Tin tức PR

Định nghĩa Quỹ đầu tư trái phiếu và lí do vì sao quỹ hấp dẫn nhiều nhà đầu tư

Tác giả: Arthur

Arthur là một chuyên gia SEO với hơn 3 năm kinh nghiệm, hiện đang làm việc tại Rabbit Care. Nhiệm vụ chính của Arthur bao gồm đăng tải, theo dõi và cập nhật các bài viết về nhiều sản phẩm tài chính khác nhau như bảo hiểm nhân thọ và thẻ tín dụng tại thị trường Việt Nam. Nhờ vào kỹ năng SEO của mình, Arthur giúp người dùng tiếp cận được những thông tin hữu ích và mang lại cho công ty những nội dung chất lượng cao. Hãy khám phá các bài viết của Arthur để có những mẹo hay và kiến thức mạnh mẽ, giúp bạn phát triển bản thân nhé.

 
 
Published: Tháng năm 25,2024
quỹ đầu tư trái phiếu

Một trong những kênh đầu tư đang thu hút sự chú ý hiện nay là quỹ trái phiếu. Mặc dù đây là hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận ổn định và ít rủi ro, nhiều người vẫn còn băn khoăn vì chưa hiểu rõ về quỹ đầu tư trái phiếu và các lợi ích mà nó mang lại. Trong bài viết này, Rabbit Care sẽ chia sẻ những thông tin giúp bạn có cái nhìn toàn diện nhất. 

Quỹ đầu tư trái phiếu
Quỹ đầu tư trái phiếu

1. Thế nào là quỹ đầu tư trái phiếu? 

Quỹ đầu tư trái phiếu là một loại quỹ mở tập trung vào việc đầu tư vào các loại chứng khoán có thu nhập cố định. Ví dụ như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, vv… Mục tiêu của quỹ này là tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho các nhà đầu tư.

Trái phiếu là một loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành (có thể là doanh nghiệp hoặc chính phủ) đối với nhà đầu tư, cam kết trả một khoản tiền với lãi suất cố định trong một khoảng thời gian nhất định. Đơn vị phát hành phải trả lãi cho người sở hữu trái phiếu và hoàn trả khoản tiền vay khi trái phiếu đáo hạn.

chứng chỉ quỹ trái phiếu
Chứng chỉ quỹ trái phiếu

Dễ hiểu hơn thì chứng chỉ quỹ trái phiếu là một loại chứng khoán nợ, nghĩa là khi bạn mua một trái phiếu, bạn đang cho một công ty hoặc chính phủ vay tiền. Đổi lại, đơn vị phát hành trái phiếu (người vay) cam kết trả lãi suất cố định cho bạn (người cho vay) vào những thời điểm nhất định, và hoàn trả toàn bộ số tiền vay ban đầu (gọi là mệnh giá trái phiếu) khi trái phiếu đáo hạn.

Ví dụ: 

Bạn của bạn muốn mở một quán cà phê và vay bạn 10 triệu đồng. Bạn đồng ý cho vay trong 2 năm với lãi suất 5% mỗi năm. 

  • Mỗi năm, bạn của bạn phải trả 500.000 đồng tiền lãi (5% lãi suất của 10 triệu đồng)
  • Sau hai năm, bạn của bạn phải trả lại số tiền vay gốc là 10 triệu đồng
  • Số tiền bạn sẽ có sau hai năm là 11 triệu đồng (5% lãi mỗi năm + tiền gốc)

Trong trường hợp này, 10 triệu đồng bạn cho vay giống như bạn mua một trái phiếu trị giá 10 triệu đồng, lãi suất 5%/ năm. Số tiền 500.000 đồng mỗi năm là tiền lãi của trái phiếu, và số tiền 10 triệu đồng bạn nhận lại sau 2 năm là mệnh giá của trái phiếu khi đáo hạn.

