Rabbit Care Logo
COMPLETE CARE

Đầu tư và tiết kiệm thông minh
với sản phẩm bảo hiểm

Rabbit Care

các trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản
user profile image
Người viếtAnnie ThiĐã đăng: Aug 26, 2024

Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản bạn cần biết

Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi quan trọng giúp người lao động nữ an tâm hơn trong quá trình mang thai và sinh con. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nó, dẫn đến nhiều thắc mắc và hiểu lầm.

Việc nắm bắt những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản không chỉ giúp bạn tránh rủi ro tài chính. Nó còn giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho hành trình làm mẹ.

Vì vậy, Rabbit Care sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về những thông tin cụ thể mà bạn cần biết.

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đầu tiên là đối với trường hợp lao động nữ không có hợp đồng lao động và không được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi đó, bạn sẽ thuộc một trong những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản. Bởi theo khoản 2 Điều 4 của Luật Bảo hiểm xã hội, chế độ của BHXH tự nguyện chỉ có hưu trí và tử tuất.

Điều 4 cũng quy định các chế độ BHXH bắt buộc là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Tuy nhiên, không phải tất cả những người tham gia đều được hưởng chế độ thai sản. Để biết được đó là gì, hãy tìm hiểu kỹ hơn trong phần dưới đây!

2. Người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc đủ thời gian

Theo Luật BHXH, điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định chi tiết như sau:

2.1. Trường hợp thông thường

Lao động nữ cần đóng BHXH đủ 6 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng ngay trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi. Theo khoản 2, Điều 31, đây là điều kiện cơ bản áp dụng cho đa số người lao động.

Theo đó, nếu bạn không tham gia BHXH bắt buộc trong thời gian từ 6 đến 12 tháng ngay trước khi có con, bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản.

2.2. Trường hợp đặc biệt - nghỉ dưỡng thai

Nếu lao động nữ đã tham gia BHXH từ 12 tháng trở lên, nhưng khi mang thai phải tạm ngưng công việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền. Thì, theo khoản 3 của Điều 31, chỉ cần đóng BHXH đủ 3 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh. Quy định này giúp bảo vệ quyền lợi của những lao động nữ gặp vấn đề sức khỏe trong thai kỳ.

Vì vậy, nếu bạn phải dưỡng thai nhưng tính đến thời gian đó, lại không tham gia BHXH bắt buộc đủ 3 tháng. Thì bạn sẽ thuộc một trong những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản.

2.3. Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

Nếu người lao động đã đáp ứng một trong hai sự kiện bảo hiểm nêu trên, nhưng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh con (hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi) không quá 6 tháng, họ vẫn được hưởng đầy đủ chế độ thai sản.

Điều này bao gồm các quyền lợi như thời gian nghỉ thai sản, trợ cấp một lần khi sinh con, và các chế độ khác liên quan đến thai sản được quy định trong Luật BHXH.

Như vậy, nếu bạn chấm dứt HĐLĐ từ 7 tháng trở lên, bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản từ BHXH.

Chính vì vậy, để xác định bạn có thuộc những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản không, hãy kiểm tra thời gian đóng BHXH của mình. Nếu thỏa mãn một trong các điều kiện trên, bạn sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi thai sản theo quy định.

3. Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản phải làm sao?


3.1. Tham gia bảo hiểm thai sản tự nguyện

Khi không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản từ nhà nước, đây là một lựa chọn đáng cân nhắc. Các gói này thường do các công ty bảo hiểm tư nhân cung cấp, với nhiều mức phí và quyền lợi khác nhau. Chẳng hạn như như Bảo Việt, Prudential, Manulife, Cathaylife, v.v.

Ưu điểm của việc mua bảo hiểm thai sản tự nguyện là người tham gia có thể lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Việc này giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn cho thời kỳ mang thai mà không cần lo lắng về chi phí.

