Chăm sóc tài chính

Tự do tài chính là gì? Cần làm gì để có thể nghỉ hưu sớm

Tác giả: Arthur

Arthur là một chuyên gia SEO với hơn 3 năm kinh nghiệm, hiện đang làm việc tại Rabbit Care. Nhiệm vụ chính của Arthur bao gồm đăng tải, theo dõi và cập nhật các bài viết về nhiều sản phẩm tài chính khác nhau như bảo hiểm nhân thọ và thẻ tín dụng tại thị trường Việt Nam. Nhờ vào kỹ năng SEO của mình, Arthur giúp người dùng tiếp cận được những thông tin hữu ích và mang lại cho công ty những nội dung chất lượng cao. Hãy khám phá các bài viết của Arthur để có những mẹo hay và kiến thức mạnh mẽ, giúp bạn phát triển bản thân nhé.

 
 
Published: Tháng sáu 7,2024

Trong thời đại nay, ai cũng mong được tự chủ về tài chính và không phải phụ thuộc vào người khác. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, cần phải có kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính hiệu quả cùng với ý chí và kiên nhẫn. 

Vậy tự do tài chính là gì? Làm sao để đạt được tự do tài chính? Hãy cùng Rabbit Care tìm hiểu qua bài viết dưới đây để giải đáp mọi thắc mắc và tìm ra con đường dẫn đến sự tự do tài chính nhé.

Tự do tài chính là gì
Tự do tài chính là gì

1. Thế nào là tự do tài chính?

Tự do tài chính là trạng thái khi bạn không còn lo lắng về tiền bạc, có đủ khả năng trang trải cuộc sống và tự do đưa ra các quyết định mà không bị ràng buộc bởi tài chính. Điều này không phụ thuộc vào trí thông minh hay độ tuổi, mà vào khả năng kiểm soát và quản lý tài chính của bạn. Nói đơn giản, đó là sự cân đối giữa thu nhập và chi tiêu, giúp bạn có một cuộc sống thoải mái mà không cần phải sở hữu biệt thự hay xe sang. 

Độc lập tài chính
Độc lập tài chính

Khi đạt được tự do tài chính, bạn có thể chi trả cho các nhu cầu hàng ngày và đưa ra các quyết định mà không phải lo lắng về tiền bạc. Người tự do tài chính là người có thu nhập ổn định, sống sung túc, không lo lắng về gánh nặng tài chính và không mắc nợ. Đó là lý do tại sao các thông tin về chủ đề này luôn thu hút sự chú ý và trở thành một ưu tiên hàng đầu, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.

=> Xem thêm cách lập kế hoạch tài chính cá nhân!

2. Vì sao cần phải đạt tự do tài chính?

Khi đã tự do tài chính trước tuổi 35, bạn có thể nghỉ hưu sớm mà không phải lo lắng về chi phí sinh hoạt. Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn cho bản thân, gia đình, sở thích và chăm sóc sức khỏe. Bạn sẽ có thời gian thực hiện những kế hoạch, ý tưởng cá nhân, theo đuổi đam mê hoặc đi du lịch khắp thế giới mà không phải lo lắng về KPI hay công việc. Tự chủ tài chính cũng giúp bạn tránh được những căng thẳng trong công việc và các vấn đề ngoài xã hội không cần thiết.

Có thời gian bên gia đình và cho bản thân
Có thời gian bên gia đình và cho bản thân

3. 7 cấp độ tự do tài chính theo Giant Sabrier

Grant Sabatier là một triệu phú khi mới 37 tuổi và là người tiên phong trong phong trào tự do tài chính và nghỉ hưu sớm (FIRE: Financial Independence, Retire Early). Ông cũng là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất thế giới năm 2019: “Tự do tài chính: Một cách chắc chắn để có được số tiền bạn cần”. Dưới đây là 7 cấp độ tự do tài chính mà Sabatier đã đề xuất.

