền nhượng quyền thương mại và các tài sản khác.

4. Cách tra cứu số thuế còn phải nộp

Mỗi cá nhân khi có thu nhập sẽ có một mã số thuế (trong tiếng anh được gọi là tax code) riêng biệt. Mã số thuế (hay còn được gọi là MST) là một dãy ký tự bao gồm các chữ số hoặc chữ cái được cấp theo quy định của luật quản lý thuế.

Khi hiểu được tax code là gì và cách để biết được tax code cá nhân của mình, bạn có thể dễ dàng tra cứu thuế thu nhập cá nhân online. Từ đó, bạn có thể quyết toán thuế online một cách đơn giản và chính xác hơn.

Đầu tiên, để tra cứu MST online, hãy nhập số căn cước công dân hoặc chứng minh thư vào công cụ tra cứu của Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính. Sau khi có được MST, để tra cứu hoặc nộp thuế online, sử dụng ứng dụng eTax Mobile trên điện thoại bạn.

5. Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, Rabbit Care có thể cung cấp cho bạn các kiến thức bổ ích về thuế thu nhập cá nhân. Hãy nhớ rằng, việc hiểu biết và tuân thủ quy định của Luật Thuế TNCN không chỉ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn. Nó còn góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển xã hội bền vững hơn.

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện hiệu suất và thu thập phân tích. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập chính sách cookie của chúng tôi