Sản phẩm tài chính

Làm sổ tiết kiệm cho con ba mẹ cần lưu ý những gì? Thủ tục thế nào?

Tác giả: Annie Thi

Thi (Annie) là nhà sáng tạo nội dung với hơn 3 năm kinh nghiệm. Thi luôn cập nhật các kiến thức và xu hướng mới nhất để tạo ra các nội dung hấp dẫn, chất lượng, và giá trị cho độc giả. Với kinh nghiệm làm việc cũng như khả năng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, Thi sẽ giúp bạn tìm thấy thông tin hữu ích và tin cậy. Cùng khám phá các thông tin hữu ích về lĩnh vực tài chính và bảo hiểm qua các bài viết của Thi nhé!

 
 
Published: Tháng sáu 6,2024
làm sổ tiết kiệm cho con

Bạn có biết, làm sổ tiết kiệm cho con là một trong những biện pháp hiệu quả giúp cho tương lai của trẻ tươi sáng hơn bao giờ hết. Bởi đây không chỉ là cách tích lũy tài sản mà còn là phương pháp giáo dục tài chính hữu ích. Trong bài viết này, cùng Rabbit Care tìm hiểu chi tiết về quy trình cũng như những lợi ích và lưu ý quan trọng về việc này.

1. Ba mẹ có thể làm sổ tiết kiệm cho con được không?

Chắc chắn nhiều người sẽ thắc mắc rằng, ba mẹ hoặc người thân có thể làm sổ tiết kiệm cho con cháu được không. Theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015, bạn hoàn toàn có thể làm được điều này. Lúc này, bạn sẽ có vai trò là người giám hộ cho con.

Tuy nhiên, cần chú ý rằng có 4 độ tuổi được phân chia khi bạn muốn mở tài khoản tiết kiệm cho con. Cụ thể là, từ 0 đến dưới 6 tuổi, từ đủ 06 tuổi đến dưới 15 tuổi, từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, từ đủ 18 tuổi trở lên.

Trong đó, nếu con dưới 15 tuổi thì sẽ được tính là người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ. Lúc này, mọi giao dịch hoặc hành vi khác sẽ được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật. Trường hợp đủ 15 trở lên thì con có thể tự mình quản lý tài sản hoặc ủy quyền cho người đại điện. 

2. Hướng dẫn cách làm sổ tiết kiệm cho học sinh dưới 15 tuổi

Trước khi làm sổ tiết kiệm cho con, bạn nên tìm hiểu trước về các loại thẻ ngân hàng cho học sinh uy tín và tiện lợi nhất. Đây cũng là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi tiến hành bất kỳ giao dịch nào. 

Ngoài việc đảm bảo an toàn cho tài sản của con, bạn cũng có thể gia tăng tài sản trong cho tương lai của con. Bởi một số ngân hàng cung cấp các chương trình ưu đãi đặc biệt dành riêng cho khách hàng nhí.

các cách làm sổ tiết kiệm cho con
Hướng dẫn các cách làm sổ tiết kiệm cho con

2.1. Gửi tiết kiệm cho bé tại quầy giao dịch ngân hàng

Đây là lựa chọn thông thường, và thậm chí là bắt buộc khi làm sổ tiết kiệm cho con dưới 15 tuổi. Bởi hiện nay hầu hết các ngân hàng không hỗ trợ dịch vụ hoặc không có hướng dẫn về cách gửi tiết kiệm online cho người chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. 

Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

Trước khi đến ngân hàng, ba mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cá nhân cần thiết của bạn và con. Chẳng hạn như:

  • Giấy khai sinh của con (bản gốc hoặc bản sao công chứng).
  • Căn cước công dân (CCCD) hoặc hoặc hộ chiếu của ba mẹ. 

Hãy đảm bảo rằng tất cả các loại giấy tờ này còn hiệu lực và hợp lệ.

Bước 2: Đến quầy giao dịch gần nhất

Tiếp theo, ba mẹ hoặc người giám hộ cần đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng gần nhất. Bạn có thể tìm kiếm chi nhánh ngân hàng qua trang web chính thức của ngân hàng. Hoặc nếu muốn chắc chắn hơn, bạn có thể gọi trực tiếp nhân viên qua tổng đài hỗ trợ khách hàng.

Đừng quên mang theo các giấy tờ đã chuẩn bị và bảo quản thật kỹ lưỡng. 

Bước 3: Yêu cầu mở sổ tiết kiệm cho con

Khi đến nơi, bạn sẽ được đưa số thứ tự và chờ đến lượt để thực hiện các thủ tục mong muốn. Lúc này, ba mẹ sẽ gặp trực tiếp nhân viên ngân hàng và hãy yêu cầu mở sổ tiết kiệm cho trẻ dưới 15 tuổi. 

Bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết, tư vấn, và hỗ trợ cung cấp tất cả các mẫu đơn làm sổ tiết kiệm cho con. Đến bước này, bạn cần điền đầy đủ thông tin theo chỉ dẫn và nộp kèm với các giấy tờ đã chuẩn bị.