Nguồn: Finhay

Cấp độ 1: Rõ ràng

Bạn không thể đến nơi mình muốn nếu không biết mình bắt đầu từ đâu. Vì vậy, ở cấp độ cơ bản nhất, bạn cần hiểu rõ về tài chính cá nhân của mình. Cụ thể, bạn cần biết mình có bao nhiêu tiền, nợ bao nhiêu và mục tiêu của mình là gì.

Cấp độ 2: Tự cấp

Ở cấp độ này, bạn phải tự chủ về tài chính, kiếm đủ tiền để trang trải chi phí sinh hoạt mà không cần sự giúp đỡ từ bất kỳ ai. Số tiền này có thể đến từ lương hoặc các khoản vay, miễn là bạn có thể tự xoay xở mà không cần hỗ trợ từ gia đình hay người thân.

Cấp độ 3: Thoải mái

Khi bạn đã làm chủ được chi phí sinh hoạt của mình và có một khoản tiết kiệm dành cho các mục tiêu như lập quỹ dự phòng hoặc đầu tư cho hưu trí, bạn đã đạt đến cấp độ 3. Sự thoải mái này không chỉ dựa trên số tiền bạn kiếm được mà còn là khả năng tiết kiệm một số tiền nhất định.

Cấp độ 4: Ổn định

Để đạt được mức 4, bạn cần trả hết các khoản nợ lãi suất cao và có quỹ khẩn cấp đủ để trang trải 6 tháng chi phí sinh hoạt. Quỹ khẩn cấp này giúp bạn đảm bảo tài chính không bị ảnh hưởng bởi những biến cố bất ngờ.

Cấp độ 5: Linh hoạt

Người tiết kiệm ít nhất 2 năm chi phí sinh hoạt là người đã chạm đến mức 5 – linh hoạt. Điều này không chỉ bao gồm tiền mặt mà còn là tiền trong tài khoản tiết kiệm và đầu tư có sẵn khi cần. Ở cấp độ này, bạn có thể nghỉ làm trong một khoảng thời gian để thư giãn và trẻ hóa mà không phải lo lắng về tài chính.

Cấp độ 6: Độc lập tài chính

Để đạt được điều này, bạn cần thay đổi suy nghĩ và tránh xa các định kiến truyền thống về tài chính cá nhân. Phần lớn thu nhập của bạn nên được đầu tư vào các nguồn thu nhập thụ động cho tương lai. Việc đầu tư vào bất động sản, vàng hay cổ phiếu phụ thuộc vào số tiền hiện có và lợi nhuận kỳ vọng của bạn.

Cấp độ 7: Của cải dồi dào

Những người ở cấp độ 7 có nhiều tiền hơn mức cần thiết. Tiền không còn là nỗi lo và không cần thiết cho sự sống còn của họ. Trong khi những người ở cấp độ 6 vẫn cần theo dõi danh mục đầu tư của họ, người ở cấp độ 7 đã đạt đến mức không cần phải suy nghĩ nhiều về tài chính nữa. 

Những người sống chủ yếu bằng tiền lương thường không có nhiều để tiết kiệm hay đầu tư khiến họ gặp khó khăn khi có biến cố xảy ra như mất việc làm hoặc gặp tình huống khẩn cấp. Theo Grant Sabatier, để vươn lên một tầm cao hơn, cần phải thay đổi thói quen tài chính và thái độ chung đối với tiền bạc.

4. Bao nhiêu tiền thì đạt tự do tài chính 

Bao nhiêu tiền để đạt tự do tài chính
Bao nhiêu tiền để đạt tự do tài chính

Mỗi người có ngưỡng tự do tài chính riêng biệt, không có con số cố định cho việc đạt được sự tự chủ về tài chính. Bởi mỗi người có nhu cầu khác nhau, từ những người có nhu cầu lớn đến những người ít chi tiêu hơn. Việc xác định rõ nhu cầu của bản thân là điều quan trọng để lập kế hoạch tự do tài chính, tính toán nguồn thu nhập và tiết kiệm để có cuộc sống thoải mái, dư giả.

