Tài chính cá nhân

Cách tiết kiệm tiền theo tuần hiệu quả nhất trong 2024

Tác giả: Annie Thi

Thi (Annie) là nhà sáng tạo nội dung với hơn 3 năm kinh nghiệm. Thi luôn cập nhật các kiến thức và xu hướng mới nhất để tạo ra các nội dung hấp dẫn, chất lượng, và giá trị cho độc giả. Với kinh nghiệm làm việc cũng như khả năng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, Thi sẽ giúp bạn tìm thấy thông tin hữu ích và tin cậy. Cùng khám phá các thông tin hữu ích về lĩnh vực tài chính và bảo hiểm qua các bài viết của Thi nhé!

 
 
Published: Tháng hai 16,2024
cách tiết kiệm tiền theo tuần

Trong hành trình đi tới tự do tài chính, tiết kiệm tiền là một trong những bước đi quan trọng đầu tiên. Biết kiểm soát tiền một cách kỷ luật và thông minh, bạn sẽ đạt được các mục tiêu xa hơn và tạo dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. 

Tuy nhiên, với nhịp sống hối hả và áp lực từ mọi phía, nhiều người thường bỏ qua điều này. Chính vì vậy, đây là một trong những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống mà bạn cần biết. Đặc biệt là khi bạn phải đối mặt với nhiều chi phí hàng ngày, hàng tuần.

Hãy cùng Rabbit Care tìm hiểu về nhiều cách tiết kiệm tiền theo tuần và bắt đầu hành trình tài chính của bạn từ bây giờ.

1. Cách tiết kiệm tiền theo tuần theo quy tắc 6 chiếc lọ

Trong tất cả những cách tiết kiệm tiền theo tuần bạn cần biết, dưới đây là những phương pháp cơ bản và quan trọng nhất. Đây có thể được coi là nền móng của việc xây dựng thói quen và tính kỷ luật cho việc quản lý chi tiêu. Nắm rõ và áp dụng được nó một cách hiệu quả sẽ giúp bạn tự tìm ra được phương pháp tốt nhất cho trường hợp của mình.

cách tiết kiệm tiền theo tuần hiệu quả 
Các phương pháp quan trọng để tiết kiệm tiền theo tuần 

1.1 Xác định rõ mục tiêu tiết kiệm tiền 

Cũng như tất cả các phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, việc đầu tiên trước khi lập kế hoạch chính là xác định rõ mục tiêu. Mục tiêu tiết kiệm tối đa tiền bạc là động lực để bạn duy trì thói quen tiết kiệm trong tương lai. Có một số câu hỏi bạn cần trả lời khi ở bước này:

  • Vì sao bạn cần tiết kiệm tiền?
  • Đây là mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn?
  • Bạn cần tiết kiệm bao nhiêu tiền?
  • Bạn cần tiết kiệm trong bao lâu?

Một số ví dụ cụ thể khi đặt mục tiêu tiết kiệm của bạn như mua nhà mua xe trong 5 năm tới, mua bảo hiểm nhân thọ trong năm tới với giá 10 triệu đồng, du lịch Đà Nẵng trong 1 tuần với giá 5 triệu đồng, v.v.

Lưu ý rằng, hãy thường xuyên nhắc nhở bản thân về các mục tiêu này. Bạn có thể dán nó ở một nơi dễ thấy như trên tủ lạnh, trong bếp, hoặc để ảnh nền điện thoại, máy tính, v.v. Điều này không chỉ giúp bạn tăng thêm động lực mà còn có thể lan tỏa nó cho mọi người xung quanh.

mục tiêu tiết kiệm tiền theo tuần 
Đặt mục tiêu để tạo động lực tiết kiệm tiền theo tuần

1.2. Lập kế hoạch chi tiêu theo quy tắc 6 chiếc lọ

Khi đã gọi tên được các loại động lực thúc đẩy, cách tiết kiệm tiền theo tuần tiếp theo là lập kế hoạch chi tiêu theo tuần.  