Bước 4: Chọn loại hình và kỳ hạn tiết kiệm

Khi đã nghe tư vấn về các gói tiết kiệm đang có mặt trên thị trường hiện nay, bạn hãy cân nhắc và lựa chọn thật kỹ. Thông thường, nó sẽ bao gồm tiết kiệm có kỳ hạn (theo tháng, theo quý, theo năm, v.v.) và tiết kiệm không kỳ hạn. 

gửi tiết kiệm cho bé tại ngân hàng
Gửi tiết kiệm cho bé trực tiếp tại quầy giao dịch ngân hàng

Bước 5: Nạp tiền vào tài khoản tiết kiệm của con

Khi đã quyết định được sản phẩm phù hợp nhất cho bạn và cho con, bạn sẽ tiến hành nạp tiền vào tài khoản tiết kiệm của con. Ở đây, bạn có thể nạp tiền mặt hoặc chuyển khoản từ tài khoản khác. Số tiền tối thiểu để mở sổ sẽ tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng.

Bước 6: Nhận sổ tiết kiệm giấy

Khi đã hoàn tất giao dịch, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận làm sổ tiết kiệm cho con. Nó sẽ ghi rõ thông tin về tài khoản tiết kiệm, bao gồm số tiền gửi, kỳ hạn và lãi suất. Đây là tài liệu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của con. Vì vậy, ba mẹ cần kiểm tra thật kỹ và giữ tài liệu cẩn thận để kiểm tra và đối chiếu khi cần.

2.2. Mở sổ tiết kiệm trực tuyến cho con 

Trong trường hợp con bạn trên 15 tuổi và đã đủ điều kiện để mở sổ tiết kiệm online, bạn có thể tiết kiệm thời gian và công sức với cách này. 

Bước 1: Đăng ký tài khoản ngân hàng trực tuyến

Trước tiên, con cần có tài khoản ngân hàng trực tuyến. Bạn có thể đăng ký tài khoản qua trang web hoặc ứng dụng di động của ngân hàng. Quá trình này thường cần cung cấp thông tin cá nhân tương tự như khi làm việc tại quầy giao dịch. Sau khi đăng ký thành công, bạn sẽ nhận được xác thực danh tính qua số điện thoại hoặc email.

Bước 2: Chọn dịch vụ mở sổ tiết kiệm trực tuyến

Sau khi đã đăng nhập thành công vào tài khoản ngân hàng trực tuyến, hãy nhấn vào mục “Gửi tiết kiệm”. Giao diện của mỗi ngân hàng có thể khác nhau, nhưng các bước cơ bản thường bao gồm việc lựa chọn dịch vụ phù hợp và điền thông tin cần thiết.

cách làm sổ tiết kiệm cho học sinh
Các bước làm sổ tiết kiệm cho học sinh

Bước 3: Chọn loại hình và kỳ hạn tiết kiệm

Tiếp theo, hãy lựa chọn loại hình và kỳ hạn tiết kiệm mong muốn. Bước này cũng tương tự như khi làm việc tại ngân hàng. Khi đã có được sự lựa chọn yêu thích nhất, hãy đến bước tiếp theo. 

Bước 4: Nạp tiền vào tài khoản tiết kiệm

Để có thể nạp tiền vào tài khoản tiết kiệm của con, trước tiên con cần có tiền trong tài khoản ngân hàng. Bạn có thể chuyển khoản trực tiếp cho con hoặc nạp tiền tại quầy giao dịch. Hãy nhớ cẩn thận ở bước này để tránh chuyển nhầm tiền vào tài khoản nhé!

Bước 5: Xác nhận và hoàn tất giao dịch

Cuối cùng, đừng quên kiểm tra lại các thông tin và số tiền đã nạp và xác nhận giao dịch. Con có thể theo dõi liên tục và trực tiếp tình trạng tài khoản tiết kiệm qua trang web hoặc ứng dụng của ngân hàng.

3. Những lưu ý khi gửi tiết kiệm cho bé

Bởi hiện nay ngày càng có nhiều trường hợp lừa đảo qua tài khoản ngân hàng diễn ra, bạn cũng nên nắm rõ các lưu ý khi làm sổ tiết kiệm cho con. 

3.1. Chọn ngân hàng uy tín và phù hợp

Như đã nói ở trên, ba mẹ nên chọn những ngân hàng uy tín và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, nên chọn tổ chức có nhiều chi nhánh và cây ATM trên toàn quốc. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho bạn khi có bất kỳ vấn đề phát sinh nào. 

Hơn nữa, mỗi ngân hàng sẽ có các gói tiết kiệm với các ưu đãi khác nhau. Hãy cân nhắc chọn kỳ hạn và lãi suất phù hợp với kế hoạch tài chính của gia đình. 

Nếu không cần sử dụng số tiền tiết kiệm trong thời gian gần, hãy chọn kỳ hạn dài. Bởi lựa chọn này thường sẽ đem lại được nhiều lợi nhuận từ công thức lãi kép hơn.