Để đạt được tự do tài chính, bạn cần đảm bảo có đủ tiền để đáp ứng các loại chi phí sau đây:

  • Chi phí cho các nhu cầu cơ bản như sinh hoạt hàng ngày, ăn uống, và nhà ở.
  • Chi phí cho giải trí, giao lưu với bạn bè, và các sự kiện xã hội như cưới hỏi, ma chay, hoặc sinh nhật.
  • Chi phí dự phòng cho sự cố bất ngờ, bệnh tật, và các chi phí y tế.
  • Chi phí cho sở thích cá nhân và phát triển bản thân.

Một quy tắc phổ biến mà nhiều người áp dụng là quy tắc 4%. Theo quy tắc này:

Tổng số tiền cần để đạt được tự do tài chính = Chi phí sinh hoạt hàng năm của bạn x 25.

Ví dụ: Nếu chi phí sinh hoạt hàng tháng của bạn là 5 triệu, tức là cần 60 triệu mỗi năm. Vậy số tiền cần để đạt được tự do tài chính là 60 triệu x 25 = 1 tỷ 5 triệu

Với lãi suất lạm phát trung bình 4-5% mỗi năm, nếu bạn đầu tư 1 tỷ rưỡi (với lãi suất 7-8% mỗi năm) và chỉ chi tiêu 4% của số tiền này (tức là 60 triệu mỗi năm), bạn sẽ không cần phải làm việc để kiếm tiền thêm và vẫn duy trì được mức chi tiêu hàng năm mà không ảnh hưởng đến số tiền gốc 1,5 tỷ của bạn.

=> Tham khảo thêm cách tính giá trị tài sản ròng!

5. Các bí quyết đạt tự do tài chính của người thành công

  • Hiểu rõ tình hình tài chính của bản thân  

Tự do tài chính đến từ việc bạn luôn hiểu rõ mình đang ở đâu trong hành trình tài chính của mình. Bước đầu là phải tự mình tìm hiểu về tình hình tài chính hiện tại, bao gồm cả các khoản nợ và các chi phí cần phải chi trả.

  • Đặt mục tiêu tài chính  

Để đạt được tự do tài chính, việc đặt ra mục tiêu là rất quan trọng. Mục tiêu của bạn cần phải cụ thể, có thể đo lường, thực tế và phải có thời gian cụ thể theo tiêu chí SMART.

  • Theo dõi chi tiêu hàng ngày của bạn  

Con đường đến tự do tài chính yêu cầu bạn phải có trách nhiệm hơn với tiền của mình. Điều này đòi hỏi bạn phải theo dõi và ghi chép chi tiêu hàng ngày của mình vào một bảng kế hoạch tài chính cá nhân cuối mỗi tháng.

Bí quyết đạt tự do tài chính của người thành công
Bí quyết đạt tự do tài chính của người thành công
  • Trả tiền cho bản thân trước  

Hãy đầu tư vào tương lai của bạn ngay từ bây giờ để sẵn sàng đối mặt với bất kỳ thách thức nào có thể xảy ra. Điều này bao gồm việc chuyển một phần thu nhập vào các khoản tiết kiệm hoặc đầu tư như quỹ dự phòng, đồng thời ngăn ngừa việc chi tiêu không cần thiết.

  • Chi tiêu hợp lý    

Chi tiêu ít hơn không nhất thiết phải làm bạn sống khắc khổ. Thực tế, nó đồng nghĩa với việc sử dụng tiền của bạn một cách thông minh và sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày. Điều này có thể bao gồm việc nấu ăn tại nhà hoặc sử dụng các sản phẩm chất lượng và bền bỉ.

  • Luôn cầu tiến trong công việc 

Tinh thần cầu tiến sẽ đưa bạn đến gần hơn mục tiêu với thu nhập mong muốn và đồng thời tiến gần hơn đến sự tự do tài chính.