Một trong số các quy tắc hữu dụng và phổ biến nhất trong quản lý tài chính là quy tắc 6 chiếc lọ (JARS Money Management System). Nó là một phép hoán dụ dành cho các khoản chi tiêu. Bao gồm: chi tiêu cần thiết, giải trí, phát triển bản thân, giúp đỡ người khác, tiết kiệm dài hạn, tự do tài chính. 

Đây là cách tiết kiệm tiền theo tuần hữu ích được áp dụng bởi mọi người trên toàn thế giới.

lập kế hoạch chi tiết để tiết kiệm
Lập kế hoạch tiết kiệm tiền chi tiết mỗi tuần

Lọ thứ 1: Chi tiêu cần thiết (55% thu nhập)

Đây còn được gọi là quỹ NEC theo tác giả T. Harv Eker của cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú” (tựa gốc là Secrets of the Millionaire Mind). Ở lọ đầu tiên này, bạn cần sử dụng 55% thu nhập của bản thân. 

Đây là những khoản chi không thể tránh khỏi và cần được lên kế hoạch chi tiêu theo tuần để đảm bảo rằng bạn có thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống hàng ngày mà không phải lo lắng về tài chính.

Các khoản chi tiêu như tiền thuê nhà, hóa đơn điện, nước, internet, thực phẩm và y tế được ưu tiên hàng đầu. 

lọ tiền thứ nhất - quỹ NEC 
Dành 55% cho quỹ NEC – chi tiêu cần thiết

Lọ thứ 2: Phát triển bản thân (10% thu nhập)

Một cách làm tăng thu nhập gián tiếp mà bạn nên quan tâm đó là đầu tư vào bản thân. Qua đó, bạn có thể phát triển và tiến xa hơn trong sự nghiệp và cuộc sống. Cho nên, ở lọ tiếp theo, bạn nên dành 10% thu nhập cho quỹ EDU này. 

Đây là một cách hiệu quả để phát triển kỹ năng và kiến thức cá nhân. Nghĩa là, hàng tuần, bạn vẫn có thể có khoản chi tiêu cho việc mua sách, tham gia các khóa học trực tuyến, hoặc tham dự các buổi seminar, v.v. 

lọ tiền thứ nhất - quỹ EDU
Dành 10% cho quỹ EDU – phát triển bản thân

Lọ thứ 3: Giải trí (10% thu nhập)

Đây còn được gọi là khoản hưởng thụ (quỹ PLAY), với 10% thu nhập của bản thân. Với cách tiết kiệm tiền theo tuần này, bạn vẫn có thể tham gia các hoạt động giải trí mua sắm du lịch như đi ăn nhà hàng, xem phim, hoặc tham gia các sự kiện văn hóa. 

Tuy nhiên, việc kiểm soát chi tiêu trong lĩnh vực này là rất quan trọng. Bạn cần nhận biết được rằng, đây là một loại động lực để giúp bạn cố gắng hơn trong việc tạo ra thu nhập. Vì vậy, hãy tránh lãng phí và đảm bảo rằng bạn vẫn có thể tiết kiệm được.

lọ tiền thứ nhất - quỹ PLAY 
Dành 10% cho quỹ PLAY – giải trí

Lọ thứ 4: Giúp đỡ người khác (5% thu nhập)

Nếu bạn đã nghe câu “cho đi chính là nhận lại” thì đây là lọ dành cho việc đó. Ở quỹ GIVE, bạn có thể dành ra 5% thu nhập hàng tuần. 

Bằng cách tiết kiệm tiền theo tuần này, bạn có thể hỗ trợ gia đình, bạn bè, hoặc các tổ chức từ thiện là một cách tốt nhất. Qua đó, cuộc sống của bạn sẽ thêm phần phong phú hơn mà vẫn đóng góp vào cộng đồng xung quanh.

lọ tiền thứ nhất - quỹ GIVE 
Dành 5% cho quỹ GIVE – giúp đỡ người khác

Lọ thứ 5: Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập)

Bên cạnh phương pháp theo tuần, tiết kiệm dài hạn là một phần không thể thiếu trong việc quản lý tài chính cá nhân. Nó có thể giúp bạn xây dựng một tương lai tài chính ổn định. 