2. Có bao nhiêu loại?

Trái phiếu được phân loại dựa trên nhiều đặc điểm khác nhau, trong đó phổ biến nhất là phân loại theo chủ thể phát hành. Cụ thể:

  • Trái phiếu ngân hàng: Phát hành bởi các tổ chức tài chính và ngân hàng để tăng vốn hoạt động.
  • Trái phiếu chính phủ: Được chính phủ phát hành nhằm huy động nguồn tiền từ công chúng để phục vụ cho các hoạt động kinh tế – xã hội, tài trợ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
  • Trái phiếu doanh nghiệp: Được phát hành bởi các doanh nghiệp, công ty nhằm tăng vốn hoạt động. Tài trợ cho các dự án xây dựng nhà máy hoặc bổ sung vốn lưu động để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Phân loại quỹ trái phiếu
Phân loại quỹ trái phiếu

Hình thức phân loại

Ngoài ra, còn có một số hình thức phân loại khác dựa trên lợi tức, hình thức, tính chất trái phiếu và mức độ đảm bảo thanh toán như sau:

  • Theo lợi tức trái phiếu: Trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất biến đổi (còn gọi là lãi suất thả nổi), và trái phiếu có lãi suất bằng không.
  • Theo hình thức trái phiếu: Trái phiếu ghi danh và trái phiếu vô danh.
  • Theo tính chất trái phiếu: Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu, trái phiếu có thể mua lại, và trái phiếu có thể chuyển đổi.
  • Theo mức độ đảm bảo thanh toán: Trái phiếu đảm bảo và trái phiếu không đảm bảo.

Khi đầu tư vào quỹ đầu tư trái phiếu, bạn có cơ hội nhận được lợi nhuận cao hơn so với việc gửi tiết kiệm. Đồng thời có thể bán chứng chỉ quỹ trái phiếu bất cứ khi nào cần. Loại hình đầu tư này thường mang ít rủi ro hơn so với quỹ cổ phiếu, và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Tuy nhiên, vẫn có các rủi ro liên quan đến biến động lãi suất, rủi ro tín dụng, và rủi ro thị trường. Các quỹ trái phiếu hàng đầu trên thị trường Việt Nam hiện nay bao gồm SSIBF của SSI, TCBF của TCB, BVBF của Bảo Việt, VCBFFIF của VCB, VNDBF của VnDirect, và MBBOND của MBBank.

3. Các đặc điểm của quỹ đầu tư trái phiếu

  • Quỹ đầu tư trái phiếu là một dạng quỹ đầu tư tập thể hoặc quỹ đại chúng. Mọi thông tin về hoạt động của quỹ đều được công khai minh bạch theo lịch trình định kỳ.
  • Quỹ đầu tư trái phiếu có quy mô vốn và thời gian hoạt động không bị hạn chế. Phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và khả năng huy động vốn của quỹ.
  • 80% giá trị tài sản ròng của các quỹ đầu tư trái phiếu thường được đầu tư vào các loại tài sản chứng khoán có thu nhập cố định, với mục tiêu chính là tạo ra thu nhập thụ động định kỳ cho nhà đầu tư.
  • Số lượng chứng chỉ quỹ phát hành trên thị trường phụ thuộc vào số lượng người tham gia mua vào.
  • Công ty quản lý quỹ có thể mua lại chứng chỉ quỹ từ nhà đầu tư bất cứ lúc nào, với giá mua vào dựa trên giá trị tài sản ròng của quỹ.
Các đặc điểm của quỹ đầu tư trái phiếu
Các đặc điểm của quỹ

4. Vì sao quỹ đầu tư lại hấp dẫn nhiều nhà đầu tư như vậy?

Nhiều người quan tâm không biết về những lợi ích từ đầu tư mà các quỹ đầu tư trái phiếu mang lại. Vì sao hình thức này lại được ưa chuộng đến vậy. So với việc đầu tư vào trái phiếu đơn lẻ, việc tham gia vào Quỹ đầu tư trái phiếu mang lại hiệu suất kinh tế cao hơn vì:

1. Lợi nhuận ổn định: Hàng tháng đơn vị phát hành buộc phải trả lãi cho nhà đầu tư theo số tiền vốn mua trái phiếu nhân với lãi suất thỏa thuận ban đầu.

2. Dễ dàng tham gia: Ngay cả khi bận rộn, vốn ít hoặc thiếu kiến thức sâu về tài chính. Bạn vẫn có thể tham gia đầu tư nhờ sự hỗ trợ từ doanh nghiệp quản lý Quỹ.

3. Rủi ro thấp: Quỹ đầu tư trái phiếu thường có rủi ro thấp hơn so với các quỹ cổ phiếu.

4. Linh hoạt về vốn: Bạn có thể rút vốn bất cứ lúc nào bằng cách bán chứng chỉ quỹ. Doanh nghiệp quản lý Quỹ có trách nhiệm mua lại số quỹ của bạn.

