Rabbit Care Logo
COMPLETE CARE

So sánh các khoản vay chỉ trong vòng 30s

Rabbit Care

null

lam-phat.png

Lạm phát là gì? Nguyên nhân và các biện pháp xử lý tại Việt Nam

Lạm phát tức là giá trị của một đồ vật, dịch vụ bị đẩy giá lên cao so với quá khứ. Khi lạm phát xảy ra, vật giá của mọi thứ leo thang làm cuộc sống trở nên đất đỏ. Hãy cùng Rabbit Care tìm hiểu rõ hơn nhé.

Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự gia tăng của giá cả theo thời gian, cũng có thể được hiểu là sự mất giá trị của một đơn vị tiền tệ. Bạn có thể hiểu rằng một ly cà phê năm 2010 có giá 10 nghìn VNĐ thì năm 2020 đã lên giá 20 nghìn VNĐ. Sự mất giá trị của một đơn vị tiền tệ tức là một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hoá và dịch vụ hơn so với trước đây. Thực tế chỉ ra rằng hiện nay bạn cần bỏ nhiều số tiền hơn để mua được cùng một số lượng dịch vụ hàng hoá.

Hiện tại, cách xác định tỷ lệ lạm phát được thể hiện thông qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chỉ số này được tính theo phần trăm để đo lường sự thay đổi tương đối của giá cả hàng tiêu dùng theo thời gian. Để tính CPI, người ta sử dụng giỏ hàng hoá và dịch vụ đại diện cho mức tiêu dùng trung bình của người dân trong một khoảng thời gian cố định. Tại Việt Nam, Tổng cục thống kê CPI dựa trên 752 loại hàng hoá dịch vụ.

Công thức tính tỷ lệ lạm phát:

Tỷ lệ lạm phát kỳ hiện tại = (Giá trị chỉ số CPI cuối cùng/ Giá trị CPI ban đầu) x 100 Ví dụ: Giả sử giá trị của giỏ hàng hoá (CPI) năm 2023 là 500.000 đồng, và CPI của năm 2024 là 550.000 đồng. Chúng ta có tỷ lệ lạm phát: CPI = (550.000 - 500.000) / 500.000 * 100% = 10%

=> Tìm hiểu thêm Giảm Phát Là Gì và cách đối phó với giảm phát!

Có mấy loại lạm phát?

Hiện nay lạm phát được phân ra làm 3 mức độ:

Lạm phát tự nhiên: Đây là lạm phát vừa phải, thường có thể dự đoán được.

  • Tỷ lệ lạm phát thấp (thường dưới 10%)
  • Giá cả tăng chậm hoặc tương đối ổn định
  • Đời sống người dân ổn định và người dân tin vào sức mua vào của đồng tiền.

Ví dụ: Việt Nam năm 2023 có mức lạm phát khoảng 4%, được xem là mức lạm phát tự nhiên.

Lạm phát phi mã: Hay còn gọi là lạm phát 2 hoặc 3 con số.

  • Tỷ lệ lạm phát cao (từ 10% đến dưới 100%)
  • Giá cả hàng hóa tăng nhanh
  • Đồng nội tệ mất giá
  • Lãi suất thực tế âm
  • Người dân không muốn giữ tiền mặt vì nó mất giá. Thay đó họ thường tích trữ vàng, ngoại tệ hoặc đầu tư sang nước có lạm phát vừa phải

Ví dụ: Việt Nam năm 1980 - 1992 có mức tỷ lệ lạm phát đạt tới 453,5%

lam-phat-viet-nam-1980-1982.png Nguồn: Bởi Trần Anh (thảo luận) – Tôi sáng tạo ra toàn bộ tác phẩm, CC BY-SA 3.0, Theo Nguồn Wikipedia

Siêu lạm phát: Đây là trường hợp tỷ lệ lạm phát trên 1000% khiến cho đồng tiền mất giá hoàn toàn.

  • Tỷ lệ rất cao (trên 1000%)
  • Đồng tiền không còn giá trị
  • Thị trường tài chính lâm vào khủng hoảng
  • Người dân không còn tin tưởng vào đồng nội tệ
  • Nội tệ mất giá trị trao đổi hàng hoá và mua bán.

Ví dụ: Venezuela với tỷ lệ lạm phát ở năm 2023 là 310%. Với một lon coca có giá 2,8 triệu Bolivar (đơn vị tiền tệ của Venezuela)

nguyen-nhan-lam-phat.jpg

Vì sao lại xảy ra lạm phát?

Nguyên nhân chính xảy ra chính là vì sự tăng trưởng kinh tế dẫn đến tăng cầu chi tiêu và tăng cung tiền tệ.

Lạm phát xảy ra như thế nào?