Theo tác giả, bạn nên dành 10% thu nhập hàng tuần cho quỹ LTS vào tài khoản tiết kiệm. Khoản này đặc biệt phù hợp cho những ai có dự định kết hôn, khởi nghiệp, mua nhà, mua xe, v.v.

lọ tiền thứ nhất - quỹ LTS 
Dành 10% cho quỹ LTS – tiết kiệm dài hạn

>>> Tìm hiểu về các cách gửi tiết kiệm online an toàn tại đây!

Lọ thứ 6: Tự do tài chính (10% thu nhập)

Ở lọ cuối cùng, bạn nên dành 10% thu nhập cho quỹ FFA. Bởi vì, mục tiêu cuối cùng của mỗi người là đạt được tự do tài chính. Trong tương lai, bạn có thể nhờ lọ này để thư giãn và tận hưởng cuộc sống mà không cần phải lo lắng về tiền bạc.

Khoản này dành cho việc tiết kiệm hoặc đầu tư vào các nguồn thu nhập thụ động. Một số gợi ý bạn có thể tham khảo là mua bảo hiểm du lịch, đầu tư bất động sản, đầu tư trái phiếu, v.v.

lọ tiền thứ nhất - quỹ FFA 
Dành 10% cho quỹ FFA – tự do tài chính

1.3. Theo dõi và ghi chép chi tiêu cá nhân theo tuần

Cách tiết kiệm tiền theo tuần tiếp theo là quản lý tất cả chi tiêu cá nhân mỗi tuần, tốt nhất là mỗi ngày. Qua đó có thể tìm ra những khoản chi tiêu không cần thiết hoặc giảm bớt các khoản chi phí cố định. 

Cách này đòi hỏi sự cẩn thận và kiên trì. Nghĩa là ghi chép càng chi tiết càng tốt để và thống kê chi tiêu và biết rõ tình hình tài chính của bản thân.

Bạn có thể tham khảo cách chi tiêu hợp lý theo tuần từ các bước dưới đây:

Bước 1: Liệt kê các khoản chi tiêu hàng tuần

Bạn cần liệt kê các khoản chi tiêu hàng tuần của mình, bao gồm các chi phí cố định và chi phí biến động. Các chi phí cố định là những chi phí bạn phải trả đều đặn mỗi tuần, như tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền điện thoại, v.v. Các chi phí biến động là những chi phí bạn có thể thay đổi tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh, như tiền ăn uống, tiền di chuyển, tiền mua sắm, tiền giải trí, v.v.

Bạn cần ghi chép các khoản chi tiêu hàng tuần của mình vào một bảng chi tiết. Dưới đây là ví dụ vềcách tiết kiệm tiền cho sinh viên sống xa nhà theo tuần hợp lý:

Danh sách chi tiêu

Chi phí

Loại chi phí

Tiền thuê nhà

5.000.000

Cố định

Tiền điện

500.000

Cố định

Tiền nước

50.000

Cố định

Tiền Wi-Fi

50.000

Cố định

Tiền ăn

5.000.000

Biến động

Tiền xăng xe

500.000

Biến động

Tiền mua sắm

2.000.000

Biến động

Tiền giải trí

2.000.000

Biến động

Bước 2: Tối ưu các khoản tiền cần chi

Sau khi xem xét rõ các khoản bạn mà bạn cần chi tiêu, một cách tiết kiệm tiền theo tuần là tối ưu lại các chi phí này. Ví dụ:

  • Thay đổi phòng trọ hiện tại sang phòng có giá thấp hơn.
  • So sánh giá cả và chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ trước khi mua.
  • Tự nấu ăn để tiết kiệm chi phí ăn uống.
  • Giải trí tại nhà hoặc tận hưởng các hoạt động miễn phí, tránh chi tiêu cho các hoạt động đắt tiền.

>>> Khám phá các sản phẩm điều hòa tiết kiệm điện trong mùa hè oi ả này!