5. Đa dạng hóa danh mục: Quỹ trái phiếu cho phép đầu tư vào nhiều loại trái phiếu khác nhau từ các tổ chức phát hành khác nhau, giúp giảm thiểu rủi ro.

5. Các rủi ro khi đầu tư vào chứng chỉ quỹ trái phiếu 

Trước khi quyết định đầu tư, phải hiểu rõ các loại rủi ro mà quỹ trái phiếu có thể đối mặt. Mặc dù là một kênh đầu tư khá an toàn, trái phiếu vẫn mang theo những rủi ro riêng. Các loại rủi ro bao gồm:

1. Rủi ro về lãi suất: Sự thay đổi trong lãi suất chung có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của quỹ trái phiếu. Khi lãi suất ngân hàng giảm, giá trị ròng của quỹ có thể giảm và ngược lại.

2. Rủi ro về tín dụng: Mặc dù các quỹ trái phiếu thường đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro, nhưng xếp hạng tín dụng của các khoản đầu tư vẫn có thể ảnh hưởng đến biến động của quỹ.

3. Rủi ro không có trái phiếu để đầu tư: Trong trường hợp không có đủ trái phiếu để mua, quỹ có thể phải giữ tiền mặt trong ngân hàng, điều này có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của quỹ.

Việc hiểu và đánh giá các loại rủi ro này là quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp và hiệu quả.

Rủi ro khi đầu tư vào quỹ trái phiếu
Rủi ro đầu tư

6. Những lưu ý trước khi đầu tư

Trước khi quyết định đầu tư vào quỹ trái phiếu, nhà đầu tư nên chú ý đến những điểm sau:

1.  Đánh giá kỹ tình hình tài chính cá nhân để xác định phù hợp với loại quỹ nào. Nên tìm hiểu về các khoản phí giao dịch, phí quản lý và chọn lựa quỹ có giá cả cạnh tranh và uy tín.

2. Nghiên cứu kỹ về nguồn gốc, công ty quản lý quỹ để đảm bảo uy tín và khả năng hỗ trợ, giải quyết các vấn đề cho nhà đầu tư.

3. Quỹ phải công bố mọi dự án đầu tư một cách công khai và minh bạch, giúp nhà đầu tư dễ dàng tìm hiểu và nghiên cứu.

4. Đa dạng hóa sản phẩm để giảm thiểu rủi ro, mặc dù trái phiếu thường được coi là tài sản an toàn. Tuy nhiên, các quỹ hoạt động tốt vẫn cần thích nghi với xu hướng thị trường và các lĩnh vực tiềm năng để đảm bảo thu về lợi nhuận cao nhất.

7. Các quỹ đầu tư trái phiếu hot nhất hiện nay

1. Quỹ SSIBF

Quỹ đầu tư trái phiếu SSIBF được quản lý bởi công ty quản lý quỹ SSI, một thành viên của CTCP Chứng khoán SSI.

SSIBF là quỹ mở trái phiếu nội địa, phù hợp cho mọi nhà đầu tư, bao gồm cá nhân và tổ chức, trong nước và quốc tế. Chiến lược đầu tư của quỹ tập trung vào sự ổn định, hạn chế rủi ro, đa dạng hóa, phân bổ hợp lý và phân tích kỹ lưỡng, nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cho tất cả các thành viên tham gia.

Nhà đầu tư có thể rút tiền bất cứ lúc nào và vẫn hưởng lãi suất theo số ngày nắm giữ, với mức lãi suất cao hơn tiền gửi ngân hàng khoảng từ 1 – 1,3%/năm.

Quỹ SSIBF năm 2024
Độ tăng trưởng quỹ SSIBF cho tới 2024

2. Quỹ TCBF

Quỹ TCBF là quỹ trái phiếu được quản lý bởi Công ty Chứng khoán Kỹ thương, một thành viên của Ngân hàng Techcombank. TCBF luôn dẫn đầu thị trường môi giới trái phiếu, với thế mạnh vượt trội trong việc tư vấn phát hành trái phiếu cho nhiều tập đoàn lớn như MSN, NVL, và VIC.

