Mua bảo hiểm xe máy ở đâu là chuẩn? Hướng dẫn chi tiết 2024
Bạn có biết, bảo hiểm xe máy không chỉ đơn thuần là biện pháp bảo vệ tài chính trước những rủi ro. Nó còn là yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay.
Vậy, mua bảo hiểm xe máy ở đâu uy tín và tiện lợi nhất? Rabbit Care sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về các loại bảo hiểm, cách mua, mức phí, và hình phạt tham khảo trong bài viết dưới đây.
1. Bảo hiểm xe máy là gì?
Để bảo vệ chủ xe trước các rủi ro tài chính khi có tai nạn hoặc sự cố liên quan đến xe máy, hình thức bảo hiểm này ra đời. Khi trở thành người tham gia, các khoản bồi thường thiệt hại cho người thứ ba và tài sản của họ khi bạn gây tai nạn sẽ được công ty bảo hiểm chi trả. Đồng thời nó còn hỗ trợ chi phí sửa chữa xe máy của bạn trong một số trường hợp được quy định.
Theo Điều 58 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, có hai loại bảo hiểm chính. Đó là bảo hiểm xe máy bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) và bảo hiểm xe máy tự nguyện.
Cụ thể về định nghĩa của từng loại được mô tả dưới đây.
1.1. Bảo hiểm xe máy bắt buộc trách nhiệm dân sự
Đây là loại bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với tất cả chủ xe máy. Theo Điều 10 Nghị định 67/2023/NĐ-CP, mỗi xe sẽ được cấp 01 giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới. Nó chi trả thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, và tài sản của người thứ ba khi bạn gây tai nạn.
Mức bồi thường của bảo hiểm xe máy TNDS
Dù là mua bảo hiểm xe máy ở đâu, mức bồi thường của doanh nghiệp đối với người bị thiệt hại sẽ là:
- Về sức khỏe và tính mạng
Tối đa 150 triệu đồng/người/vụ theo điểm a khoản 3 Điều 14 Nghị định 03/2021 NĐ-CP. Công thức tính số tiền bồi thường được áp dụng là:
Mức bồi thường = Mức trách nhiệm bảo hiểm x Tỷ lệ tổn thương quy định
Trong đó, bảng tỷ lệ tổn thương được ghi chú trong phụ lục 1 của Nghị định này.
- Về tài sản
Tối đa 50 triệu đồng/vụ cho thiệt hại về tài sản của bên thứ ba do xe máy gây ra.
1.2. Bảo hiểm xe máy tự nguyện
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng cung cấp các loại bảo hiểm không bắt buộc. Nó có các quyền lợi rộng rãi hơn, bao gồm cả thiệt hại về người và tài sản của chủ xe. Ví dụ như bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe, bảo hiểm thân xe, v.v.
Theo đó, một giấy chứng nhận bảo hiểm xe máy chuẩn bao gồm các thông tin dưới đây:
- Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của chủ xe cơ giới.
- Biển số xe và số khung, số máy.
- Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với người thứ ba.
- Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn.
- Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm.
- Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.
2. Mua bảo hiểm xe máy ở đâu uy tín? Cách mua ra sao?
Khi đã nắm qua được các khái niệm cơ bản về bảo hiểm xe máy, tìm hiểu về mua bảo hiểm xe máy ở đâu uy tín cũng là một yếu tố quyết định cho sự an toàn của bạn. Bởi nó sẽ đảm bảo quyền lợi và sự an tâm khi tham gia giao thông hay không. Đồng thời, có đáp ứng được các yêu cầu mà một bảo hiểm xe máy cần có hay không.
Hiện nay, có 2 cách để mua các loại bảo hiểm xe máy:
2.1. Mua bảo hiểm xe máy tại các công ty bảo hiểm
Đây là cách thức truyền thống và phổ biến nhất nếu bạn đang còn thắc mắc về bảo hiểm xe máy mua ở đâu. Một số các công ty cung cấp sản phẩm bảo hiểm uy tín bạn có thể tìm hiểu như Bảo hiểm Quân đội MIC, Bảo Việt, Bảo hiểm Dầu khí PVI, Bảo hiểm Bưu điện PTI, Bảo hiểm Petrolimex PJICO, Liberty Insurance, AIG Việt Nam, v.v.
Cách mua bảo hiểm xe máy
Bước 1: Tìm hiểu thông tin về các gói bảo hiểm
Trước hết, hãy tìm hiểu kỹ về các sản phẩm bảo hiểm mà các công ty này cung cấp. Bạn có thể truy cập vào trang web chính thức của các công ty bảo hiểm, gọi hotline, hoặc đến văn phòng gần nhất để biết thêm thông tin.
Sau khi đã tìm hiểu, ghé trực tiếp văn phòng đại diện của công ty để xác nhận thông tin. Tại đây, bạn sẽ được tư vấn viên hướng dẫn chi tiết về các gói bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo hiểm.
Bước 2: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết
Sau khi được tư vấn, bạn sẽ chọn gói bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của mình. Để mua bảo hiểm, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký xe (bản gốc hoặc bản sao công chứng).
- CMND/CCCD hoặc hộ chiếu.
- Giấy phép lái xe.