  • Tạo thêm nguồn thu nhập

Cố gắng có nhiều hơn một nguồn thu nhập là một phương pháp khuyến khích để đạt được tự do tài chính. Bạn có thể tìm kiếm các nguồn thu nhập bổ sung từ các công việc chủ động hoặc thụ động như sản xuất video YouTube, bán khóa học trực tuyến, hoặc sản xuất podcast.

  • Mua bảo hiểm 

Khi đối mặt với các sự kiện bất ngờ, bạn sẽ cần sử dụng tiền tiết kiệm để giải quyết tình hình và duy trì cuộc sống ổn định. Dù bạn có tích lũy được nhiều tiền đến đâu, nó cũng có thể biến mất trong một giây lát. Đó là lý do tại sao các tỷ phú trên thế giới thường mua bảo hiểm nhân thọ với số tiền rất lớn, lên đến hàng triệu hoặc trăm triệu đô la. Vì họ nhận ra rằng trong trường hợp gặp rủi ro như bệnh tật hoặc tai nạn, tài sản của họ có thể bị suy giảm hoặc thậm chí mất hẳn dẫn đến nguy cơ phá sản hoặc mất nguồn thu nhập. Bảo hiểm nhân thọ có thể cung cấp số tiền bồi thường để giúp họ vượt qua khó khăn hoặc trả nợ ngân hàng. Vì vậy, việc mua bảo hiểm nên được xem xét là một phần quan trọng của kế hoạch tài chính để đảm bảo sự an toàn và ổn định.

6. Các số tiền nên tiết kiệm được ở các độ tuổi 30, 40, 50, 60

Ở mỗi độ tuổi, việc có một khoản tài sản nhất định để đảm bảo tương lai là cần thiết. Con số này có thể khác nhau tùy thuộc vào tình hình tài chính và thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, có một số chỉ mục tham khảo dưới đây có thể giúp bạn điều chỉnh kế hoạch tiết kiệm cho tương lai từ bây giờ.

  • 30 tuổi: Đẩy mạnh kiếm tiền và tiết kiệm

Ở tuổi này, một mục tiêu hợp lý là phải có ít nhất một nửa thu nhập hàng năm làm tiền tiết kiệm. Số tiền tiết kiệm này cần tăng dần theo thời gian để đảm bảo ổn định tài chính trong tương lai.

  • 40 tuổi: Tăng cường tiết kiệm trong giai đoạn ổn định

Tuổi 40 là thời điểm để tăng cường tiết kiệm, vì trong giai đoạn này, tài sản không tăng nhanh như trước. Một mục tiêu hợp lý là có ít nhất ba lần thu nhập hàng năm làm tiền tiết kiệm.

  • 50 tuổi: Tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đầu tư

Ở tuổi 50, trước khi đầu tư, cần xem xét kỹ lưỡng khả năng tài chính và tìm hiểu kỹ lưỡng về các lựa chọn. Đồng thời, cần có một quỹ dự phòng khẩn cấp để đối phó với rủi ro tài chính.

  • 60 tuổi: Tận hưởng cuộc sống với thành quả tiết kiệm

Ở tuổi 60, số tiền tiết kiệm nên gấp từ 8 đến 11 lần thu nhập hàng năm, để đảm bảo một cuộc sống hưng phấn và an nhàn trong giai đoạn nghỉ hưu.

Số tiền bạn nên có ở độ tuổi 30, 40, 50, 60
Số tiền bạn nên có ở độ tuổi 30, 40, 50, 60

7. Lời kết

Như vậy, Rabbit Care đã giới thiệu cho các bạn bí quyết đạt tự do tài chính. Đây là một con đường dài, cần sự cẩn thận, kiên nhẫn đặc biệt là kỷ luật với kế hoạch bạn đã đề ra. Tuân thủ theo mục tiêu bạn đã đặt sẽ giúp bạn đạt được cột mốc tài chính bạn mong muốn. Rabbit Care chúc các bạn có thể đạt được độc lập tài chính sớm nhé! Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo qua các sản phẩm bảo hiểm để đầu tư cho tương lai của bạn nhé!