3.2. Kiểm tra các điều kiện và điều khoản

Đừng bỏ qua việc đọc kỹ các điều kiện và điều khoản của sản phẩm tiết kiệm. Bao gồm lãi suất, kỳ hạn, và các phí liên quan. Điều này giúp ba mẹ hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Từ đó có thể tránh được những rắc rối về mặt pháp lý sau này.

Các giấy tờ như giấy khai sinh của bé và CMND/CCCD của ba mẹ cũng cần được xem xét cẩn thận. Chắc chắn rằng các giấy tờ đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật và của ngân hàng nhé! 

các lưu ý khi mở tiết kiệm cho con
Các lưu ý khi mở sổ tiết kiệm cho con mà ba mẹ cần biết

3.3. Xem xét các chương trình ưu đãi

Nhiều ngân hàng có các chương trình ưu đãi đặc biệt cho sổ tiết kiệm dành cho trẻ em. Chẳng hạn như quà tặng, mức lãi suất ưu đãi, hoặc các phần thưởng có giá trị khác. Cho nên, hãy tìm hiểu và tận dụng nó để tối ưu hóa lợi ích tiết kiệm.

3.4. Bảo mật thông tin tài khoản

Đặc biệt với trường hợp làm sổ tiết kiệm cho con trực tuyến, bạn chắc chắn rằng các thông tin được bảo mật. Tốt nhất là đừng chia sẻ thông tin đăng nhập với người khác. Để đảm bảo hơn, hãy thay đổi mật khẩu định kỳ để tránh các rủi ro bảo mật.

3.5. Theo dõi tài khoản tiết kiệm

Sẽ không bao giờ là thừa khi thường xuyên kiểm tra tài khoản tiết kiệm của con. Việc này giúp đảm bảo mọi giao dịch diễn ra mượt mà và chính xác. Hãy luôn cập nhật các thông báo mới nhất từ ngân hàng để gia tăng tài sản một cách tối ưu nhất. 

3.6. Lập kế hoạch tiết kiệm dài hạn

Cuối cùng, làm sổ tiết kiệm cho con không chỉ là cách tích lũy tiền mà còn là cách để giáo dục con về tầm quan trọng của việc tiết kiệm. Hãy dạy con cách lập kế hoạch tiết kiệm ngắn hạn và dài hạn. Nhắc nhở con về việc định kỳ nạp thêm tiền tiết kiệm để tăng tính kỷ luật đồng thời có thể tăng số tiền tích lũy trong tài khoản.

>>> Xem thêm về các gói vay trả góp cho người 18 tuổi tại đây!

4. Lợi ích khi gửi tiết kiệm cho con là gì?

các lợi ích khi con tiết kiệm tiền
Các lợi ích khi con biết tiết kiệm tiền từ bé

4.1. Giúp con hình thành thói quen tiết kiệm ngay từ nhỏ

Việc cho con tham gia vào quá trình gửi tiết kiệm và quản lý số tiền gửi sẽ giúp con hiểu được giá trị của đồng tiền. Từ đó, sẽ hình thành thói quen tiết kiệm ngay từ nhỏ. Điều này góp phần giúp con trở nên tự chủ tài chính và có trách nhiệm hơn trong tương lai.

4.2. Góp phần vào chi phí học tập, sinh hoạt của con

Số tiền tiết kiệm này còn có thể được sử dụng để hỗ trợ con chi trả cho các khoản học phí, sinh hoạt khi con đến tuổi đi học đại học. Cho nên, trong tương lai, nó sẽ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho cha mẹ. Qua đó, giúp con có điều kiện học tập và phát triển tốt nhất.

4.3. Giúp con đạt được mục tiêu tài chính

Bên cạnh đó, hãy đặt mục tiêu tài chính cho con từ nhỏ. Ví dụ như mua nhà, mua xe, đi du học, khởi nghiệp, v.v. đều là các hoạt động mà sau này con cần để tâm tới. Số tiền tiết kiệm từ khi còn nhỏ sẽ có giá trị lớn khi con trưởng thành.

Từ đó, việc gửi tiết kiệm cho con ngay từ khi dưới 15 tuổi là một động lực lớn giúp con đạt được mong muốn của mình.

Tóm tắt

start summarize

Tóm lại, làm sổ tiết kiệm cho con không chỉ đơn thuần là hình thức tích lũy tài chính. Đây còn là cách để ba mẹ chăm lo và chuẩn bị tốt nhất cho tương lai con. Với những lợi ích thiết thực như trên, đây là một quyết định sáng suốt và trách nhiệm của mỗi gia đình.

Hy vọng rằng, qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ có thêm kiến thức và động lực để thực hiện kế hoạch tài chính dài hạn. Từ đó, có thể mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con em mình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các sản phẩm bảo hiểm được khuyên dùng bởi Rabbit Care như một hình thức đầu tư hiệu quả!

end summarize

Nguồn tham khảo