TCBF kỳ vọng đạt lợi nhuận 9,96% mỗi năm trong vòng 3 năm tới. Chỉ cần tối thiểu 10.000 VND, nhà đầu tư đã có thể tham gia quỹ. Chiến lược của quỹ tập trung vào việc tận dụng ưu thế về nguồn vốn, khả năng tiếp cận và thẩm định chất lượng trái phiếu, nhằm xây dựng danh mục đầu tư gồm những trái phiếu chất lượng nhất trên thị trường.

Quỹ TCBF năm 2023
Nguồn: Báo cáo quỹ TCBF tháng 6/2023

3. Quỹ BVBF

Quỹ BVBF là quỹ trái phiếu được quản lý bởi Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt, một thành viên của Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt. Được thành lập từ năm 2014, BVBF là quỹ mở đầu tiên trên thị trường Việt Nam áp dụng chiến lược đầu tư chủ động, nghĩa là điều chỉnh tỷ trọng các loại tài sản trong danh mục đầu tư một cách linh hoạt để nắm bắt mọi cơ hội đầu tư.

Trong danh mục đầu tư của BVBF, tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất với 78,25%, trái phiếu doanh nghiệp chiếm 13,18%, và trái phiếu Chính phủ chiếm 8,04%. Mức phí quản lý của quỹ BVBF được xem là thấp hơn so với trung bình thị trường, chỉ 0,5%/NAV/năm.

Quỹ BVBF năm 2024
Nguồn: Fmarket

4. Quỹ VCBF-FIF

VCBF-FIF là quỹ trái phiếu của Công ty Quản lý Quỹ trực thuộc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Vietcombank. Chiến lược đầu tư của VCBF tuân thủ theo kỷ luật nhằm tạo ra dòng thu nhập đều đặn cho nhà đầu tư, với mục tiêu chính là bảo toàn nguồn vốn cho khách hàng và gia tăng tài sản.

Trong năm 2022, VCBF-FIF đạt lợi nhuận 7,22%. Tính đến ngày 20/04/2023, giá trị tài sản ròng của quỹ là 89,481 tỷ đồng. Tỷ lệ vòng quay danh mục đạt 139,31%.

Quỹ VCBF-FIF năm 2023
Nguồn: VCB

5. Quỹ VNDBF

VNDBF là quỹ trái phiếu của công ty chứng khoán VNDIRECT, thành lập từ tháng 07/2019. Tính đến ngày 21/05/2024 thì NAV/CCQ là 13,936 VND. Kỳ vọng lãi suất của VNDBF từ 8% cho đến 8.5%/năm, với triết lý trong đầu tư “Ăn chắc mặc bền, tăng trưởng bền vững”. quỹ tập trung đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp với chất lượng tín dụng cao, tiền gửi ngân hàng và nhiều giấy tờ có giá khác.

Quỹ VNDBF năm 2024
Nguồn: Fmarket

6. Quỹ MBBOND

Quỹ MBBOND là sản phẩm của Công ty Chứng khoán thuộc Ngân hàng Quân đội MBBank. Quy mô quỹ tính đến ngày 31/12/2022 đạt 261 tỷ đồng, với kỳ vọng lợi nhuận trong năm 2023 lên đến 7,8%/năm.

Trong danh mục đầu tư của quỹ, tiền gửi có kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất (80%), tiếp theo là trái phiếu chưa niêm yết (11%), tiền và các loại tương đương tiền (5%), cuối cùng là trái phiếu đã niêm yết (4%), mang lại nguồn thu nhập hấp dẫn, ổn định và an toàn cho nhà đầu tư.

Quỹ MBBOND năm 2024
Nguồn: MBCapital.com

Đến ngày 24/05/2024, NAV của quỹ đạt mức 14,387 VND.

Rabbit Care đã giới thiệu cho các bạn những thông tin tham khảo liên quan đến quỹ trái phiếu. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, bạn có thể mua/bán chứng chỉ quỹ ngay lập tức chỉ với thiết bị di động thông minh. Ngoài ra, khi đầu tư các quỹ đầu tư trái phiếu thì các bạn hãy đầu tư với tinh thần lâu dài vì sự ổn định của nó.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo qua các gói mở thẻ tín dụng của mình để hỗ trợ các bạn trên con đường đầu tư của mình nhé.