  • Tăng cung tiền tệ: khi kinh tế phát triển, chính phủ thường in thêm tiền để kích thích hoạt động kinh tế. Việc này làm tăng lượng tiền lưu thông dẫn đến tăng áp lực giá cả. Khi trong thị trường có nhiều tiền thì giá cả mọi thứ sẽ tăng theo.
  • Tăng cầu tiêu dùng: Khi thu nhập của người dân tăng lên, họ sẽ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn. Nhu cầu tăng sẽ kéo theo cung tăng và giá cả tăng theo.

Tác động của lạm phát

Tác động đến sản xuất

  • Giảm sức mua: Làm tăng giá cả, giảm sức mua của người tiêu dùng, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm, ảnh hưởng đến doanh nghiệp
  • Tăng giá thành sản xuất: Làm tăng giá nguyên liệu, tiền lương, các yếu tố sản xuất khác, khiến doanh nghiệp phải tăng giá để bù đắp, giảm lợi nhuận và khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất.
  • Giảm đầu tư: Làm suy giảm giá trị đầu tư, tạo ra sự không chắc chắn về lợi nhuận, khiến các nhà đầu tư trì hoãn hoặc hạn chế đầu tư
  • Suy giảm năng suất lao động: Gây ra sự không ổn định trong quá trình sản xuất, làm suy giảm năng suất lao động. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch và tối ưu hóa quá trình sản xuất, giảm hiệu suất và năng suất lao động.

Tác động đến tiêu dùng:

  • Giảm khả năng mua sắm: Làm tăng giá cả, giảm sức mua, người dân phải trả nhiều hơn cho các mặt hàng và dịch vụ hàng ngày, hạn chế khả năng mua sắm và tiếp cận, giảm chất lượng cuộc sống và làm suy giảm tiêu dùng.
  • Tăng áp lực tài chính: Làm gia tăng áp lực tài chính đối với người tiêu dùng, khiến họ gặp khó khăn trong việc đáp ứng chi phí cao hơn, gây ra căng thẳng tài chính và ảnh hưởng đến những người có thu nhập trung bình và thấp.
  • Giảm chất lượng sản phẩm: Doanh nghiệp áp lực giảm chi phí sản xuất, cung cấp sản phẩm chất lượng kém hơn để tăng lợi nhuận, ảnh hưởng đến sự hài lòng và niềm tin của người tiêu dùng.

Tác động đến tài chính:

  • Giảm giá trị đồng tiền: Lạm phát làm giảm giá trị đồng tiền, người dân mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn, gây ra sự mất giá trị của đồng tiền và làm suy giảm sức mua, dẫn đến sự không ổn định trong hệ thống tài chính.
  • Tăng lãi suất: Ngân hàng trung ương tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, bảo vệ giá trị tiền tệ, làm tăng chi phí vay và góp phần giảm sự khuyến khích đầu tư và vay mượn, ảnh hưởng đến hoạt động tài chính và đầu tư của các tổ chức và cá nhân.

Giải pháp xử lý đối với các cơ quan nhà nước


giai-quyet-lam-phat.jpg

  • Tăng lãi suất: Đây là biện pháp phổ biến nhất để kiểm soát lạm phát. Việc tăng lãi suất sẽ khiến cho việc vay mượn tiền trở nên đắt đỏ hơn, làm giảm lượng tiền lưu thông trong thị trường và giúp giảm tốc độ tăng giá
  • Hạn chế cho vay: Ngân hàng trung ương có thể áp dụng các biện pháp hạn chế cho vay để giảm lượng tiền cung cấp cho nền kinh tế.
  • Giảm chi tiêu ngân sách: Chính phủ, nhà nước có thể cắt giảm chi tiêu ngân sách để giảm lượng tiền được bơm vào thị trường.
  • Tăng thuế: Tăng thuế sẽ giúp chính phủ thu hút thêm tiền từ người dân và doanh nghiệp, qua đó giảm lượng tiền lưu thông.
  • Kiểm soát giá cả: Nhà nước có thể áp dụng các thông cáo ổn định giá cho một số mặt hàng thiết yếu.
  • Tăng cường sản xuất: Đẩy mạnh sản xuất trong nước để tăng số lượng hàng hoá và dịch vụ, giúp giảm áp lực lên giá cả.
  • Thúc đẩy xuất khẩu: Việc thúc đẩy xuất khẩu sẽ giúp thu hút thêm ngoại tệ, qua đó giúp giảm bớt áp lực lên tỷ giá hối đoái và góp phần kiểm soát lạm phát.
  • Nâng cao nhận thức người dân: Đẩy mạnh nhận thức của người dân về vấn đề lạm phát và các biện pháp phòng chống.

Lời kết

Hy vọng sau bài viết này Rabbit Care đã giúp bạn hiểu được cơ bản về lạm phát, nhờ đó có thể nhìn rõ hơn được lý do vì sao giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng dần theo thời gian, lý do vì sao nhà nước phải có các chính sách tăng lãi suất và đối trọng tài khoá.

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện hiệu suất và thu thập phân tích. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập chính sách cookie của chúng tôi