Bước 3: Lựa chọn gói bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm
Tiếp đến, tiến hành thanh toán mức phí theo hướng dẫn của công ty bảo hiểm. Các hình thức thanh toán có thể bao gồm tiền mặt, chuyển khoản, hoặc thanh toán qua các loại thẻ được quy định.
Đừng quên tìm hiểu xem, thẻ tín dụng có chuyển khoản được không để tối ưu các khoản chi phí một cách hợp lý nhé!
Bước 4: Nhận hợp đồng bảo hiểm
Sau khi giao dịch, bạn sẽ nhận được hợp đồng và các giấy chứng nhận bảo hiểm. Hãy kiểm tra kỹ các thông tin trên hợp đồng để đảm bảo không có sai sót.
2.2. Mua bảo hiểm xe máy online
Hiện nay, bạn cũng có thể thao tác mua bảo hiểm xe máy trực tuyến chỉ với một chạm thông qua các app ngân hàng chính thống, các ví điện tử, các website đại lý, v.v. Hướng dẫn cụ thể về từng bước mua như sau:
Cách mua bảo hiểm xe máy trực tuyến
Bước 1: Chọn công ty bảo hiểm uy tín
Tương tự, bước đầu tiên, bạn cũng cần lựa chọn các công ty bảo hiểm có uy tín, nổi tiếng và được nhiều người tin dùng.
Sau khi chọn được nơi tin cậy, hãy truy cập vào website chính thức hoặc tải ứng dụng di động của công ty đó để tìm hiểu bao quát thông tin. Hãy yên tâm là, hiện nay, hầu hết các công ty bảo hiểm lớn đều có nền tảng trực tuyến thân thiện và dễ sử dụng.
Bước 2: Chọn gói bảo hiểm và điền thông tin cần thiết
Qua đó, bạn sẽ tìm thấy các loại bảo hiểm hiện nay được cung cấp. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ những người tham gia trước để lựa chọn gói phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Khi đã có được quyết định mua bảo hiểm xe máy ở đâu, các thông tin cần cung cấp là:
- Thông tin cá nhân (họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email)
- Thông tin xe máy (biển số, loại xe, năm sản xuất)
Sau đó, hãy đọc các hướng dẫn để thanh toán mức phí bảo hiểm.
Bước 3: Thanh toán phí bảo hiểm
Các công ty bảo hiểm thường cung cấp nhiều hình thức thanh toán trực tuyến an toàn và tiện lợi như:
- Thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ.
- Chuyển khoản ngân hàng.
- Ví điện tử (Momo, ZaloPay, ViettelPay,…).
- Qua các điểm đại lý như Thế Giới Di Động, ngân hàng, cây xăng, v.v.
Một mẹo nhỏ khi mua online là, hãy tìm kiếm và áp dụng các mã khuyến mãi để biết được mua bảo hiểm xe máy ở đâu rẻ nhất, tiện nhất.
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận bảo hiểm
Cuối cùng, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm qua email hoặc qua ứng dụng. Một số công ty cũng cung cấp tùy chọn gửi giấy chứng nhận bảo hiểm bản cứng đến địa chỉ của bạn.
3. Phí bảo hiểm xe máy
3.1. Mức phí khi mua bảo hiểm xe máy bắt buộc
Phí bảo hiểm xe máy bắt buộc ở Việt Nam được quy định như sau. Lưu ý rằng, nó chưa bao gồm 10% VAT:
- Xe mô tô 2 bánh dưới 50cc, xe máy điện: 55.000 đồng/năm.
- Xe mô tô 2 bánh từ 50cc trở lên: 60.000 đồng/năm.
- Các loại xe 3 bánh, xe gắn máy khác: 290.000 đồng/năm.
Đây là mức phí bảo hiểm tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại xe và được cập nhật theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
3.2. Mức phí của các loại bảo hiểm xe máy tự nguyện
Khác với bảo hiểm xe máy TNDS, bảo hiểm không bắt buộc sẽ được quy định theo doanh nghiệp. Tùy vào lịch sử tai nạn của xe, mức độ chấp nhận rủi ro của 2 bên, phía công ty có thể quy định các mức khác nhau về loại hình bảo hiểm này.
4. Không tham gia bảo hiểm xe máy bắt buộc có bị phạt không?
Mục 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng đã quy định rõ ràng về trách nhiệm và mức phạt đối với việc không mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc cho xe máy. Đừng quên rằng, bảo hiểm xe máy bắt buộc mua ở đâu để đảm bảo quy định và an toàn cũng là một điều quan trọng để tránh bị phạt.
Cụ thể, nếu bạn không tham gia bảo hiểm xe máy bắt buộc, bạn sẽ bị phạt tiền và phạt bổ sung tùy trường hợp. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi người điều khiển không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực. Phạt bổ sung nếu thực hiện các hành vi được quy định tại khoản 9 Điều 21 của mục này.
5. Lời kết
Như vậy, việc mua bảo hiểm xe máy ở đâu cũng là một quyết định quan trọng. Nó đảm bảo có thể vừa tuân thủ pháp luật mà còn vừa bảo vệ bản thân và những người xung quanh một cách tối đa nhất.
Hãy nhớ rằng, dù là mua trực tiếp hay qua các nền tảng trực tuyến, hãy luôn kiểm tra kỹ lưỡng độ uy tín và quy định cụ thể của doanh nghiệp trước khi giao dịch.