Bước 3: Đặt mục tiêu tiết kiệm hàng tuần

Song song đó, bạn cần lên kế hoạch chi tiêu hợp lý và mục tiêu tiết kiệm trong mỗi tuần để nhắc nhở bản thân. Ví dụ về cách tiết kiệm tiền theo tuần này là, bạn có thể đặt mục tiêu tiết kiệm 100.000 đồng mỗi ngày, hoặc 700.000 mỗi tuần. 

Lưu ý rằng, các mục tiêu này cần phải hợp lý và phù hợp với cá nhân mình. Nếu không, bước này sẽ gây nên tình trạng áp lực hoặc nản chí. 

Bước 4: Tổng kết chi tiêu mỗi ngày

Cuối cùng, để có một cái nhìn rõ ràng và chính xác về tài chính, bạn cần tổng kết từng chi tiêu vào cuối ngày. Qua đó, bạn có thể xác định được mình đã đặt mục tiêu hợp lý chưa, mình đã đi theo đúng hướng chưa, v.v. 

cách tiết kiệm tiền theo tuần bằng việc ghi chép
Phương pháp ghi chép để lên kế hoạch chi tiêu theo tuần

2. Cách tiết kiệm theo tuần từ tiền lẻ

Tiền lẻ thường bị lãng quên hoặc bị lãng phí vào vì nó có mệnh giá nhỏ. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách tiết kiệm từ tiền lẻ, theo thời gian, bạn có thể tích lũy được một khoản tiền khá lớn. Cùng tham khảo thêm về các cách tiết kiệm tiền theo tuần dưới đây! 

2.1. Bỏ heo đất

Đây là cách đơn giản và truyền thống nhất để tiết kiệm tiền hàng tuần. Cách này khá phổ biến lúc chúng ta còn nhỏ. Tuy nhiên khi trưởng thành, bỏ heo đất vẫn là một phương pháp hay và thú vị để tiết kiệm. 

Ở cách này, bạn có thể thay thế heo đất bằng một hộp, một chai, hoặc một bình nào đó có thể chứa được tiền. Hãy giữ kỷ luật và kiên nhẫn đến khi heo đầy tiền. Chắc chắn rằng, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy số tiền bạn tích lũy được sau một thời gian áp dụng cách tiết kiệm tiền theo tuần này.

cách tiết kiệm tiền theo tuần từ heo đất
Bỏ heo đất để tiết kiệm tiền lẻ

2.2. Mua sắm thông minh

Có thể bạn nghĩ rằng mua sắm không phải là cách tiết kiệm tiền theo tuần. Tuy nhiên, mua hàng một cách thông minh lại giúp bạn có thể tiết kiệm được một cách vô cùng hiệu quả. 

Ví dụ, khi bạn cảm thấy rất thích một bộ quần áo tại một thời điểm nào đó, đừng vội mua nó. Hãy để nó trong giỏ hàng trong 3 ngày. Sau đó, quay lại và xem bạn còn thực sự thích nó nữa hay không. Bằng phương pháp này, bạn có thể loại bỏ những chi tiêu không cần thiết.

Một ví dụ nữa là khi bạn trả bằng tiền mặt, bạn sẽ nhận được tiền lẻ thừa. Hãy sử dụng nó vào heo đất (hoặc vào tài khoản tiết kiệm) mà đừng nhận những loại kẹo thay thế. 

cách tiết kiệm tiền lẻ từ mua sắm
Cách tiết kiệm tiền lẻ từ việc mua sắm

2.3. Trao đổi đồ cũ

Một cách tiết kiệm tiền cho sinh viên theo tuần nữa là hãy sử dụng các vật dụng của mình một cách cẩn thận. Sau một thời gian khi bạn cần nâng cấp hoặc không cần nữa, món đồ này có thể được bán lại cho người cần. Hoặc là khi bạn cần sử dụng một món đồ nào đó, hay cân nhắc mua lại từ các chợ đồ cũ với giá rẻ hơn. 

Vì vậy, đây chính là một cách giúp bạn có thể tiết kiệm được từ tiền lẻ. Với gợi ý này, bạn có thể tiết kiệm được một số tiền lớn từ nhu cầu bản thân. Hơn nữa, có thể góp phần giúp giảm được lượng rác thải sinh ra từ việc vứt bỏ đồ cũ.