Các gói bảo hiểm này thường cung cấp nhiều quyền lợi hấp dẫn như:

  • Chi trả viện phí sinh nở: Bao gồm cả chi phí sinh thường và sinh mổ, chi phí khám thai định kỳ.
  • Hỗ trợ tiền mặt: Nhận được một khoản tiền mặt nhất định sau khi sinh con để trang trải các chi phí khác.
  • Bảo hiểm tai nạn thai kỳ: Bồi thường nếu xảy ra các rủi ro không mong muốn trong quá trình mang thai. Nó cũng là yếu tố để bạn có thể đảm bảo các dấu hiệu thai nhi thông minh từ trong bụng mẹ.

Bên cạnh đó, nó cũng có một số nhược điểm mà cũng cân nhắc. Cụ thể là mức phí, điều khoản, và điều kiện. Bạn có thể trả một khoản tiền lớn hơn để tham gia hình thức bảo hiểm này. Ngoài ra, thông thường các công ty sẽ yêu cầu một khoản thời gian chờ nhất định trước khi được sử dụng sản phẩm.

3.2. Tích lũy tiền tiết kiệm

Nếu không muốn hoặc không thể tham gia bảo hiểm thai sản tự nguyện, tích lũy tiền tiết kiệm là một giải pháp khác. Bắt đầu lập kế hoạch tài chính từ sớm sẽ giúp bạn có đủ nguồn lực để trang trải chi phí liên quan đến quá trình mang thai và sinh nở.

Hãy thiết lập một tài khoản tiết kiệm riêng biệt và định kỳ gửi tiền vào đó, đảm bảo rằng bạn có đủ tiền cho các chi phí y tế và sinh hoạt trong thời gian nghỉ sinh. Từ đó, giúp bạn chủ động hơn về tài chính mà không phải phụ thuộc vào các sản phẩm bảo hiểm.

3.3. Tìm hiểu các chính sách hỗ trợ khác

Một số đơn vị sử dụng lao động có chính sách riêng hỗ trợ nhân viên trong thời gian thai sản, ngay cả khi họ chưa đủ điều kiện hưởng BHXH.

Bên cạnh đó, cũng có một số chương trình hỗ trợ phụ nữ mang thai và sinh con được triển khai ở nhiều địa phương. Bao gồm việc trợ giúp tài chính, cung cấp dịch vụ y tế miễn phí hoặc giảm giá để đảm bảo dinh dưỡng cho bà bầu, và hỗ trợ chăm sóc trẻ em.

Bạn nên liên hệ trực tiếp với các tổ chức này, hoặc tìm kiếm thông tin trên các kênh truyền thông chính thống để biết thêm chi tiết.

4. Lời kết

Hiểu rõ về những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản sẽ giúp bạn tránh được những khó khăn không đáng có trong thời kỳ quan trọng này. Việc chuẩn bị sẵn sàng bằng cách tìm hiểu quy định, cũng như áp dụng các giải pháp thay thế khi không đủ điều kiện, là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và tài chính cho bản thân và gia đình.

Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn và tự tin hơn trong việc lên kế hoạch cho tương lai của mình.

5. FAQs những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản

Chế độ thai sản là gì?

Đây là một phần của bảo hiểm xã hội, bao gồm các quyền lợi như nghỉ thai sản có lương, trợ cấp một lần khi sinh con, và hỗ trợ chi phí khám thai định kỳ. Chế độ này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động nữ trong thời gian mang thai, sinh con và chăm sóc con nhỏ.

Dừng đóng BHXH bắt buộc có được hưởng chế độ thai sản không?

Khi dừng đóng BHXH bắt buộc, quyền hưởng chế độ thai sản phụ thuộc vào thời gian đã tham gia trước đó. 

 

  • Nếu người lao động đã tham gia đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi, họ vẫn được hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên, nếu chưa đủ thời gian này, họ sẽ không được hưởng các quyền lợi thai sản. 

 

  • Hoặc nếu bạn đã đóng đủ nhưng dừng tham gia từ 7 tháng trở nên, bạn vẫn không được hưởng. 

 

Vì vậy, cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định dừng đóng BHXH bắt buộc, đặc biệt là đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện hiệu suất và thu thập phân tích. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập chính sách cookie của chúng tôi