3. Cách tiết kiệm tối đa tiền bạc theo tuần từ công cụ có sẵn

Những cách tiết kiệm tiền theo tuần khác mà bạn có thể áp dụng hiệu quả nhưng đơn giản là sử dụng các nguồn tài nguyên có sẵn. Tìm hiểu thêm về phương pháp này dưới đây!

3.1. Tận dụng các ứng dụng tài chính

Nếu bạn thường xuyên làm việc trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử, bạn có thể xem xét sử dụng các app quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Dựa vào tài khoản tiết kiệm, các ứng dụng này có thể gợi ý các cách tiết kiệm tiền theo tuần thông minh hơn. Hơn nữa, nó còn có thể nhắc nhở bạn thường xuyên về mục tiêu mà bạn cần hoàn thành. 

Đây là một công cụ hữu ích để giúp bạn quản lý thu chi, đặt mục tiêu tiết kiệm, và theo dõi tiến độ tiết kiệm của mình. Một số gợi ý phổ biến và đáng tin cậy cho bạn tham khảo là Timo, Money Lover, Mint, Spendee, MISA Money Keeper, v.v.

tiết kiệm tối đa tiền bạc từ ứng dụng
Cách tiết kiệm tối đa tiền bạc từ ứng dụng tài chính

>>> Bỏ túi các app quản lý chi tiêu miễn phí và hiệu quả!

3.2. Sử dụng phương tiện công cộng

Đối với chi phí đi lại, bạn có thể giảm nó bằng cách sử dụng các phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân. Cách này đặc biệt hữu ích cho những bạn thường xuyên di chuyển xa. 

Nghĩa là thay vì sử dụng xe máy, xe hơi, hoặc taxi, bạn có thể đi xe buýt, xe điện, xe đạp công cộng, hoặc xe ôm công nghệ. Một bí quyết nhỏ để bạn tối ưu hơn chi phí này là mua vé tháng, vé quý, hoặc vé năm để có giá tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn nên lên kế hoạch cho hành trình của mình. Qua đó tránh được tình trạng di chuyển quá nhiều địa điểm, hoặc đi lại nhiều lần.

cách tiết kiệm tối đa tiền bạc
Các cách tiết kiệm tối đa tiền bạc thông minh

3.3. Áp dụng các chương trình khuyến mãi

Đây là một bật mí nhỏ cho các bạn thích mua sắm là hãy săn các chương trình khuyến mãi. Bằng cách tiết kiệm tiền theo tuần này, bạn sẽ có cơ hội tuyệt vời để bạn cắt giảm tiêu dùng cá nhân và thêm vào tài khoản tiết kiệm. 

Hãy tìm kiếm và áp dụng các chương trình khuyến mãi trên các trang thương mại điện tử, ứng dụng tài chính, v.v. Tuy nhiên, đừng quên tránh việc mua quá nhiều đồ không cần thiết. Nếu không, cách này sẽ khiến bạn trở nên nghiện mua sắm hơn.

Tóm tắt

start summarize

Như vậy, cách tiết kiệm tiền hàng tuần không chỉ là một phương pháp quản lý tài chính hiệu quả mà còn là một lối sống, một thói quen tích cực. Hiểu và áp dụng được nó sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu tài chính và thúc đẩy sự phát triển cá nhân.

Tóm lại, Rabbit Care hy vọng bạn có thể lập kế hoạch chi tiêu cẩn thận, tận dụng những cơ hội tiết kiệm nhỏ, và thực hiện các biện pháp tiết kiệm thông minh như quy tắc 6 chiếc lọ. Từ đó, ta có thể dễ dàng kiểm soát được chi tiêu, tích luỹ được tiền và đầu tư vào tương lai của bản thân.

Qua bài viết này, bạn nên cố gắng bắt đầu hành trình tiết kiệm của mình từ ngay hôm nay. Chắc chắn rằng, bạn sẽ thấy sự thay đổi tích cực mà nó mang lại cho cuộc sống của bạn.

end summarize

Nguồn tham khảo